Siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen có tốt không? Lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Những thông tin cần biết về siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen là gì? Sản phẩm trị ho này có thể đem lại những lợi ích gì? Các điểm cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng siro ho? Bài viết được trình bày dưới đây của Dược sĩ Phan Tiểu Long sẽ giúp bạn hiểu rõ về siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen.
Siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen là sản phẩm gì?
Siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen do công ty TNHH dược phẩm quốc tế Sky Health & USA sản xuất.
Sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ điều trị trong những trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm ho. Hoặc làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính, tình trạng đờm đặc kéo dài.
Quy cách đóng gói: sản phẩm được bào chế dưới dạng siro uống. Mỗi một 1 ống có dung tích 10 ml.
Thành phần của Cao lá Thường xuân Tỏi đen
Mỗi một ống 10 ml siro ho chứa:1
- Mật ong: 9000 mg.
- Echinacea purpurea (chiết xuất từ hoa cúc tím): 2500 mg.
- Cao lá thường xuân: 1500 mg.
- Bromelain: 200 mg.
- Thymomodulin: 200 mg.
Dịch chiết từ hỗn hợp các dược liệu:
- Quất: 10000 mg.
- Tạng bạch bì: 10000 mg.
- Cam thảo: 6000 mg.
- Kha tử: 6000 mg.
- Quả tầm bóp: 5000 mg.
- Hẹ: 3500 mg.
- Kim ngân hoa: 3500 mg.
- Kinh giới: 3000 mg.
- Tần dày lá: 3000 mg.
- Đảng sâm: 2000 mg.
- Tỏi đen: 1500 mg.
- Chanh đào: 1000 mg.
- Bạc hà: 100 mg.
- Gừng 500 mg.
- Đông trùng hạ thảo: 300 mg.
- Các phụ liệu khác vừa đủ: 150 ml.
Công dụng của từng thành phần
1. Lá thường xuân
Khi sử dụng một mình lá thường xuân hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác có thể giúp giảm ho trong bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.2 Lá Thường xuân trị ho có thể sử dụng tốt cho trẻ em và được xem là khá an toàn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng lá mang lại hiệu quả tương đương với thuốc giảm ho, long đàm.3
2. Tỏi đen
Tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách giảm viêm và chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa trong tỏi đen chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa – tác nhân làm tổn thương tế bào. Khi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có thể chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn hiệu quả hơn.4
3. Hoa cúc tím
Hoa cúc tím có tác dụng tích cực cho hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra Echinacea purpurea có trong loại cây này có thể giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng và virus. Đồng thời, nó có thể phục hồi nhanh hơn sau khi mắc bệnh.5 Đó là một lý do tại sao hoa cúc tím thường được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh thông thường. Tổng hợp 14 nghiên cứu về hoa cúc tím cho thấy giảm hơn 50% nguy cơ bị cảm lạnh và rút ngắn thời gian bị cảm trong 1,5 ngày.6
4. Mật ong
Mật ong là một phương thuốc gia truyền chữa đau họng giúp làm dịu cơn đau và có thể giúp giảm ho.
Nghiên cứu vào năm 2021, cho thấy sử dụng mật ong cải thiện nhiễm trùng đường hô hấp trên.7
Ngoài ra, mật ong còn cho thấy đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có hiệu quả giúp giảm đau họng.8
Công dụng của siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen
Sản phẩm siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen có thể đem lại các tác dụng sau đây:
- Hỗ trợ giải cảm.
- Giảm ho, tiêu đờm.
- Nhuận phế và tăng cường sức đề kháng.
Cao lá Thường xuân Tỏi đen giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen được bán với giá tham khảo 80.000 – 120.000 VNĐ cho 20 ống 10 ml. Tùy theo chính sách bán hàng cũng như các chương trình ưu đãi của từng đơn vị phân phối mà giá bán ra trên thị trường sẽ có sự chênh lệch so với giá tham khảo.
Cao lá Thường xuân Tỏi đen có tốt không?
Công thức của siro được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là chiết xuất từ lá thường xuân và tỏi đen. Sản phẩm giúp làm dịu các cơn ho và tăng cường sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả trị ho của sản phẩm vẫn còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng ho và cách sử dụng sản phẩm.
Để sản phẩm trị ho đạt hiệu quả tối ưu, người dùng cần phải:
- Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi thật phù hợp kết hợp với ăn uống lành mạnh.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, còn giúp tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể.
