YouMed

6 loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài phổ biến hiện nay

Được tài trợ!
BS.CKII Trương Hoàng Việt
Tác giả: BS.CKII Trương Hoàng Việt
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Khi điều trị viêm ống tai ngoài, bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhỏ tai. Vậy thuốc nhỏ viêm tai ngoài có những loại nào? Cần lưu ý gì để sử dụng thuốc nhỏ tai an toàn và hiệu quả? Cùng Bác sĩ chuyên khoa 2 Trương Hoàng Việt tìm hiểu các phương pháp điều trị và 6 loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài phổ biến qua bài viết sau. 

Điều trị viêm ống tai ngoài như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài, chúng ta hãy cùng điểm qua một số triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này. Từ đó hiểu rõ hơn về quá trình điều trị để sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.

Triệu chứng

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai ngoài, khu vực giữa vành taimàng nhĩ. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng như:1

  • Đau tai: Cảm giác đau có thể từ nhẹ đến nặng.
  • Ngứa: Ngứa trong ống tai là một triệu chứng phổ biến.
  • Tiết dịch: Có thể có dịch chảy ra từ tai, đôi khi có mùi hôi.
  • Cảm giác đầy tai: Một số người có thể cảm thấy áp lực hoặc đầy tai.
  • Giảm thính lực: Một số trường hợp bị giảm khả năng nghe tạm thời.
Tình trạng viêm ống tai ngoài bội nhiễm
Tình trạng viêm ống tai ngoài bội nhiễm
Tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm
Tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm

Nguyên nhân

Viêm tai ngoài có thể do:1

  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, nấm hoặc vi rút.
  • Nước: Nước đọng lại trong tai (như sau khi bơi) có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Chấn thương: Cào hoặc chạm vào tai có thể gây ra viêm.
  • Các yếu tố khác: Dị ứng, da khô hoặc bệnh lý da như bệnh eczema (viêm da cơ địa).

Điều trị

Tùy vào nguyên nhân viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, cũng như những hướng dẫn chăm sóc cho tai. Một số phương pháp điều trị phổ biến gồm:1

  • Thuốc nhỏ tai: Chứa kháng sinh, steroid hoặc thuốc chống nấm.
  • Chườm ấm: Giúp giảm đau.
  • Tránh nước: Hạn chế tiếp xúc với nước trong quá trình điều trị.

6 loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài phổ biến hiện nay

Các thuốc nhỏ tai thường được sử dụng để giảm viêm, diệt khuẩn hoặc kháng nấm. Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ gây kích ứng hoặc làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.

Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc nhỏ tai phù hợp. Một số loại thuốc nhỏ phổ biến gồm:1

1. Thuốc kháng sinh nhỏ tai

Viêm tai ngoài do vi khuẩn thường được chỉ định các kháng sinh như:

  • Ciprofloxacin: Đây là loại kháng sinh nhóm fluoroquinolon.
  • Ofloxacin: Tương tự ciprofloxacin, ofloxacin cũng là một kháng sinh phổ rộng.
  • Kháng sinh khác:
    • Tobramycin: Một loại kháng sinh aminoglycoside, thường được dùng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tai ngoài.
    • Framycetin: Đây cũng là một kháng sinh nhóm aminoglycoside, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Một số loại thuốc nhỏ tai có thể kết hợp nhiều thành phần để điều trị đồng thời các tình trạng viêm, nhiễm khuẩn và nấm: Neomycin, Polymyxin B và Dexamethason.

Trong đó, Polydexa 10,5 ml là thuốc nhỏ tai có sự kết hợp các hoạt chất trên:2

  • Neomycin sulfat 1g tương đương 650.000 IU.
  • Polymyxin B sulfat 1.000.000 IU.
  • Dexamethason natri metasulfobenzoat 0,100 g.
  • Cùng các thành phần tá dược: Natri mercurothiolat, Acid citric, Natri hydroxid, Macrogol 400, Polysorbat 80, Nước tinh khiết.

Với công thức trên, Polydexa 10,5 ml thường được chỉ định để điều trị tại chỗ trong các trường hợp: viêm tai ngoài nhiễm khuẩn với màng nhĩ còn nguyên và chàm nhiễm khuẩn ống tai ngoài.2

2. Thuốc nhỏ tai chống viêm và giảm đau

  • Hydrocortisone: Một loại corticosteroid giúp giảm viêm và sưng.
  • Dexamethasone: Đây cũng là một corticosteroid giúp giảm viêm và ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

3. Thuốc nhỏ tai chống nấm

Một số loại thuốc kháng nấm khác thường dùng trong điều trị nhiễm nấm tai gồm: Clotrimazole, Ketoconazole và Miconazole (thuộc nhóm thuốc imidazole); hay Nystatin.

4. Thuốc giảm đau và làm dịu tai

  • Phenazone: Thuốc giảm đau thường được kết hợp trong các sản phẩm nhỏ tai để giảm đau trong các trường hợp viêm tai.

5. Thuốc sát khuẩn làm sạch tai

  • Acid acetic (giấm loãng), Boric Acid (loãng): Có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm, được sử dụng để thay đổi môi trường pH trong ống tai, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
  • Chlorhexidine: Một chất sát khuẩn, được dùng để vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm trùng trong ống tai.
  • Carbamide peroxide: Giúp làm mềm và làm sạch ráy tai, giảm tắc nghẽn trong ống tai ngoài.
  • Docusate sodium: Làm mềm ráy tai để dễ dàng lấy ra, có thể dùng khi viêm tai ngoài có tắc nghẽn do ráy tai.

