Làm sao để khuyến khích trẻ tự lập hơn?
Nội dung bài viết
Nhiều trẻ tự nhiên phát triển đến giai đoạn tự sống độc lập. Nhưng một số trẻ thì ngược lại. Chúng thích ở gần cha mẹ hơn. Thay vì có thể giải quyết tình huống một mình. Một đứa trẻ tự lập sẽ cảm thấy tự tin vào khả năng giải quyết công việc. Tự chủ động và biết cách đưa ra quyết định. Cách bạn cư xử với con và khuyến khích sự tự lập của trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc con cảm thấy thoải mái khi không có bố mẹ thay trẻ làm việc.
Tự lập ở trẻ
Tự lập hơn trong những việc đơn giản hằng ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ là một phần quan trọng và tự nhiên của quá trình trưởng thành. Và một trong những cuộc tranh luận giữa các bậc cha mẹ là thời điểm thích hợp để dạy trẻ tự lập. Trẻ em có thể được khuyến khích để tự lập và có trách nhiệm với nhiều trải nghiệm khác nhau.
Đi chơi ở công viên công cộng hoặc tự đi bộ đến trường khi 6 tuổi. Đó có thể là điều mà một số cha mẹ muốn khuyến khích con cái của họ. Nhưng không phải là điều được tất cả các bậc cha mẹ ủng hộ. Đây không phải là cách duy nhất bạn có thể dạy trẻ trở nên tự lập. Những gia đình sống ở thành phố đông đúc, sẽ không phù hợp cho một đứa trẻ 6 tuổi tự đi bộ đến trường. Vậy nên, bạn hãy cùng Youmed tìm hiểu một số cách cha mẹ có thể khuyến khích sự tự lập ở trẻ em trong độ tuổi đi học.
Xem thêm: Thói quen xấu ở trẻ: Cha mẹ cần lưu ý để sửa từ khi còn nhỏ!
Cha mẹ cần chuẩn bị gì để giúp trẻ tự lập?
Tạo một mái ấm an toàn và yêu thương
Phải giúp con bạn nhận ra trẻ đang sống trong một gia đình đầy tình yêu thương và sự an toàn lẫn tôn trọng. Đó sẽ là nơi hỗ trợ cho những nỗ lực của con bạn khi bắt đầu một thói quen mới. Nếu một đứa trẻ không cảm thấy an toàn và được yêu thương, chúng có thể tránh chấp nhận những rủi ro cần thiết để trở nên tự lập.
Đặt ranh giới an toàn
Đặt ranh giới và dạy con bạn sự an toàn cơ bản. Mục đích giúp bạn cảm thấy yên tâm khi trẻ có những hành động tự lập. Cha mẹ thường ngăn cản để trẻ tự lập vì sợ hãi và lo lắng. Ví dụ, con bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thực hiện việc tự lập nếu bạn lo ngại không cho phép trẻ chơi một mình bên ngoài. Hoặc đi bộ sang nhà hàng xóm một mình. Dạy con cách quan sát xung quanh. Ở trong một khu vực nhất định, không chạy lung tung. Và vào trong nhà nếu có điều gì đáng ngờ xảy ra. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và cho phép trẻ nhiều cơ hội được tự lập hơn.
Dạy trẻ những kĩ năng cơ bản để tự lập
Hướng dẫn con bạn kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Chẳng hạn như tự mình tắm, tự đánh răng. Thậm chí học cách chuẩn bị bữa ăn. Khi trẻ thành thạo những kỹ năng cơ bản đó, chúng sẽ có nền tảng để bắt đầu các nhiệm vụ phức tạp hơn. Một đứa trẻ học cách tự lo cho mình ở nhà có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tự chăm sóc mình ở nhà bạn bè.
Hỗ trợ khi con học một nhiệm vụ mới mà không làm mọi thứ cho trẻ. Khi con bạn học cách thắt dây giày, hãy để trẻ theo dõi từng bước khi bạn buộc dây giày. Đưa ra những gợi ý bằng lời nói để trẻ thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Sự tự lập của trẻ ngày càng tăng khi bạn làm cho ngôi nhà trở nên thân thiện hơn. Lắp các móc treo tường thấp để trẻ có thể tự treo áo khoác và cặp sách. Hoặc đặt tủ thấp để trẻ cất đồ chơi và vật dụng của mình. Đó là một vài cách giúp trẻ tự lập ngay từ khi rất nhỏ.
