Tăng tiết mồ hôi tay và những thông tin cần thiết dành cho bạn
Nội dung bài viết
Cơ thể điều chỉnh giảm nhiệt độ tự nhiên bằng cách tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi tay là một trong những dấu hiệu thường gặp. Đổ mồ hôi tay ít khi là biểu hiện của một bệnh lý, nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mắc. Cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu những kiến thức cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau.
Tăng tiết mồ hôi tay là gì?
Mồ hôi giúp hạ thân nhiệt cơ thể, cân bằng nước và điện giải, đào thải độc tố. Tăng tiết mồ hôi là hiện tượng cơ thể đáp ứng với các điều kiện bất lợi của môi trường như thời tiết nóng, ẩm. Ngoài ra, đổ mồ hôi tay cũng có thể xảy ra khi vận động thường xuyên, quá sức, stress hoặc lo lắng.
Đa phần đổ mồ hôi tay nhiều do yếu tố di truyền kết hợp với điều kiện môi trường. Nguyên nhân bệnh lý thường đi kèm với đổ mồ hôi nhiều vị trí khác đi kèm như chân, nách, mặt,…
Đổ mồ hôi tay có thể được chẩn đoán qua nghiệm pháp nhưng ít khi được sử dụng. Chủ yếu dựa vào tần suất và mức độ thực tế mà người mắc đang bị.
Khi nào cần chú ý đặc biệt?
Tăng tiết mồ hôi tay có thể chấm dứt nếu ngưng các yếu tố thúc đẩy. Đổ mồ hôi không phải là một vấn đề đáng ngại, trừ phi nó kéo dài nhiều tháng liên tục mà không xác định được nguyên nhân. Bạn nên chú ý nếu dấu hiệu này kéo dài kèm một số vấn đề sau:
- Đổ mồ hôi xảy ra ít nhất một lần mỗi tuần.
- Người trẻ < 25 tuổi bị đổ mồ hôi.
- Gia đình có người có tiền căn triệu chứng tương tự.
- Đổ mồ hôi cả hai bên tay.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc thường ngày.
- Không bị đổ mồ hôi đêm.
Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn nếu gặp tình huống trên.
Triệu chứng này có nguy hiểm không?
Tăng tiết mồ hôi tay không nguy hiểm. Song, nếu điều này xảy ra thường xuyên và nặng nề mà không điều trị, bạn có thể mắc các vấn đề da liễu và tâm lý khác.
Da mỏng và ẩm ướt thường xuyên
Da tay thường xuyên bị ướt đẫm làm cho nó mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương. Dù với chấn thương nhẹ cũng gây ra vết thương da nặng nề. Bên cạnh đó, mồ hôi tăng tiết cũng làm vết thương lâu lành hơn.
Tác động đến các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt và cảm xúc người bệnh.
Đổ mồ hôi tay làm cản trở mọi sinh hoạt thường ngày của người mắc. Khó khăn trong việc cầm nắm, ngại tiếp xúc, bắt tay, cũng là vấn đề do tăng tiết mồ hôi tay. Người bị đổ mồ hôi tay thường sẽ hạn chế hoạt động giao tiếp và sinh hoạt cộng đồng.
Nhiễm nấm
Ẩm ướt bàn tay thường xuyên là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Kèm theo cảm giác ngứa, gãi nhiều càng làm dễ tổn thương da. Vết thương sẽ trở thành ngõ vào cho các tác nhân vi sinh khác.
Nhiễm trùng da
Vết thương trên da do gãi, chấn thương là nguy cơ cho các vi khuẩn, virus, ký sinh xâm nhập. Những tác nhân này là nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng da, mô mềm. Điều trị thường khó khăn và phải can thiệp y tế phù hợp.
Điều trị như thế nào?