6. Thuốc nhỏ tai khác

Ngoài các loại thuốc đã liệt kê, còn có một số thuốc nhỏ tai khác thường được sử dụng trong điều trị viêm tai ngoài:

  • Phenylephrine, Corticoide: Các loại thuốc nhỏ này có tác dụng giảm phù nề và cải thiện tình trạng viêm.
  • Chloramphenicol: Đôi khi được sử dụng cho nhiễm trùng tai nặng hơn, nhưng ít phổ biến hơn do nguy cơ tác dụng phụ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết hơn về cách nhỏ thuốc tai đúng cách:

  • Bước 1 – Kiểm tra thuốc: Đảm bảo thuốc nhỏ tai còn hạn sử dụng và không có dấu hiệu hư hỏng.
  • Bước 2 – Rửa tay: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước, hoặc sử dụng gel rửa tay khô.
  • Bước 3 – Nghiêng đầu: Bạn có thể nằm nghiêng/ đứng thẳng và nghiêng đầu sao cho tai bị viêm hướng lên trên.
  • Bước 4 – Kéo vành tai: Nhờ người thân hoặc tự dùng tay nhỏ thuốc, nhẹ nhàng kéo vành tai ra sau và lên trên để mở rộng ống tai.
  • Bước 5 – Nhỏ thuốc: Nhỏ lượng thuốc theo chỉ định vào ống tai mà không chạm vào ống nhỏ. Nên giữ chai thuốc ở khoảng cách 1-2cm so với cửa tai.
  • Bước 6 – Giữ tư thế: Sau khi nhỏ thuốc cần lắc tai nhẹ nhàng hoặc ấn nhẹ nắp bình tai, giữ tư thế nghiêng đầu trong khoảng 5-10 phút để thuốc thấm vào.
  • Bước 7 – Lặp lại nếu cần nhỏ thuốc ở tai bên kia và thực hiện các bước tương tự.
  • Bước 8 – Vệ sinh: Nếu có dư thuốc chảy ra ngoài, có thể dùng bông gòn sạch để lau nhẹ nhàng.
  • Bước 9 – Ghi chú: Ghi lại thời gian và liều lượng thuốc đã sử dụng để theo dõi.
  • Bước 10 – Theo dõi tình trạng: Quan sát và liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai

Lưu ý khi đến thăm khám bác sĩ

  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Hãy thông báo trước khi sử dụng để bác sĩ lựa chọn phương thức điều trị khác phù hợp hơn.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có các bệnh lý khác (tiểu đường…) hoặc đang sử dụng thuốc khác, tránh tương tác thuốc và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Nếu có tiền sử viêm tai thường xuyên hoặc các bệnh lý tai mũi họng khác, hãy thảo luận với bác sĩ về cách điều trị tốt nhất.
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc và tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.
  • Kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi sử dụng, đảm thuốc không bị hỏng hoặc biến chất.
  • Không dùng chung hoặc chia sẻ thuốc nhỏ tai với người khác, tránh lây lan vi khuẩn.
  • Tránh tự ý pha trộn, kết hợp thuốc nhỏ tai với các loại thuốc khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nhỏ thuốc nếu tai bị thủng, hay nghi ngờ thủng màng nhĩ mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Làm ấm thuốc trong lòng bàn tay trước khi dùng. Vì thuốc lạnh có thể gây khó chịu cho tai.
  • Nếu khó khăn trong việc nhỏ thuốc, có thể sử dụng bông gòn sạch để giữ thuốc trong tai.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ khoảng thời gian giữa các lần nhỏ theo chỉ định.
  • Sử dụng đúng loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng cho tình trạng viêm tai ngoài; tránh sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Cẩn thận khi nhỏ thuốc cho trẻ em và có thể cần sự giúp đỡ của người lớn để giữ trẻ ở yên.

Lưu ý trong quá trình điều trị với thuốc nhỏ tai

  • Theo dõi phản ứng sau khi nhỏ thuốc. Liên hệ bác sĩ nếu có các triệu chứng như đau nặng hơn, ngứa hoặc tiết dịch nhiều hơn.
  • Theo dõi sức khỏe tổng thể. Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng khác như sốt, đau đầu hoặc mệt mỏi.
  • Lưu ý đến tác dụng phụ có thể xảy ra như kích ứng, ngứa hoặc cảm giác nóng rát. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng này kéo dài.
  • Không tự ý ngưng thuốc. Nếu thuốc không có hiệu quả hoặc triệu chứng kéo dài, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
  • Hoàn thành liệu trình điều trị ngay cả khi triệu chứng đã giảm bớt, để đảm bảo bệnh không tái phát.
  • Ghi chép lại các thay đổi trong triệu chứng, hoặc bất thường sau khi nhỏ thuốc để thông báo cho bác sĩ trong lần tái khám.
  • Tránh cho tai bệnh tiếp xúc với nước trong thời gian điều trị; hạn chế đến những nơi bụi bặm hoặc ô nhiễm để tráng làm tình trạng viêm tồi tệ hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đến bác sĩ để được kiểm tra lại nếu tình trạng kéo dài hoặc nặng hơn
Đến bác sĩ để được kiểm tra lại nếu tình trạng kéo dài hoặc nặng hơn

Trên đây là thông tin về 6 loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài phổ biến hiện nay và những lưu ý khi dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhỏ tai để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Clinical Practice Guideline: Acute Otitis Externahttps://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/0194599813517083

    Ngày tham khảo: 04/11/2024

  2. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Polydexahttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2024/03/to-huong-dan-su-dung-thuoc-polydexa-105ml.pdf

    Ngày tham khảo: 04/11/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người