Cho phép trẻ phạm lỗi
Việc xảy ra rủi ro và thất bại khi bắt đầu một điều gì mới là hoàn toàn bình thường. Vậy nên, đừng la mắng hay phán xét trẻ khi phạm sai lầm. Để trẻ tự rót sữa bất chấp khả năng làm đổ ra ngoài hay vỡ ly. Dù nguy cơ này có xảy ra, hãy bình tĩnh và giúp con bạn dọn dẹp thay vì la mắng hoặc tức giận.
Một số cách dạy trẻ tự lập
Chịu trách nhiệm về một số công việc gia đình
Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ đáng tin cậy cũng như khả năng tập trung của trẻ, con bạn có thể đảm đương một vài việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Từ quét sân, lau bàn đến rửa bát. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể giúp dọn bàn và dọn dẹp phòng của chúng. Công việc nhà không chỉ mang lại cho trẻ tinh thần trách nhiệm. Chúng còn có thể giúp tăng thêm sự tự tin khi trẻ thấy rằng bản thân có ích với gia đình.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho con mình là giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi vào bếp. Cùng mẹ chuẩn bị những bữa ăn đơn giản. Lên danh sách đồ cần mua sắm và nấu ăn cùng nhau là những cách tuyệt vời để dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để gia đình dành thời gian bên nhau.
Trẻ em thường chia sẻ những điều về bản thân và những gì đang diễn ra trong cuộc sống của chúng trong các hoạt động bình thường như mua sắm, nấu nướng hoặc ăn uống cùng nhau. Đó là một trong những lý do tại sao chỉ cần ăn tối cùng nhau đã có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Ví dụ như kết quả học tập tốt hơn, giảm nguy cơ béo phì hay tỷ lệ sử dụng chất kích thích và trầm cảm. Để con bạn giúp đỡ, sau đó là thậm chí thỉnh thoảng phụ trách các bữa ăn gia đình và đồ ăn nhẹ là một cách quan trọng để dạy trẻ tự lập hơn.
Chăm sóc em nhỏ giúp trẻ tự lập sớm hơn
Chăm sóc em nhỏ là một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ có trách nhiệm và trưởng thành. Mỗi gia đình có thể chọn nhiều hình thức “trông trẻ” phù hợp với độ tuổi của con mình. Đôi khi đơn giản là cho chị gái 9 tuổi phụ trách việc đọc sách. Hoặc chơi trò chơi với em gái 4 tuổi. Và có đứa lớn khoảng 16 tuổi ở bên cạnh. Những cha mẹ khác có thể quyết định việc để đứa trẻ 10 tuổi ở với em gái 7 tuổi trong lúc họ đến cửa hàng vài phút. Tin tưởng một đứa trẻ lớn hơn đủ khả năng chăm sóc những đứa em là một cách tuyệt vời để dạy trẻ không chỉ tự lập mà còn có trách nhiệm hơn.
Để trẻ tự chơi với bạn mà không có sự giám sát của cha mẹ
Khi trẻ lớn hơn, chúng thường dành nhiều thời gian bên ngoài hơn. Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể tham dự nhiều bữa tiệc sinh nhật mà cha mẹ không đi cùng. Chúng sẽ đến nhà bạn bè để chơi một mình. Với sự giám sát ít chặt chẽ hơn của cha mẹ. Trẻ có thể tự quyết định những trò chơi mà chúng sẽ chơi. Và tự giải quyết mọi xung đột. Nếu con bạn vẫn còn nhút nhát và cảm thấy chưa sẵn sàng, hãy tìm cách hỗ trợ và tiếp tục cố gắng cho trẻ cơ hội lần nữa.
