Viên uống bổ sung vitamin B Nat B là gì? Có tốt không?
Nội dung bài viết
Vitamin là một trong những nhân tố quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Mỗi một loại vitamin khác nhau sẽ có công dụng riêng biệt và không thể thiếu với bất kì ai. Trong số đó, vitamin nhóm B rất cần cho quá trình trao đổi chất và cơ thể không thể tự sản xuất được. Bên cạnh lấy từ nguồn thức ăn, chúng ta có thể bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Viên uống Nat B là một lựa chọn phù hợp. Chúng ta hãy cùng Dược sĩ Phan Tiểu Long tìm hiểu thêm về sản phẩm này nhé!
Nat B là sản phẩm gì?
Nat B là một sản phẩm của công ty Mega Lifesciences Public Company Limited, chứa hàm lượng cao vitamin nhóm B. Nat B dùng để điều trị chứng thiếu vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, sản phẩm hỗ trợ chức năng duy trì sức khỏe khi nhu cầu sử dụng Vitamin nhóm B tăng như trong trường hợp phẫu thuật, stress, đau ốm, nghiện rượu.
Thành phần của Nat B
Mỗi viên nang mềm Nat B có chứa:
- Vitamin B1 (Thiamine mononitrate): 50 mg.
- Vitamin B2 (Riboflavin): 50 mg.
- Vitamin B3 (Nicotinamide): 50 mg.
- Vitamin B5 (Calci patothenate): 50 mg.
- Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride): 50 mg.
- Vitamin B7 (Biotin): 50 mcg.
- Vitamin B9 (Acid folic): 100 mcg.
- Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 50 mcg.
- Choline bitartrate: 50 mg.
- Inositol: 50 mg.
Phụ liệu: Soybean oil, Vegetable parial hydrogenated, beewax white, lecithin LV, glycerin, gelatin, nước tinh khiết, titanium dioxide, FD & C Red no.40 (770).
Công dụng từng thành phần
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng cụ thể của các vitamin nhóm B này nhé.
Vitamin B1
Vitamin B1 là loại vitamin mà cơ thể bạn cần để tăng trưởng, phát triển và đảm nhận vai trò quan trọng với chức năng tế bào. Vitamin này chuyển hóa thức ăn thành năng lượng do nó tạo ra adenosine triphosphate (ATP) – một phân tử vận chuyển năng lượng bên trong tế bào. Giống như các vitamin B khác, vitamin B1 tan trong nước và không được lưu trữ trong cơ thể của bạn. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung nó thường xuyên. Trên thực tế, cơ thể bạn chỉ có thể dự trữ lượng Vitamin B1 trong khoảng 20 ngày tại bất kỳ thời điểm nào. May mắn thay, vitamin B1 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như cơm trắng, mì, trứng, ngũ cốc ăn sáng, thịt lợn, cá hồi, đậu đen, sữa chua ngô,..1
Vitamin B2
Vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin, có trong một số loại thực phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, cá hồi, cá ngừ, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc, lúa mì,… Vitamin B2 hỗ trợ cơ thể tạo các tế bào hồng cầu và các chức năng tế bào khác giúp tạo ra năng lượng. Riboflavin còn giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và làn da của bạn trông rạng rỡ và tươi mới.2
Vitamin B3 (Nicotinamide)
Cơ thể chuyển đổi vitamin B3 thành một coenzyme được gọi là nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). NAD góp phần trong 400 phản ứng enzym khác nhau trong cơ thể, đứng đầu trong số các loại coenzym có nguồn gốc từ vitamin. Các enzym này giúp: thay đổi năng lượng trong carbohydrate, chất béo và protein thành một dạng mà cơ thể có thể sử dụng các quá trình trao đổi chất trong tế bào của cơ thể để giao tiếp giữa các tế bào biểu hiện DNA trong tế bào. Vitamin B3 có trong thịt gia cầm và cá, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc.3
Vitamin B5
Acid pantothenic cần thiết cho cơ thể để tạo ra coenzyme, protein và chất béo mới. Các tế bào hồng cầu mang acid pantothenic đi khắp cơ thể để góp phần trong nhiều quá trình tạo năng lượng và trao đổi chất. Vitamin B5 có nhiều trong gan bò, nấm đông cô, gà, cá ngừ, bơ, ngũ cốc ăn sáng.3
Vitamin B6
Vitamin B6 hay có thể bắt gặp dưới tên gọi Pyridoxine, góp mặt trong hơn 100 phản ứng enzym. Cơ thể cần vitamin B6 để chuyển hóa axit amin phá vỡ carbohydrate và chất béo, giúp phát triển chức năng miễn dịch của não. Thực phẩm có vitamin B6 là: nội tạng động vật, đậu xanh, cá ngừ, cá hồi, gia cầm, ngũ cốc.3
Acid folic (Vitamin B9)
Acid folic cần thiết cho: sự sao chép DNA, quá trình trao đổi chất vitamin và các axit amin, hỗ trợ phân chia tế bào thích hợp. Thực phẩm chứ vitamin B9 gồm: rau lá xanh đậm, gan bò, bơ, đu đủ, nước cam, trứng, đậu.3
Vitamin B12
Vitamin B12 chứa khoáng chất cobal nên bạn có thể bắt gặp tên khác là “cobalamin”. Cơ thể sử dụng vitamin B12 để: sản xuất ra các tế bào hồng cầu mới, tổng hợp DNA, hỗ trợ chức năng não và thần kinh, chuyển hóa chất béo và protein. Vitamin B12 có mặt trong: sò, gan bò, cá hồi, thịt bò, sữa và sữa chua.3
Công dụng của Nat B
Chỉ định của sản phẩm được dùng trong các trường hợp sau:
- Người bị thiếu vitamin nhóm B cần được bổ sung.