Giảm tăng tiết mồ hôi tay có nhiều cách khác nhau. YouMed sẽ gợi ý cho bạn một vài tips giúp điều trị đổ mồ hôi tay hiệu quả:
Nước hoa hồng
Đun sôi rồi chắt nước cánh hoa hồng. Sau đó, bạn có thể dùng bông thấm và thoa lên bàn tay giúp làm mát và giảm tiết mồ hôi.
Nước lạnh
Ngâm tay vào nước khoảng 15-20 phút/ngày giúp hạ nhiệt và giảm tăng tiết mồ hôi tay hiệu quả.
Phấn rôm
Phấn rôm có tính hút nước cao, bạn có thể dùng thoa lên tay mỗi khi bị đổ mồ hôi. Phấn rôm giúp giữ khô cho da bàn tay và an toàn khi sử dụng thường xuyên.
Chanh
Chanh có dùng với nhiều cách khác nhau làm giảm tăng tiết mồ hôi tay. Muối pha nước cốt chanh rồi thoa lên tay hoặc pha với rượu mỗi 15-20 phút/ngày giúp giảm đổ mồ hôi. Ngoài ra, vỏ chanh phơi khô giã nhuyễn dùng đắp lên bàn tay cũng rất hiệu quả.
Túi trà
Nắm vài túi trà trong lòng bàn tay vài phút mỗi ngày giúp hút hết mồ hôi. Bên cạnh đó, bạn có thể ngâm tay trong nước trà mỗi ngày cũng giảm mồ hôi rất nhiều.
Nước giấm táo
Giấm táo làm se khít các lỗ chân lông khi được thoa lên bàn tay. Bạn nên thực hiện mỗi ngày, sau đó rửa sạch lại với nước. Triệu chứng sẽ dần được cải thiện.
Nước cà chua
Mỗi ngày một cốc nước ép cà chua giúp làm mát cơ thể, ra mồ hôi ít hơn. Ngâm tay vào nước cà chua mỗi ngày cũng giúp giữ bàn tay của bạn khô ráo hơn.
Khoai tây
Chà xát một lát khoai tây trong lòng bàn tay để nước thấm vào da. Sau đó, rửa sạch lại với nước. Hãy thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Baking soda
Trộn 2-3 muỗng canh baking soda và nước ấm và ngâm tay trong 20-30 phút. Cần liên tục chà xát tay với bột baking soda trong nước, sau đó bạn có thể để khô tự nhiên.
Một vài cách khác
Bạn nên tránh đồ ăn cay, nóng, cà phê. Găng tay phải giặt và thay thường xuyên, tránh để ẩm mồ hôi. Không bôi kem chứa chất dầu lên tay có thể làm chậm khả năng bay hơi của mồ hôi.
Trên đây là một số tips giúp giảm mồ hôi tay mà bạn nên tham khảo. Bạn có thể phối hợp nhiều cách với nhau để đạt hiệu quả nhanh nhất.
Tăng tiết mồ hôi tay thường ít gặp và không nguy hiểm. Song, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu chúng xảy ra thường xuyên và nặng nề. Hi vọng, một vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của mình tốt nhất. Nếu có thắc mắc gì, hãy đến hỏi bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
10 ways to treat sweaty hands and feethttps://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/photo-stories/9-mistakes-you-make-while-weighing-yourself/photostory/57823620.cms
Ngày tham khảo: 16/08/2021
-
Common Complications of Hyperhidrosis https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/common-complications-of-hyperhidrosis
Ngày tham khảo: 16/08/2021
-
Palmar hyperhidrosis: clinical, pathophysiological, diagnostic and therapeutic aspectshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5193180/
Ngày tham khảo: 16/08/2021
-
Primary focal hyperhidrosishttps://www.uptodate.com/contents/primary-focal-hyperhidrosis?search=hand%20hyperhidrosis&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1#H22252377
Ngày tham khảo: 16/08/2021
-
Palmoplantar Hyperhidrosis: A Therapeutic Challengehttps://www.aafp.org/afp/2004/0301/p1117.html
Ngày tham khảo: 16/08/2021