YouMed

Tinh dầu thiên nhiên: khái niệm, công dụng và lưu ý khi dùng

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tinh dầu từ lâu đã được biết đến là sản phẩm từ thiên nhiên giúp mang lại hương thơm. Hương thơm từ tinh dầu không chỉ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn mà còn hỗ trợ các vấn đề về hô hấp và nhiều công dụng khác… Ngày này, để đáp ứng nhu cầu của con người, các loại tinh dầu công nghiệp cũng được sản xuất nhiều. Cùng bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên, công dụng và những lưu ý khi dùng.

Tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm. Tinh dầu thiên nhiên là chiết xuất của các hợp chất có mùi thơm từ thực vật. Trong thực vật, tinh dầu có thể nằm ở hoa, lá, rễ, thân, củ… Có một số thực vật trong hầu hết bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu. Mùi thơm của tinh dầu là mùi của các cấu tử có nhiều trong tinh dầu. Ví dụ:

  • Mùi của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etilic.
  • Mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin.
  • Mùi của tinh dầu chanh là mùi của limonen (chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh).
Tinh dầu tự nhiên mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người
Tinh dầu tự nhiên mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người

Đa số các loại tinh dầu thiên nhiên thường rất dễ bay hơi. Để khai thác tinh dầu trong công nghiệp, người ta sử dụng bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất của cây để thu được chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn lắm. Có loại chứa 15% và có loại chỉ vài phần nghìn. Những dược liệu chứa ít tinh dầu thường quí và đắt tiền ví dụ: tinh dầu hoa hồng.

Cách sản xuất tinh dầu thiên nhiên cũng rất quan trọng. Vì các loại tinh dầu thu được qua các quá trình hóa học không được xem là tinh dầu thực sự.

Cách thức hoạt động của tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu được ứng dụng trong các phương thức trị liệu bằng hương thơm. Tinh dầu có thể được sử dụng bằng cách hít, xông, hoặc thoa lên da… Một số hóa chất thực vật trong tinh dầu có thể được hấp thu khi thực hiện động tác xoa lên da. Ngoài ra, có thể cải thiện sự hấp thu của tinh dầu bằng cách chườm nóng…

Việc hít hương thơm từ tinh dầu có thể kích thích các khu vực của hệ viền (hệ limbic). Đây là hệ thống của não bộ đóng vai trò trong cảm xúc, hành vi, khứu giác và trí nhớ dài hạn. Hệ viền cũng tham gia vào việc hình thành ký ức. Điều này có thể lí giải một phần tại sao những mùi hương quen thuộc có thể kích hoạt ký ức hoặc cảm xúc. Ngoài ra, tinh dầu thiên nhiên còn đóng vai trò trong việc kiểm soát một số chức năng sinh lý vô thức, ví dụ như: nhịp thở, nhịp tim và huyết áp.

Tinh dầu thiên nhiên có thể được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau
Tinh dầu thiên nhiên có thể được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau

Các loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến

Có hơn 90 loại tinh dầu thiên nhiên, mỗi loại có mùi đặc trưng riêng và có lợi cho sức khỏe.

Sau đây là 10 loại phổ biến:

  • Tinh dầu bạc hà: được sử dụng để tăng cường năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tinh dầu hoa oải hương: có tác dụng giúp giảm căng thẳng.
  • Tinh dầu gỗ đàn hương: được sử dụng để làm dịu thần kinh và giúp tập trung.
  • Tinh dầu cam Bergamot: được sử dụng để giảm căng thẳng và cải thiện các tình trạng da như bệnh chàm.
  • Tinh dầu hoa hồng: được sử dụng để cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng.
  • Tinh dầu hoa cúc la mã: giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn.
  • Tinh dầu hoa ngọc lang tây Ylang-Ylang: được sử dụng để điều trị đau đầu, buồn nôn và các bệnh ngoài da.
  • Dầu cây trà: được sử dụng để chống lại nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Tinh dầu hoa nhài: được sử dụng để giúp chống trầm cảm, sinh con và giảm ham muốn tình dục.
  • Tinh dầu chanh: được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, tâm trạng, đau đầu…

Lợi ích sức khỏe – Công dụng của tinh dầu thiên nhiên

Mặc dù tinh dầu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi. Nhưng những lợi ích sức khỏe của nó không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là bằng chứng về một số vấn đề sức khỏe mà liệu pháp trị liều bằng tình dầu đã được sử dụng để điều trị.