- Hỗ trợ trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vitamin B tăng như: sau phẫu thuật, đau ốm, stress, nghiện rượu.
Nat B có giá là bao nhiêu?
Sản phẩm có giá trên thị trường là 170.000 VNĐ/hộp 30 viên. Giá có thể thay đổi tùy theo nơi bán và chương trình khuyến mãi.
Nat B có thật sự tốt không?
Viên uống Nat B có chứa 8 loại vitamin B thiết yếu (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12) cho tác dụng toàn diện, đầy đủ, đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe.
Sản phẩm có bổ sung thêm 2 loại đó là Choline và Inositol. Cholin tác động đến chức năng gan, phát triển não khỏe mạnh, vận động cơ bắp, hệ thần kinh và sự trao đổi chất. Inositol có lợi ích cho thần kinh.4 5
Ưu điểm của Nat B là bào chế dạng viên nang mềm thế nên hoạt chất được rã nhanh, hấp thu nhanh vào máu, sinh khả dụng cao gấp 50 lần viên nén. Sản phẩm đem tới hiệu quả cao, không tạo khí cacbonic hạn chế kích ứng dạ dày, không gây sỏi thận, tăng huyết áp, không có mùi khó chịu gây khó uống.
Đối tượng sử dụng Nat B
Nat B phù hợp cho những đối tượng sau:
- Người ăn chay, ăn kiêng, thường hay bị thiếu các vitamin nhóm B.
- Người hay bị stress như nhân viên văn phòng chịu áp lực cao. Sản phẩm giúp tư duy tích cực, tăng hiệu suất công việc.
- Người hay uống rượu bia.
- Người cần cải thiện trí nhớ, tăng cường sức khỏe não bộ như người già.
- Người sau phẫu thuật, sau bệnh cần phục hồi.
Cách dùng Nat B như thế nào?
Người lớn dùng 1 viên/ngày, có thể uống trong bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều dùng có thể thay đổi để phù hợp với thể trạng hoặc bệnh của từng cá nhân. Bạn nên tham khảo bác sĩ để cá nhân hóa liều dùng thích hợp cho bản thân.
Các đối tượng không nên/thận trọng sử dụng sản phẩm
Hiện chưa có bất cứ thông tin về đối tượng chống chỉ định sử dụng Nat B. Tuy nhiên, nếu có bất kì dị ứng với thành phần trong sản phẩm thì khuyến cáo không nên dùng sản phẩm.
Xử trí khi sử dụng quá liều và khi quên một liều
Khi quá liều
Không nên sử dụng quá liều hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Nếu ghi nhận ảnh hưởng xấu vì sử dụng quá liều, hãy ngưng sử dụng sản phẩm và liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được nhận tư vấn phù hợp.
Khi quên một liều
Nếu bạn quên liều dùng sản phẩm, hãy chờ đến liều tiếp theo và sử dụng bình thường. Không nên dùng dồn để đủ liều sản phẩm trong ngày.
Tác dụng phụ khi dùng
Hiện tại chưa có bất kì báo cáo về tác dụng phụ. Nếu ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Nat B thì nên dừng sử dụng sản phẩm và liên hệ với chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Những lưu ý quan trọng
Bạn nên đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khi có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào, không được sử dụng sản phẩm.
Tương tác khi sử dụng sản phẩm với thuốc khác
Hiện tại chưa có thông tin cập nhật về tương tác thuốc của sản phẩm. Tuy nhiên để sản phẩm cho hiệu quả tác dụng cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, bạn nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng cho chuyên gia y tế để nhận được chỉ dẫn phù hợp.
Cách bảo quản
Bạn nên để ở nơi thoáng mát, không để sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh ảnh hưởng đến chất lượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sản phẩm viên uống Nat B mà Dược sĩ Phan Tiểu Long đã cung cấp. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm trên. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt và giàu năng lượng nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What Is Thiamine Deficiency? All You Need to Knowhttps://www.healthline.com/nutrition/thiamine-deficiency-symptoms
Ngày tham khảo: 27/07/2022
-
Vitamin B-2: What Does It Do?https://www.healthline.com/health/vitamin-watch-what-does-b2-do
Ngày tham khảo: 27/07/2022
-
A complete guide to B vitaminshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/325292
Ngày tham khảo: 27/07/2022
-
What Is Choline? An Essential Nutrient With Many Benefitshttps://www.healthline.com/nutrition/what-is-choline#intake
Ngày tham khảo: 27/07/2022
-
Inositol: Benefits, Side Effects and Dosagehttps://www.healthline.com/nutrition/inositol
Ngày tham khảo: 27/07/2022