YouMed

Tại sao bị nhiệt miệng và câu trả lời đến từ bác sĩ

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở các độ tuổi khác nhau với sự xuất hiện của các vết loét trong miệng đem lại cảm giác khó chịu, gây đau đớn trong ăn uống cũng như giao tiếp, giảm chất lượng cuộc sống. Cùng bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu kĩ hơn tại sao bị nhiệt miệng qua bài viết sau đây.

Tổng quan về tình trạng nhiệt miệng

Vết loét miệng (nhiệt miệng) là một vết thương hở nhỏ; nông trong miệng; có thể gây khó chịu cho việc ăn uống và giao tiếp. Chúng còn có tên gọi là vết loét áp tơ miệng.

Một số triệu chứng dễ dàng bắt gặp khi bị nhiệt miệng:

  • Đau hoặc lở loét bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng mềm (phần sau của vòm miệng) hoặc bên trong má.
  • Có cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát trước khi xuất hiện vết loét.
  • Các vết loét trong miệng có hình tròn, màu trắng hoặc màu xám, có cạnh hoặc viền màu đỏ gây đau nhức, khó chịu.
tại sao bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng khiến chúng ta đau và khó chịu

Nguyên nhân bị nhiệt miệng là gì?

Dù chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân cụ thể nhưng cũng có một vài nguyên do giải đáp câu hỏi tại sao bị nhiệt miệng bao gồm:

Những nguyên nhân gây ra vết loét nhỏ

  • Tổn thương mô (ví dụ như do răng sắc nhọn, do thiết bị nha khoa,…).
  • Ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và rau quả có múi hoặc có tính axit (chẳng hạn như chanh, cam, dứa, táo, sung, cà chua và dâu tây).
  • Ăn những loại thực phẩm cay, nóng.
  • Lo âu, căng thẳng, stress.
  • Do vi khuẩn hay siêu vi trùng.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc dị ứng với thành phần có trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng.

Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

tại sao bị nhiệt miệng
Ăn các loại đồ chiên quá nhiều có thể gây nhiệt miệng

Những nguyên nhân gây ra vết loét có kích thước lớn và phức tạp

  • Do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như hệ thống miễn dịch suy yếu, HIV/AIDS, Lupus hoặc bệnh Behcet.
  • Do các vấn đề dinh dưỡng như: thiếu hụt vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt.
  • Các bệnh đường tiêu hóa như Celiac hoặc Crohn.

Trên thế giới có khoảng 1/5 người thường xuyên bị nhiệt miệng. Phổ biến hơn ở phụ nữ do có sự khác biệt về nội tiết tố.

Nguyên nhân khiến nhiệt miệng hay tái phát, kéo dài

Nhiệt miệng tái phát thường xuyên không nhất thiết phải ở cùng một vị trí. Việc theo dõi cẩn thận thói quen sức khỏe răng miệng và các loại thực phẩm tiêu thụ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến nhiệt miệng hay tái phát.

Nếu việc xuất hiện các vết loét do nhiệt miệng tiếp tục kéo dài; hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc nha sĩ để được điều trị hoặc phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn như:

Ngoài ra, việc các vết loét kéo dài còn có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng một số loại thuốc; như: thuốc chẹn beta; thuốc chống viêm không steroid; hoặc các phương pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị.

Những biện pháp điều trị loét miệng

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, hãy cùng điểm qua những cách chữa nhiệt miệng. Hầu hết các vết loét nhỏ thường vô hại và sẽ tự hết mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, khi đang bị nhiệt miệng, bạn cần tránh bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng tới khu vực bị nhiệt miệng (ví dụ như thức ăn thô ráp hoặc lông bàn chải đánh răng quá cứng).

Nếu chúng kéo dài hơn ba tuần kèm theo các triệu chứng sưng tấy, vùng loét lan rộng, gây đau đớn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm kiếm lời khuyên y tế từ các bác sĩ.

Đối với những vết loét và dấu hiệu của các bệnh lý thì bác sĩ sẽ chữa trị bệnh đó. Còn đối với những vết loét miệng thông thường, bạn có thể ứng dụng một số cách làm tại nhà để giảm đau và kích ứng do nhiệt miệng.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

  • Bôi gel bảo vệ do bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh gây hại cho mô miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng nhẹ giúp thúc đẩy vi khuẩn tốt trong miệng và không chứa natri lauryl sulphate.
  • Súc nước muối sinh lý 0,9%  2 lần mỗi ngày. Điều này giúp kháng viêm các vết loét trong miệng, Bạn không nên súc miệng bằng nước muối tự pha quá mặn sẽ tăng kích thích đau nhiều hơn.
tại sao bị nhiệt miệng
Người bị nhiệt miệng cần chú ý súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm nhẹ cơn đau

Chú ý thực phẩm hằng ngày

  • Tránh các loại thức ăn thô ráp gây kích ứng phần miệng như: bánh mì giòn hoặc khoai tây chiên.
  • Tránh xa các loại thức ăn cay, nóng, các món chiên, nướng để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tanin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

Rất khó để loại bỏ vết loét miệng nhanh chóng nhưng bằng cách đảm bảo thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày, bao gồm làm sạch răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn đều đặn sẽ giúp vết loét miệng mau lành hơn.

Những cách ngăn ngừa bệnh loét miệng tái phát

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, giúp cân bằng và điều phối trong cơ thể.
  • Bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo, bổ sung omega 3 (có thể dễ dàng tìm thấy trong dầu oliu, dầu cá,…).
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc quá sức.
  • Giảm căng thẳng, thả lỏng đầu óc sống bằng các bài tập yoga; thái cực quyền; bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Xem thêm: Mách bạn cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả

Tóm lại, nhiệt miệng là căn bệnh không nguy hiểm. Nhưng có thể đem lại cảm giác khó chịu. Đồng thời giảm chất lượng cuộc sống và phản ánh lối sống của chính bạn. Bệnh có thể phòng tránh dễ dàng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, chăm sóc răng miệng đều đặn, giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị áp lực,… Mong rằng bài viết trên đã giải đáp cùng bạn câu hỏi tại sao bị nhiệt miệng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. WHAT TO DO WHEN YOU HAVE RECURRENT CANKER SORES

    https://www.zendium.co.uk/mouth-health/mouth-ulcers/recurrent-canker-sores-what-to-do.html

    Ngày tham khảo: 29/07/2021

  2. Canker Soreshttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10945-canker-sores

    Ngày tham khảo: 29/07/2021

  3. Canker Soreshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/symptoms-causes/syc-20370615

    Ngày tham khảo: 29/07/2021

  4. Canker Sore (Aphthous Ulcer)https://www.webmd.com/oral-health/guide/canker-sores

    Ngày tham khảo: 29/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người