Làm công việc tình nguyện tại địa phương giúp trẻ tự lập tốt hơn
Khi trẻ giúp đỡ người khác, chúng học cách suy nghĩ về những điều xảy ra ở thế giới bên ngoài. Đó là một bước quan trọng để trưởng thành. Một lợi ích khác khi để trẻ em làm tình nguyện viên, cho dù đó là giúp đỡ một cụ hàng xóm lớn tuổi qua đường. Hay phát bánh mì cho những gia đình khó khăn tại nhà thờ …, là con bạn sẽ ít hư hỏng, trở thành những người tốt bụng và đồng cảm hơn khi chúng lớn lên.
Tự sắp xếp thời gian học bài
Bạn có thể hướng dẫn học sinh lớp 1 sắp xếp thời gian làm bài tập về nhà và ôn các bài kiểm tra. Đưa cho con bạn một cuốn lịch và tập cho trẻ thói quen viết ra những sự kiện quan trọng cần nhớ. Khi lớn hơn, trẻ sẽ dần tự giác hơn trong việc theo dõi những điều quan trọng. Như lịch khám với bác sĩ, ngày đi chơi, tiệc sinh nhật của bạn bè, buổi biểu diễn, v.v. Một đứa trẻ tự lập sẽ dựa vào chính mình chứ không phải tìm đến cha mẹ để biết mình cần phải làm gì và cần đi đâu.
Học cách trở thành người suy nghĩ độc lập
Tập cho con bạn thói quen suy nghĩ về mọi thứ và hình thành ý kiến của riêng mình. Từ các sự kiện thời sự, cột mốc lịch sử đến những câu chuyện hằng ngày. Cha mẹ có thể nói về các sự kiện tin tức trong bữa ăn tối. Hoặc thảo luận trong những chuyến vui chơi. Khuyến khích trẻ nói cho bạn biết trẻ nghĩ như thế nào về các vấn đề. Khi bạn thực sự lắng nghe con mình, bạn đang cho con thấy rằng ý kiến của con rất quan trọng đối với bạn. Và những ý kiến và suy nghĩ của con có giá trị đối với cha mẹ.
Ở trẻ nhỏ hơn bạn có thể giúp đưa ra ý kiến về sự lựa chọn trong quá trình hoạt động hàng ngày. Bằng cách đặt câu hỏi khi kể chuyện cho trẻ hay giả định những tình huống để trẻ xử trí. Trao cho con bạn quyền ra quyết định sẽ khuyến khích sự tự lập của trẻ. Ví dụ như lựa chọn quần áo, đồ ăn nhẹ, hoạt động vui chơi và mời ai đến bữa tiệc sinh nhật của mình.
Tìm sở thích của riêng mình cũng là một cách giúp trẻ tự lập
Điều quan trọng là trẻ em phải biết rằng không phải mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng đều phải lấp kín bởi các hoạt động theo lịch trình. Trẻ cần học cách tìm ra những thứ mà chúng quan tâm. Từ đó dành thời gian cho những thứ chúng thích.
Khi trẻ thấy rằng chúng có những sở thích riêng, chẳng hạn như tập yoga, đi dạo với bạn bè, xem phim … trẻ cũng sẽ hiểu rằng cha mẹ cũng giống như trẻ, sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Vậy nên, không phải lúc nào cha mẹ cũng dành thời gian để chơi hay giải quyết vấn đề cùng trẻ.
Xem thêm: Dạy trẻ cư xử ở nơi công cộng : Có phải là thử thách với cha mẹ?
Bằng cách cho con bạn thấy rằng sự tự lập là một điều tích cực cho cả cha mẹ và con cái và hỗ trợ để trẻ cần thêm động lực để tự làm mọi việc, bạn đang tạo cơ hội cho trẻ ngày càng tự lập và trưởng thành hơn. Với sự tự tin của bản thân và tình yêu của các thành viên trong gia đình. Hãy để trẻ lớn lên trong sự bao bọc lẫn những sai phạm có ích nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
How to Encourage Independence in Your Childhttps://www.verywellfamily.com/encourage-independence-in-your-child-620721
Ngày tham khảo: 17/10/2020
-
How to Encourage a Child to be More Independenthttps://www.education.gov.gy/web/index.php/parenting-tips/item/1932-how-to-encourage-a-child-to-be-more-independent
Ngày tham khảo: 17/10/2020