Cách dùng sản phẩm
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: mỗi lần 7,5 ml x 2-3 lần/ngày.
Trẻ em từ 3 đến 13 tuổi: mỗi lần 10 ml x 2-3 lần/ngày.
Trẻ em trên 13 tuổi: mỗi lần 10 ml x 3 lần/ngày.
Trẻ em dưới 1 tuổi: dùng theo hướng dẫn của chuyên gia (mỗi lần 5 ml x 3 lần/ngày).
Đối tượng nên sử dụng siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen
Sản phẩm hiệu quả trên những đối tượng sau đây:
- Người bị cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết, ho có đờm, viêm đường hô hấp.
- Người đau rát họng, khàn tiếng, mất tiếng do ho kéo dài.
- Người bị suy giảm sức đề kháng hay ốm vặt.
Đối tượng không sử dụng Cao lá Thường xuân Tỏi đen
Tuyệt đối không sử dụng cho người mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần trong sản phẩm.
Xử trí khi sử dụng quá liều
Vẫn chưa có bất cứ báo cáo nào về tình trạng quá liều khi dùng sản phẩm Cao lá Thường xuân Tỏi đen.
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ uống quá liều siro trị ho, nên ngừng sử dụng sản phẩm. Đưa người nhà đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Xử trí khi quên một liều
Nếu bạn quên dùng một liều siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đen hãy dùng ngay càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu thời gian sử dụng liều đã quên gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng liệu trình.
Lưu ý, không dùng gấp đôi liều siro ho đã được khuyến cáo vì có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Tác dụng phụ
Cho đến hiện tại vẫn chưa có nhiều tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng cao lá Thường xuân Tỏi đen.
Tuy nhiên, cần phải theo dõi sức khỏe khi sử dụng sản phẩm. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất ổn hoặc tình trạng sức khỏe không khả quan nên đến bệnh viện để được thăm khám cẩn thận.
Những lưu ý quan trọng
- Khi có dấu hiệu chớm ho, cảm lạnh, sổ mũi, khò khè, dùng ngay sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sản phẩm này là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc. Sản phẩm không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tương tác với thuốc khác
Cho đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo về tình trạng tương tác thuốc khi dùng cao lá Thường xuân Tỏi đen với các chế phẩm khác.
Tuy nhiên, người dùng nên thông tin một cách đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng. Tham vấn ý kiến từ bác sĩ phụ trách để sử dụng thuốc hiệu quả.
Cách bảo quản
- Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Nhiệt độ bảo quản nên < 25 °C.
- Để sản phẩm tránh xa tầm với của trẻ em.
- Không nên để siro trị ho ở những nơi quá nóng hoặc nơi quá ẩm ướt gây giảm chất lượng sản phẩm.
Bài viết bên trên đã nêu rõ các thông tin về sản phẩm siro ho cao lá Thường xuân Tỏi đen. Lưu ý thông tin về sản phẩm chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, các bạn nên tham khảo thêm những ý kiến tư vấn của bác sĩ cũng như đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất một cách cẩn thận trước khi dùng nhé!
Video chia sẻ thông tin chi tiết về siro Cao lá Thường xuân Tỏi đen:
Biên tập bởi: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tờ hướng dẫn sử dụng siro ho Cao lá Thường xuân Tỏi đenhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/huong-dan-su-dung-siro-ho-cao-la-thuong-xuan.jpg
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid reviewhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7424313/
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
Assessment of the Efficacy and Safety of Ivy Leaf ( Hedera helix) Cough Syrup Compared with Acetylcysteine in Adults and Children with Acute Bronchitishttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32454850/
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
Health Benefits of Black Garlichttps://www.webmd.com/diet/health-benefits-black-garlic#:~:text=Like%20fresh%20raw%20garlic%2C%20black,prevent%20complications%20related%20to%20diabetes.
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
Immunomodulation with echinacea - a systematic review of controlled clinical trialshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23195946/
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
Evaluation of echinacea for the prevention and treatment of the common cold: a meta-analysishttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17597571/
Ngày tham khảo: 17/03/2022
-
Effectiveness of honey for symptomatic relief in upper respiratory tract infections: a systematic review and meta-analysishttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32817011/
Ngày tham khảo: 17/03/2022
- Role of honey as adjuvant therapy in patients with sore throathttps://njppp.com/fulltext/28-1478482106.pdf