YouMed

5 nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ ở nam và nữ giới cùng cách điều trị

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Tiểu buốt có mủ là một triệu chứng đường tiết niệu thường gặp ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này do những nguyên nhân nào gây nên? Điều trị khó hay dễ? Làm thế nào để phòng ngừa? Tất cả sẽ được ThS.BS Trần Quốc Phong “bật mí” trong bài viết dưới đây!

Tiểu buốt có mủ là bệnh gì? Triệu chứng bệnh

Tiểu buốt có mủ là gì?

Tiểu buốt có mủ là thuật ngữ mô tả cảm giác đau buốt khó chịu khi đi tiểu, kèm chảy mủ. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc đôi khi từ vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bể chứa) ra ngoài cơ thể.1 Đối với nam giới, đáy chậu là khu vực giữa bìu và hậu môn. Còn với nữ giới, đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và cửa âm đạo.

Tiểu buốt có mủ thường gặp ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ
Tiểu buốt có mủ thường gặp ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ

Tiểu buốt có mủ có nguy hiểm không?

  • Làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
  • Làm suy giảm chất lượng đời sống tình dục.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: lo lắng, căng thẳng, mất tập trung.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác, các biến chứng khó lường.

Triệu chứng bệnh

  • Đi tiểu đau, buốt, khó chịu.
  • Có mủ chảy ra từ lỗ tiểu, mủ có mùi tanh hoặc hôi.

Nguyên nhân đi tiểu buốt có mủ

Nhiễm trùng đường tiết niệu2

Đi tiểu đau kèm chảy mủ là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân do nhiều loại vi khuẩn gây nên.

Phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Vì niệu đạo nữ ngắn hơn nhiều so với niệu đạo nam. Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn E.coli dễ dàng xâm nhập đến bàng quang qua đường niệu đạo ở phụ nữ. Ngoài ra, những tác động kích thích, ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các loại thuốc ngừa thai, chất thải từ tử cung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho âm hộ bị viêm nhiễm.

Triệu chứng

  • Tiết dịch niệu đạo. Triệu chứng này thường được ghi nhận vào sáng sớm, sau khi nhịn tiểu qua đêm.
  • Tiểu buốt.
  • Cảm giác ngứa ngáy.
  • Tiểu gấp, muốn đi tiểu nhiều lần, khó nhịn tiểu.
  • Nước tiểu đục, có thể có mùi nồng, đôi khi là mùi hôi khó chịu.
  • Tiểu ra máu hoặc không.
  • Đau vùng chậu và bụng dưới ở phụ nữ.
  • Đau vùng hậu môn ở nam giới.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)2

Nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ do mắc các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp là nhiễm trùng lậu cầu và chlamydia.

Xem thêm: Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và cách điều trị

Triệu chứng

  • Dịch tiết nhiều, có màu vàng hoặc xanh, khởi phát cấp tính: gợi ý do lậu cầu.
  • Mủ chỉ xuất hiện khi rạch niệu đạo hoặc vào buổi sáng khi mới ngủ dậy: thường không do lậu cầu.

Viêm tuyến tiền liệt

Triệu chứng thường gặp là tiểu rát, buốt, khó chịu kèm chảy mủ và máu ở nam giới.

Các triệu chứng khác:

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là đoạn ống nằm phía sau tinh hoàn. Có vai trò lưu trữ và là đường di chuyển sau khi tinh trùng được tạo thành.

Triệu chứng

Viêm mào tinh hoàn có các triệu chứng:

  • Sưng, đỏ, cảm giác nóng ấm bìu.
  • Đau tinh hoàn một bên, nặng hơn khi đi tiểu.
  • Đi tiểu đau, tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác đau khi giao hợp hoặc xuất tinh.
  • Sốt cao, ớn lạnh.
  • Sưng hạch bẹn.
  • Đau, khó chịu vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
  • Chảy dịch, mủ từ dương vật.
  • Máu trong tinh dịch.
  • Khối u gồ lên trên tinh hoàn.

Sỏi thận

Sỏi thận ứ nước nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng tiểu buốt có mủ. Ngoài cảm giác đau buốt, khó chịu và có mủ trong nước tiểu, bệnh có các dấu hiệu đặc trưng khác như:

  • Cơn đau quặn thận điển hình: đau dữ dội vùng thắt lưng, 1 hoặc 2 bên. Sau đó đau lan lên bụng, xuống bẹn, đùi.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Bí tiểu khi đau.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có máu.
  • Sốt, ớn lạnh.1

Cách điều trị

Bước đầu tiên của quá trình điều trị là xác định nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt có mủ.

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng tiểu hiện tại. Đi tiểu buốt kèm mủ do vi khuẩn thường cải thiện khá nhanh ngay sau khi dùng thuốc. Cần lưu ý tuân thủ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh.

Thay đổi lối sống

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Khuyến cáo kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
  • Uống nhiều nước (2-2.5l) để vi khuẩn theo nước tiểu ra ngoài.
  • Bổ sung rau củ quả tươi, chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ ở mức độ vừa phải.
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng, thức uống có cồn, đồ uống chứa caffeine.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ quan sinh dục. Hạn chế xà phòng có mùi hương mạnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bó sát làm tăng ma sát giữa quần áo và cơ thể. Thay quần áo thường xuyên.

Cách phòng ngừa đi tiểu buốt có mủ

  • Ăn nhiều rau cải.
  • Bổ sung trái cây tươi, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ phù hợp.
  • Uống đủ nước (trung bình 2 lít mỗi ngày, thay đổi tùy vào nhu cầu cơ thể và mức độ hoạt động trong ngày).
  • Tránh sử dụng trà, cà phê, đồ uống có cồn vì chứa chất kích thích không tốt cho bàng quang.
  • Có thể nấu nước râu bắp uống hàng ngày.
  • Đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn, đảm bảo đi tiểu hết trong mỗi lần tiểu tiện.
  • Cố gắng đi tiểu sau mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tránh áp lực vì tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tích tụ axit trong cơ thể, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất.2

Qua bài viết trên, bác sĩ Trần Quốc Phong đã chỉ ra những nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ thường gặp nhất. Ngoài việc tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng liều, đủ thời gian, các bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh. Điều này không những rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả điều trị mà còn tạo nền tảng phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Causes Painful Urination?https://www.healthline.com/health/urination-painful#_noHeaderPrefixedContent

    Ngày tham khảo: 16/11/2021

  2. Nguyên nhân đi tiểu buốt và cách phòng tránhhttps://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-di-tieu-buot-va-cach-phong-tranh-169143142.htm

    Ngày tham khảo: 16/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người