YouMed

Tiêu chảy ở trẻ: Nên cho trẻ ăn gì và khi nào cần đi khám bác sĩ?

Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh
Chuyên khoa: Dược

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, hoặc do dùng kháng sinh kéo dài. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần biết chăm sóc đúng cách giúp bé mau khỏi bệnh.

1. Xử trí trẻ bị tiêu chảy thế nào?

Điều đáng lo ngại nhất của tiêu chảy ở trẻ đó là việc trẻ bị mất nước và chất điện giải. Vì vậy, việc bù nước và điện giải là việc đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm.

Quan điểm cho trẻ uống ít nước để cô đặc phân và giảm tiêu chảy là hết sức sai lầm. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải bù lại lượng dịch mà trẻ mất đi do tiêu chảy. Mất nước và điện giải là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ, có thể gây co giật, hôn mê nếu không được bù lại kịp thời.

Bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể cho bé uống thêm các dung dịch bù điện giải như Oresol. Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha của gói thuốc với lượng nước phù hợp, không được pha quá đặc hoặc quá loãng.

  • Nếu trẻ sốt từ 38.5°C trở lên (không có tiền sử bị co giật do sốt), bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol 10 – 15mg/kg/lần. Mỗi viên dùng cách nhau 6 giờ.
  • Nếu có kèm theo nôn ói, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải nặng nề hơn. Bố mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước, hoặc đút muỗng, bơm vào miệng từ từ, với lượng ít nhưng thường xuyên cho trẻ. Không nên vì thấy trẻ nôn ói mà ngừng cho trẻ ăn uống.

Bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước khi bị tiêu chảy

2. Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Phụ huynh có thể cho trẻ ăn các thực phẩm BRAT. Chế độ ăn BRAT bao gồm: chuối (Banana), cơm trắng (Rice), sốt táo (Applesauce), bánh mì nướng (Toast)

Chuối

Hàm lượng lớn kali có trong quả chuối giúp cung cấp các chất điện phân cần thiết bị mất đi trong quá trình tiêu chảy. Tất nhiên cha mẹ không nên chỉ cho bé ăn mỗi chuối trong cả ngày bị tiêu chảy mà cần ăn kết hợp với nhiều thực phẩm để bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ.

Cơm trắng

Cơm trắng là thực phẩm giúp phân bé cô đặc hơn trước khi đào thải ra ngoài. Qua đó giúp giảm hiệu quả tình trạng tiêu chảy.

Táo

Táo chứa nhiều pectin giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Đồng thời còn chứa hàm lượng đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng cho bé.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng bổ sung một lượng lớn tinh bột vào phân giúp làm giảm tiêu chảy. Ngoài ra, nó cũng còn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể bé.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Ngoài 4 thực phẩm BRAT trên, bố mẹ còn có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, dễ ăn và tốt cho đường ruột như:

Sữa chua: Sữa chua chứa probiotic sẽ giúp bổ sung hệ vi sinh có lợi cho đường ruột. Đặc biệt có lợi ở trẻ tiêu chảy do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc do uống kháng sinh.

Khoai tây nghiền: loại thực phẩm dễ ăn, giàu tinh bột thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy.

3. Không nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như kem, bơ, phô mai…là những thực phẩm cần tránh xa khi ruột yếu. Lý do là vì nếu tiêu thụ quá nhiều lactose, nó sẽ đi vào ruột già và làm tiêu chảy tồi tệ hơn nữa. Tuy nhiên, sữa chua là ngoại lệ vì nó chứa các vi khuẩn cần thiết cho đường ruột.

Nước giải khát công nghiệp

Các loại nước ngọt có gas chứa nhiều đường hóa học, có thể làm trẻ khó tiêu hóa và trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.
Không nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

4. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp, hãy đưa tới bệnh viện ngay vì trẻ ở tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được. Ở trẻ lớn hơn, hãy đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu sau:

  • Phân có máu.
  • Tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội.
  • Khi nôn ói, bố mẹ thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (trừ trường hợp trước đó trẻ có ăn thức ăn màu xanh lá cây).
  • Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày liền không đỡ.
  • Trẻ sốt cao không hết và đau bụng nhiều.
  • Trẻ chóng mặt, choáng váng; bị khô miệng; nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.

Mặc dù khi bị tiêu chảy, trẻ có thể sẽ khó chịu và bỏ bữa ăn. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Việc chọn lựa thức ăn phù hợp cho trẻ giúp hỗ trợ trẻ mau ổn định hệ tiêu hóa hơn. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.

Một trong những vấn đề thường thấy gây lo lắng cho các bậc cha mẹ là chuyện bé yêu đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày. Cùng YouMed tìm hiểu nhé: Tiêu chảy cấp ở trẻ : Một số vấn đề phụ huynh cần biết

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What to know about the BRAT diethttps://www.medicalnewstoday.com/articles/318255.php

    Ngày tham khảo: 08/06/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người