Nhiễu loạn cảm xúc: Hiểu thế nào cho đúng?
Nội dung bài viết
Nhiễu loạn cảm xúc là tình trạng đặc trưng bởi các giai đoạn khóc cười không phù hợp và không kiểm soát được, xảy ra đột ngột. Rối loạn này thường xảy ra ở những người có bệnh lý thần kinh hoặc chấn thương. Gây ảnh hưởng đến chức năng điều khiển cảm xúc của não. Nhiễu loạn cảm xúc thường không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm thành rối loạn khí sắc. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị tình trạng này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ThS.BS chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa để có được những thông tin hữu ích nhất.
Triệu chứng Nhiễu loạn cảm xúc gồm những gì?
Dấu hiệu ban đầu của nhiễu loạn cảm xúc là những cơn bộc phát khóc hoặc cười thường xuyên, có đặc điểm:
- Không tự chủ và không kiểm soát.
- Cảm xúc thái quá hoặc không liên quan đến tâm trạng.
- Xảy ra bất cứ khi nào.
- Cười xong chuyển sang khóc.
- Giữa các cơn cảm xúc bình thường.
Người bị nhiễu loạn cảm xúc thường sẽ khóc nhiều hơn cười.
Mức độ đáp ứng của cảm xúc thường rất nổi bật, như:
- Cười hoặc khóc trong vòng vài phút liền
- Cười không kiểm soát khi có một kích thích nhẹ, chẳng hạn như một bình luận vui
- Khóc trong tình huống không hề buồn đối với những người khác
Các đáp ứng cảm xúc này thường khác so với phản ứng trước kia về cùng một vấn đề.
Vì nhiễu loạn cảm xúc thường là khóc nhiều hơn cười, nên có thể bị nhầm với triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các cơn bộc phát thường diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi đó, trầm cảm diễn ra trong thời gian dài, người bệnh buồn từ ngày này qua ngày khác.
Người bị nhiễu loạn cảm xúc thường không có các đặc trưng của trầm cảm, như rối loạn giấc ngủ hoặc chán ăn. Tuy nhiên, trầm cảm thường hay gặp ở người nhiễu loạn cảm xúc.
Nguyên nhân gây Nhiễu loạn cảm xúc là gì?
Nhiễu loạn cảm xúc thường xảy ra ở người có bệnh lý thần kinh hoặc chấn thương, bao gồm:
- Đột quỵ.
- Xơ cứng teo cơ một bên.
- Đa xơ cứng.
- Chấn thương não.
- Bệnh Alzheimer.
- Bệnh Parkinson.
Nhiễu loạn cảm xúc được cho là do tổn thương con đường thần kinh điều hòa cảm xúc. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn.
Nhiễu loạn cảm xúc gây ra biến chứng gì?
Triệu chứng nặng của nhiễu loạn cảm xúc có thể gây xấu hổ, cô lập với xã hội, lo âu và trầm cảm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, đặc biệt khi đã được chẩn đoán bệnh lý thần kinh.
Chẩn đoán Nhiễu loạn cảm xúc bằng cách nào?
Nhiễu loạn cảm xúc thường được chẩn đoán khi khám thần kinh bởi bác sĩ nội khoa, nội thần kinh hoặc tâm thần.
Nhiễu loạn cảm xúc thường bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu toàn thể, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách và động kinh. Bệnh sử chi tiết về các cơn bộc phát sẽ giúp phân biệt được các bệnh lý này.
Điều trị Nhiễu loạn cảm xúc như thế nào?
Mục tiêu điều trị nhiễu loạn cảm xúc là giảm tần suất và mức độ của cơn bộc phát. Các thuốc có thể dùng là:
- Thuốc chống trầm cảm. Chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) có thể làm giảm tần suất và mức độ các cơn bộc phát. Điều trị nhiễu loạn cảm xúc bằng thuốc chống trầm cảm thường dùng liều thấp hơn so với điều trị trầm cảm.
- Dextromethorphan hydrobromide và quinidine sulfate (Nuedexta). Là thuốc duy nhất được chấp thuận bởi FDA cho điều trị nhiễu loạn cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy người bệnh đa xơ cứng và xơ cứng teo cơ một bên giảm số cơn bộc phát xuống còn một nửa khi dùng thuốc.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất, cân nhắc tác dụng phụ và các bệnh lý đang điều trị. Các nhà trị liệu cũng sẽ tư vấn cách sắp xếp lịch làm việc phù hợp với tình trạng bệnh.
Khi cơn bộc phát xuất hiện, hãy:
- Tự làm mình phân tâm.
- Thở chậm, sâu.
- Thư giãn cơ thể.
- Thay đổi tư thế.
Chuẩn bị gì trước khi đi khám?
Điều bạn cần làm
- Ghi chú các triệu chứng. Mô tả chi tiết các cơn bộc phát. Cơn bộc phát có xuất hiện tự ý không? Kéo dài bao lâu? Phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh không? Có yếu tố nào kích thích không? Có ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội không?
- Chuẩn bị những thông tin quan trọng. Các căng thẳng hoặc thay đổi trong cuộc sống gần đây. Thuốc, vitamin đang dùng. Các xét nghiệm từng làm trước đây.
Bác sĩ sẽ hỏi những gì?
- Bạn có dễ khóc không?
- Có dễ vui hoặc dễ cười với những việc không buồn cười?
- Thường khóc sau khi cười?
- Bạn có kiểm soát được cảm xúc vui buồn không? Có khó khăn trong việc kìm nén cảm xúc không?
- Có bao giờ buồn quá mức hoặc không đúng hoàn cảnh?
- Các cơn bộc phát có phù hợp với tâm trạng lúc đó không?
- Tránh gặp người khác vì sợ sẽ bộc phát cảm xúc?
- Có triệu chứng trầm cảm không?
Nhiễu loạn cảm xúc khiến bạn thể hiện cảm xúc bên ngoài một cách thái quá hoặc không phù hợp với suy nghĩ bên trong. Do đó gây khó khăn trong các mối quan hệ thường ngày. Bệnh thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với các rối loạn tâm thần khác. Nếu bạn có các triệu chứng nhiễu loạn cảm xúc, hãy liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Hiểu cảm xúc có thể là chìa khóa cho các mối quan hệ tốt hơn. Giúp cải thiện hạnh phúc và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn. Chủ đề về trí tuệ cảm xúc đã tiếp tục thu hút sự quan tâm của công chúng kể từ đó. Và trở nên quan trọng trong các lĩnh vực ngoài tâm lý học. Bao gồm giáo dục và kinh doanh. Vậy bạn hiểu gì về trí tuệ cảm xúc?
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Pseudobulbar affect (Symptoms & causes)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudobulbar-affect/symptoms-causes/syc-20353737
Ngày tham khảo: 03/09/2020
-
Pseudobulbar affect (Diagnosis & treatment)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudobulbar-affect/diagnosis-treatment/drc-20353741
Ngày tham khảo: 03/09/2020