Cách nhận biết suy thận cấp độ 1 và cách điều trị
Nội dung bài viết
Thận có vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Chúng hoạt động như bộ lọc cho máu của bạn, loại bỏ chất thải, độc tố và nước dư thừa. Thận bị tổn thương không thể lọc máu tốt như bình thường, có thể dẫn đến nhiều mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Có năm giai đoạn của bệnh thận mạn tính, cũng như triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau liên quan đến từng giai đoạn. Qua bài viết sau đây, ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về bệnh suy thận cấp độ 1. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Suy thận cấp độ 1 là gì?
Một người bị bệnh thận mãn tính giai đoạn 1 bị tổn thương thận với mức lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường hoặc cao hơn 90 ml/phút. Ở cấp độ 1, thường không có dấu hiệu cho thấy bạn suy thận. Bởi vì thận hoạt động tốt ngay cả khi chúng không hoạt động ở mức 100%, nên hầu hết người bệnh sẽ không biết họ bị suy thận giai đoạn 1.
Nếu người bệnh phát hiện ra mình đang ở giai đoạn 1, đó thường là do họ đang được chẩn đoán một bệnh khác như tiểu đường hoặc tăng huyết áp – đây là hai nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận).2
Triệu chứng suy thận cấp độ 1
Nếu bạn bị bệnh thận giai đoạn 1, máu của bạn có thể sẽ có:3
- Protein cao hơn bình thường, đặc biệt là albumin.
- Ure cao hơn bình thường (một sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein, thường được bài tiết qua nước tiểu).
- Creatinine cao hơn bình thường (một sản phẩm của quá trình chuyển hóa cơ).
Nếu bạn đang ở giai đoạn 1, thận của bạn chỉ hoạt động kém hơn một chút so với mức tối ưu. Hiếm khi có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào của bệnh thận trong giai đoạn đầu tiên. Hầu hết những người bị suy thận giai đoạn 1 không biết mình mắc bệnh.
Có thể mất nhiều năm để suy thận giai đoạn 1 tiến triển thành dạng có triệu chứng. Đặc biệt nếu bạn đang sống lối sống lành mạnh và không mắc các bệnh lý khác. Tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh tim, tổn thương thận cấp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận đa nang là những yếu tố nguy cơ cho bệnh suy thận cấp độ 1.1
Những cách khác mà một người có thể phát hiện ra họ đang ở suy thận giai đoạn 1 bao gồm:1
- Bằng chứng về tổn thương thận trong chụp MRI, CT scan, siêu âm hoặc chụp X-quang cản quang.
- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh thận đa nang (PKD).
- Huyết áp cao.
- Sưng chân.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Kết quả xét nghiệm nước tiểu bất thường.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận
Các nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận là huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị lọc nhỏ, được gọi là nephron. Bất kỳ bệnh lý nào làm tổn thương hoặc gây sẹo trên các nephron đều có thể gây ra bệnh thận. Bệnh tiểu đường và huyết áp cao đều có thể làm hỏng nephron của bạn và bắt đầu gây ra suy thận cấp độ 1. Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng có thể làm hỏng các mạch máu tại thận, tim và não.4 5
Thận chứa rất nhiều mạch máu. Vì vậy, các bệnh về mạch máu nói chung sẽ nguy hiểm cho thận. Các bệnh tự miễn như lupus có thể làm hỏng mạch máu và có thể tạo ra kháng thể chống lại mô thận.6
Có nhiều nguyên nhân khác của suy thận. Ví dụ, bệnh thận đa nang là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Bệnh lupus là một nguyên nhân gây viêm cầu thận. Bệnh cũng có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng liên cầu.7
Xem thêm: Bệnh thận lupus: biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Suy thận cấp độ 1 có chữa khỏi không?
Không có cách chữa khỏi bệnh thận, nhưng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hoặc ít nhất là làm chậm tổn thương. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị đúng cách và thay đổi lối sống có thể giúp một người và thận của họ khỏe mạnh hơn.1
Điều trị suy thận cấp độ 1
Thường xuyên kiểm tra protein trong nước tiểu và creatinine huyết thanh có thể cho biết liệu tổn thương thận có đang tiến triển hay không. Thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.
Những người đang bị suy thận cấp độ 1 nên:1 2
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
- Bao gồm nhiều loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây tươi và rau quả.
- Thay đổi chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.
- Hạn chế ăn thực phẩm tinh chế và chế biến sẵn có nhiều đường và natri.
- Chọn và chế biến thức ăn có ít muối và natri.
- Hãy hướng tới một cân nặng khỏe mạnh và bao gồm các hoạt động thể chất mỗi ngày.
- Tiêu thụ lượng protein phù hợp, theo chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa thận.
- Tiêu thụ lượng calo đầy đủ.
- Tiêu thụ vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của bác sĩ.
Xem thêm: Người bệnh thận nên ăn gì? Giải đáp thắc mắc cho bạn
Một số phương pháp khác
- Duy trì huyết áp ở mức ổn định ở bệnh nhân có đái tháo đường và tăng huyết áp.
- Kiểm soát lượng đường trong máu.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ và bao gồm xét nghiệm creatinine huyết thanh để đo GFR.
- Uống thuốc theo quy định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ngừng hút thuốc.
Hầu hết những người bị suy thận cấp độ 1 (giai đoạn 1) không biết mình đang mắc bệnh. Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh thận, nhưng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hoặc ít nhất là làm chậm tổn thương. Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh thận. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn đang được chẩn đoán suy thận cấp độ 1.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Chronic kidney diseasehttps://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
Stages of Chronic Kidney Diseasehttps://www.healthline.com/health/ckd-stages#stage-1
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
Stage 1 of chronic kidney disease CKD: Causes, symptoms and treatmenthttps://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/stages-kidney-disease/stage-1-chronic-kidney-disease#causes-symptoms-and-treatment
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
Diabetic nephropathy (kidney disease)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-nephropathy/symptoms-causes/syc-20354556
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
How High Blood Pressure Can Lead to Kidney Damage or Failurehttps://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/health-threats-from-high-blood-pressure/how-high-blood-pressure-can-lead-to-kidney-damage-or-failure
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
Lupus nephritishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lupus-nephritis/symptoms-causes/syc-20354335
Ngày tham khảo: 06/04/2022
-
Post-streptococcal glomerulonephritis is a strong risk factor for chronic kidney disease in later lifehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22297679/
Ngày tham khảo: 06/04/2022