Dấu hiệu đau bụng dưới bạn không nên bỏ qua
Nội dung bài viết
Đau bụng dưới có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân. Hầu hết, các cơn đau bụng được xem là vô hại như đầy hơi hay khó tiêu. Tuy nhiên, dấu hiệu đau bụng dưới này có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết sau đây, ThS.BS. Trần Quốc Phong sẽ cung cấp một số thông tin đến bạn đọc về đau bụng dưới.
Đau bụng dưới là gì?
Đau bụng dưới là chứng bệnh thường gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ hay bị đau nhiều hơn, bởi vùng bụng là nơi tập trung các cơ quan sinh sản (phần phụ) của nữ giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới, đây cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần chú ý theo dõi để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu đau bụng dưới
Triệu chứng đau bụng dưới do nguyên nhân liên quan đến vấn đề tiêu hóa:
- Đi ngoài có máu.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Có cảm giác buồn nôn.
- Bụng căng tức, khó chịu.
- Đầy hơi, khó tiêu.
Một số dấu hiệu khác xuất hiện toàn thân đi kèm với đau bụng dưới:
- Đau khi sinh hoạt tình dục.
- Sốt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Nhức mỏi.
- Co thắt cơ.
- Tiểu buốt, tiểu rát.
Ngoài những triệu chứng phổ biến thường gặp, có một số triệu chứng nghiêm trọng kèm với tình trạng đau bụng dưới mà bạn không nên chủ quan:
- Tim đập nhanh.
- Nôn ra máu.
- Chảy máu khi mang thai.
- Mất ý thức.
- Sốt cao trên 38 độ.
- Trực tràng chảy máu.
- Bất tỉnh hoặc không phản ứng.
- Phân có máu.
Nguyên nhân đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể là một bệnh cấp tính hay mãn tính tùy thuộc vào tác nhân và vị trí gây bệnh.
Một số nguyên nhân có thể làm xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới:
- IBD: những tình trạng mãn tính này khiến ruột bị viêm. IBD là một thuật ngữ chung để chỉ bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Táo bón: xảy ra khi phân bị ứ lại trong ruột của bạn.
- Nhiễm trùng tiểu: có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Sỏi thận: gây ra cơn đau buốt bắt đầu ở lưng hoặc bên thường di chuyển xuống bụng dưới. Cơn đau này có thể đến và đi khi cơ thể cố gắng tống sỏi thận ra ngoài.
- Hội chứng ruột kích thích: tình trạng này có thể gây co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đau bụng kinh: chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau quặn thắt ở các cơ vùng bụng dưới.
- Thai ngoài tử cung: có thể gây đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc một bên.
- Sinh non: xảy ra khi người bệnh chuyển dạ ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Những người chuyển dạ sinh non có thể bị co thắt và chuột rút.
Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng dưới bạn không nên bỏ qua
Chẩn đoán các dấu hiệu đau bụng dưới
Nếu cơn đau bụng của bạn dường như không phải là nguyên nhân của chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, còn kèm theo các dấu hiệu đau bụng dưới khác và ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe và hỏi về các triệu chứng của bạn một cách chi tiết. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành khám phụ khoa hoặc trực tràng trong đau bụng dưới.
Để dễ dàng loại trừ nguyên nhân gây đau bụng của bạn, các sĩ còn có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu.
- Chụp CT.
- Nếu bạn đang mang thai, siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ưu tiên để đánh giá cơn đau bụng không rõ nguyên nhân.
Xem thêm: Đau bụng dưới rốn là bệnh gì? Bạn đã biết chưa?
Điều trị đau bụng dưới
Điều trị đau bụng dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với những cơn đau bụng nhẹ do khí bị mắc kẹt hoặc chứng khó tiêu, những cách sau có thể giúp giảm đau:2
- Sử dụng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen.
- Tắm nước ấm.
- Uống nhiều nước lọc.
- Sử dụng túi chườm nóng, có thể thay thế bằng khăn hay chai thủy tinh.
- Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống khoa học, vận động, nghỉ ngơi hợp lý.
- Hạn chế sử dụng cà phê, trà và rượu.
Một tình trạng cấp cứu hầu như luôn phải phẫu thuật càng sớm càng tốt là viêm ruột thừa. Nếu không sẽ dẫn đến kết quả ruột thừa có thể vỡ ra và gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng và đe dọa tính mạng.
Phòng ngừa đau bụng dưới
Cơn đau bụng dưới ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tránh sự phiền phức này tốt nhất bạn nên có một số phương pháp phòng ngừa như sau:
- Uống nhiều nước: giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Đặc biệt những trường hợp bị nôn mửa hay tiêu chảy, cần bổ sung nước để bù lại lượng nước bị mất.
- Yoga: đây không chỉ là bộ môn tăng tính dẻo dai, đẩy lùi lão hóa mà còn giúp giảm đau bụng dưới.
- Thiền: kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và chỉ cần dành ít nhất 10 phút mỗi ngày. Phương pháp này giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau bụng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn uống khoa học đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng.
- Hạn chế chất kích thích: rượu, bia, hút thuốc lá, đồ ăn cay nóng,…
- Mát – xa: mang lại cảm giác thoải mái cho một số người bị đau bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu.
Bài viết trên gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích đối với tình trạng đau bụng dưới. Nếu bạn xuất hiện bất cứ 1 trong số các dấu hiệu đau bụng dưới kèm theo nhiều triệu chứng, bạn cần quan tâm, chú trọng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.