Những điều cần biết về tác dụng của vitamin K
Nội dung bài viết
Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đông máu và ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Vậy bạn đã biết tác dụng của vitamin K hay chưa? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về vitamin hữu ích này nhé!
Vitamin K là gì?
Vitamin K thực chất là một nhóm gồm nhiều hợp chất. Vitamin K có hai dạng chính:
- Vitamin K1, hoặc phylloquinone, có trong các loại rau lá xanh như rau chân vịt và cải xoăn (cải kale).
- Vitamin K2 hoặc menaquinone có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm bơ và lòng đỏ trứng và thực phẩm lên men. Ruột của bạn cũng có thể tạo ra một số loại vitamin này nhờ hệ vi khuẩn đường ruột.
Cả vitamin K1 và vitamin K2 đều tạo ra các protein giúp cho quá trình đông máu. Quá trình đông máu hoặc ngăn ngừa chảy máu quá nhiều bên trong lẫn bên ngoài. Vitamin K1 là dạng vitamin K được ưa chuộng vì nó ít độc hơn và hoạt tính nhanh hơn trong một số điều kiện nhất định.
Tác dụng của vitamin K
Vitamin K1 (Phylloquinone) được tìm thấy trong thực vật. Khi mọi người ăn nó, vi khuẩn trong ruột già sẽ chuyển nó thành dạng dự trữ là vitamin K2. Vitamin K2 sẽ được hấp thụ trong ruột non và lưu trữ trong mô mỡ và gan.
Nếu không có vitamin K, cơ thể không thể sản xuất prothrombin, một yếu tố đông máu cần thiết cho quá trình đông máu và chuyển hóa xương.
Hầu hết mọi người không có nguy cơ bị thiếu vitamin K. Thiếu vitamin K ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh và những người có vấn đề kém hấp thu, chẳng hạn như do hội chứng ruột ngắn, xơ nang, bệnh celiac hoặc viêm loét đại tràng. Trẻ sơ sinh thường được tiêm vitamin K sau khi sinh để bảo vệ chúng khỏi bị chảy máu trong hộp sọ, có thể gây tử vong.
Ngoài ra, bạn có thể biết một số tác dụng của vitamin K như:
Bệnh loãng xương
Loãng xương, một chứng rối loạn đặc trưng bởi xương xốp và dễ gãy. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng vì nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
Dường như có mối tương quan giữa lượng vitamin K thấp và bệnh loãng xương. Vitamin K hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Cải thiện trí nhớ
Việc tăng nồng độ vitamin K trong máu có liên quan đến việc cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Những người khỏe mạnh trên 70 tuổi có nồng độ vitamin K1 trong máu cao nhất có hiệu suất ghi nhớ theo từng giai đoạn bằng lời nói cao nhất.
Về tim mạch
Vitamin K có thể giúp giữ huyết áp thấp hơn bằng cách ngăn chặn quá trình vôi hóa, nơi các khoáng chất tích tụ trong động mạch. Matrix Gla-protein (MGP) là một protein phụ thuộc vào vitamin K có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa vôi hóa mạch máu. Điều này cho phép tim bơm máu tự do khắp cơ thể.
Quá trình vôi hóa mạch máu diễn ra tự nhiên theo tuổi tác. Điều này làm nó là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Vì nó làm giảm tính đàn hồi của động mạch chủ và động mạch. Bổ sung đầy đủ vitamin K cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Liều vitamin K
Hiểu được tác dụng của vitamin K, vậy bạn đã biết lượng vitamin này dùng bao nhiêu là đủ không? Dưới đây là lượng vitamin K khuyến nghị mà bạn cần từ thực phẩm và các nguồn khác:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg/ngày.
- Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg/ngày.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg/ngày.
- Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg/ngày.
- Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày.
- Thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi: 75 mcg/ngày.
- Nam giới trên 19 tuổi: 120 mcg/ngày.
- Phụ nữ trên 19 tuổi: 90 mcg/ngày.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: + Dưới 19 tuổi: 75 mcg/ngày.
+ Trên 19 tuổi: 90 mcg/ngày.
Yếu tố nguy cơ khi sử dụng vitamin K
Vitamin K có thể tương tác với một số loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc giảm cholesterol và thuốc giảm cân.
- Thuốc chống đông máu: ví dụ như warfarin. Warfarin giúp ngăn ngừa các cục máu đông có hại, gây cản trở lưu lượng máu đến não hoặc tim. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm hoặc ngăn cản khả năng đông máu của vitamin K. Thay đổi lượng vitamin K đột ngột có thể ảnh hưởng đến công dụng của các loại thuốc này. Do đó, duy trì lượng vitamin K ổn định hàng ngày có thể ngăn ngừa những vấn đề này.
- Thuốc chống co giật: nếu bạn dùng những loại thuốc này trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú, có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Ví dụ về thuốc chống co giật điển hình là phenytoin và dilantin.
- Thuốc giảm cholesterol sẽ cản trở quá trình hấp thụ các chất béo. Chất béo trong chế độ ăn giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin K. Vì vậy những người đang dùng thuốc này có thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin K cao hơn bình thường.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này nên nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin K của bạn. Cách tốt nhất bạn nên tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, với nhiều trái cây và rau quả. Các chất bổ sung chỉ nên được sử dụng trong trường hợp thiếu hụt, và dưới sự giám sát của bác sĩ.
Vitamin K là một vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể. Bài viết trên đã giới thiệu tác dụng của vitamin K để bạn hiểu hơn về loại vitamin này. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vì một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.