YouMed

Cùng bác sĩ hiểu đúng về chứng mộng du

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Mộng du là một loại rối loạn giấc ngủ ít gặp nhưng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Người bị mộng du thường không thể tự nhận biết được, họ chỉ biết khi được người khác vô tình phát hiện. Vậy mộng du là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang tìm ra câu trả lời qua bài viết sau.

Mộng du là gì?

Một người thực hiện những hành vi, hoạt động khác khi đang trong trạng thái ngủ, gọi là mộng du. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu sau 1 – 2 giờ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ 1 – 5 tuổi, và hầu hết trẻ trong độ tuổi này từng trải qua ít nhất một lần mộng du. Tuy nhiên, bệnh thường chấm dứt khi trẻ đến tuổi dậy thì, nhưng một phần nhỏ có thể vẫn tiếp diễn cho tới khi trẻ lớn hơn.

Tình trạng này không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu sự bất thường về tình trạng sức khỏe. Song, việc này có thể là biểu hiện của một vấn đề rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn. Điều quan trọng, cần phát hiện bệnh sớm, phân độ bệnh và có hướng xử trí phù hợp.1 Vậy nhận diện người mắc bệnh như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo.

Xem thêm: Trẻ bị mộng du có nguy hiểm không và cách xử trí như thế nào?

Những triệu chứng xảy ra trong cơn mộng du

Người mắc bệnh thường có những hành vi khác lạ vào ban đêm sau khi đã ngủ say. Các triệu chứng thường ít khi xuất hiện vào giấc ngủ trưa hay các giấc ngủ ngắn ban ngày. Các cơn có thể xảy ra nhiều lần trong đêm hoặc chỉ một vài lần. Song, mỗi cơn thường chỉ kéo dài vài phút. Người mắc bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Ra khỏi giường và đi lang thang.
  • Ngồi trên giường và mở mắt.
  • Mắt thẫn thờ, nhìn hư vô.
  • Không phản ứng hay trả lời người khác.
  • Khó đánh thức trong cơn.
  • Mất định hướng hay lú lẫn nhẹ sau khi ngủ dậy.
  • Không nhớ các sự việc xảy ra trong cơn.
  • La hét, hoảng loạn trong cơn.2
Người mắc chứng mộng du thường đi lại khi đang ngủ
Người mắc chứng mộng du thường đi lại khi đang ngủ

Đây là những hành vi bất thường nhưng không gây nguy hiểm đối với người bị mộng du. Tuy nhiên, nhiều khi người mắc bệnh có thể làm những công việc như:

  • Thay quần áo, nói chuyện, hay ăn uống.
  • Ra khỏi nhà.
  • Lái xe.
  • Làm những hoạt động bất thường như tiểu tiện trong tủ quần áo.
  • Tự làm bản thân bị thương như té cầu thang hay nhảy khỏi cửa sổ.
  • Có hành vi bạo lực gây thương tích cho bản thân và người xung quanh.

Những triệu chứng trên đặc biệt cần lưu ý vì nó gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh và những người xung quanh. Đối với những ai có các vấn đề trên, cần gặp bác sĩ sớm để được can thiệp kịp thời. Bệnh xảy ra thường xuyên, với các mức độ tăng dần là dấu hiệu cảnh báo cần ghi nhận và phải có biện pháp kiểm soát thích hợp. Ví dụ một người mắc mộng du trước đây không có hành vi bạo lực trong cơn, nhưng gần đây lại xuất hiện. Vì thế, bệnh sẽ không nguy hiểm trừ khi người bệnh có các triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây mộng du

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chúng là những yếu tố thúc đẩy xảy ra cơn mộng du. Nhưng dù là lý do gì, đa phần bệnh sẽ tự hết khi trẻ lớn, các biểu hiện sẽ không còn. Sau đây là những lý do thường gặp ở người mắc mộng du:1

  • Ngủ không đủ giấc.
  • Stress, căng thẳng hay lo lắng quá độ.
  • Sốt cao do bệnh nhiễm trùng, thường thấy ở trẻ em.
  • Uống nhiều rượu.
  • Sử dụng thuốc – một số thuốc hướng thần dễ kích thích cơn mộng du.
  • Bị giật mình bởi tiếng động, ánh sáng, động chạm khi đang ngủ say.
  • Thức dậy giữa đêm trong giấc ngủ say.
  • Nguyên nhân bệnh lý thực thể: Trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chân không yên, hội chứng ngưng thở khi ngủ.2
Thường xuyên căng thẳng và áp lực có thể gây ra tình trạng mộng du
Thường xuyên căng thẳng và áp lực có thể gây ra tình trạng mộng du

Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người có các vấn đề trên đều bị mộng du. Bệnh có xu hướng xảy ra trên những đối tượng có những yếu tố nguy cơ như:

  • Tiền căn gia đình có người mắc mộng du. Trong gia đình có thể có nhiều thành viên cùng mắc bệnh.
  • Trẻ nhỏ thường dễ bị hơn. Song, nếu bệnh gặp ở trẻ lớn hơn hay người lớn, cần chú ý tìm kiếm những nguyên nhân gây ra.2

Tìm hiểu nguyên nhân là điều rất cần thiết, vì nó có thể giúp bệnh được chữa hết sau khi điều trị ổn định bệnh nguyên. Ngoài ra, theo dõi và kiểm soát người bệnh trong cơn cũng cần được chú ý.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm giảm stress hiệu quả mà bạn cần biết

Cần làm gì khi gặp người bị mộng du?

Nguyên tắc ưu tiên khi tiếp cận một người đang mộng du là quan sát và đảm bảo an toàn cho họ.1

Quan sát

Ghi nhận lại những hành động mà người bệnh thực hiện, thời gian cơn, tần suất xảy ra cơn. Các triệu chứng bất thường khác như la hét, mở mắt, lú lẫn, nói chuyện,… cũng cần phải lưu lại. Nếu cần gặp bác sĩ, những thông tin này rất quan trọng để định hướng điều trị phù hợp. Không nên đánh thức người bệnh khi đang trong cơn mộng du; trong trường hợp cần thiết, nhẹ nhàng hướng dẫn họ quay lại giường ngủ.

Đảm bảo an toàn cho người bệnh

Giữ cho người bệnh một môi trường ngủ an toàn, thoải mái, tránh các yếu tố gây nhiễu hay có hại cho giấc ngủ. Một số biện pháp như sau:

  • Dọn dẹp phòng ngăn nắp, tránh bừa bộn tạo vật cản khi người bệnh đi lại.
  • Khóa chặt cửa chính, cửa sổ và cửa cầu thang, tránh đi ra ngoài.
  • Nếu ngủ giường tầng, không nằm tầng cao.
  • Phụ huynh hay người trông trẻ nên định kỳ kiểm tra trẻ ban đêm.
Kiểm tra trẻ vào ban đêm giúp tránh tình trạng trẻ bị mộng du gây nguy hiểm cho bản thân
Kiểm tra trẻ vào ban đêm giúp tránh tình trạng trẻ bị mộng du gây nguy hiểm cho bản thân

Mộng du là vấn đề không thường gặp, nhưng người mắc có thể có những triệu chứng gây nguy hiểm cho bản thân hoặc gia đình. Vì vậy, khi có những triệu chứng nguy hiểm kể trên, cần đưa người mắc đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng mộng du. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sleepwalkinghttps://www.nhs.uk/conditions/sleepwalking/

    Ngày tham khảo: 24/11/2021

  2. Sleepwalkinghttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/symptoms-causes/syc-20353506

    Ngày tham khảo: 24/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người