Giúp giảm căng thẳng và lo lắng

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Journal of Alternative and Complementary Medicine và nghiên cứu khác được đăng trên trang International Journal of Nursing Practice, tinh dầu hoa oải hương có thể làm giảm mức độ căng thẳng của những thành viên tham gia thử nghiệm.1 2 3

Tinh dầu ngọc lan tây là một trong những phương thức trị liệu bằng hương thơm giúp thư giãn tinh thần
Tinh dầu ngọc lan tây là một trong những phương thức trị liệu bằng hương thơm giúp thư giãn tinh thần

Bên cạnh đó, tinh dầu cam Bergamot cũng được xem là một trong những loại tinh dầu thiên nhiên giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Các nghiên cứu năm 2015 và 2017 đã chỉ ra, loại tinh dầu này có thể cải thiện cảm xúc tiêu cực, giảm mệt mỏi và nồng độ cortisol trong cơ thể.4 5

Nhìn chung, các loại tinh dầu đều có thể giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và thư giãn đầu óc. Không chỉ lavender và cam Bergamot, bạn cũng có thể thư giãn với tinh dầu cam, tinh dầu sả chanh hoặc tinh dầu hoa ngọc lan tây Ylang-Ylang.3

Các cơn đau đầu và đau nửa đầu

Vào những năm 90, hai nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra việc thoa hỗn hợp dầu bạc hà và ethanol lên trán và thái dương sẽ giúp giảm đau đầu.6 7

Tinh dầu bạc hà đã được chứng minh làm giảm các cơn đau nửa đầu
Tinh dầu bạc hà đã được chứng minh làm giảm các cơn đau đầu

Các nghiên cứu gần đây cũng đã quan sát thấy cơn đau đầu giảm sau khi thoa tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương lên da.8 9

Hơn nữa, người ta cho rằng thoa hỗn hợp hoa cúc và dầu lên thái dương có thể điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao để khẳng định những tác dụng hữu ích này.10

Cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn

Việc ngửi tinh dầu hoa oải hương được chứng minh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau sinh con, cũng như người mắc bệnh tim.11 12

Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng ngửi các loại tinh dầu thiên nhiên – chủ yếu là dầu oải hương – có tác động tích cực đến thói quen ngủ.13

Tác dụng kháng viêm của tinh dầu thiên nhiên

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu thiên nhiên giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tác dụng kháng viêm rõ rệt của tinh dầu.14 15

Tác dụng kháng khuẩn

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà và tinh dầu từ cây trà có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng đường hô hấp.16

Dầu cây trà đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm đường hô hấp
Dầu cây trà đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn đường hô hấp

Một số công dụng khác của tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu thiên nhiên có nhiều công dụng ngoài trị liệu như:

  • Có thể dùng làm thơm nhà cửa.
  • Dùng như một hương thơm tự nhiên trong mỹ phẩm tự chế. Hoặc các sản phẩm tự nhiên chất lượng cao.

Hơn nữa, nó có thể cung cấp giải pháp thay thế an toàn và thân thiện với môi trường bằng việc ứng dụng trong việc đuổi muỗi nhân tạo, chẳng hạn như DEET.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại tinh dầu, chẳng hạn như sả, có thể xua đuổi một số loại muỗi trong khoảng 2 giờ. Thời gian bảo vệ có thể kéo dài đến 3 giờ khi kết hợp với vanillin.

Một số loại tinh dầu thiên nhiên được ứng dụng trong các sản phẩm làm đẹp
Một số loại tinh dầu thiên nhiên được ứng dụng trong các sản phẩm làm đẹp

Cách thức sản xuất tinh dầu thiên nhiên

Hiện nay tinh dầu thiên nhiên được sản xuất phổ biến bằng 2 phương pháp: tẩm trích và chưng cất hơi nước. Với mỗi loại tinh dầu sẽ có những cách sản xuất riêng biệt. Tuy nhiên quá trình sản xuất tinh dầu thiên nhiên đều trải qua các bước sau:

– Chọn mùi hương yêu thích: Các loại cây cỏ, hoa lá, thực vật… có chứa tinh dầu là những thành phần đã được sử dụng từ lâu đời. Một số thành phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: vỏ quế, sả, cam, quýt, chanh, bưởi, hoa nhài, mimosa, hoa hồng,… đều có thể chiết ra tinh dầu.

– Chiết xuất tinh dầu: Những hương liệu thô sau khi thu hái được đem phơi, sấy khô, thanh lọc tạp chất và bước vào giai đoạn chiết xuất và tinh chế. Tùy vào từng nguyên liệu mà lại có các phương pháp sản xuất riêng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất gồm: chiết xuất, chưng cất, tách hương liệu hoặc ép lấy nước.

Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Bên cạnh những tác dụng có lợi vốn có của tinh dầu. Chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Phát ban.
  • Hen suyễn.
  • Đau đầu.
  • Phản ứng dị ứng.
Kích ứng da có thể gặp phải khi sử dụng tinh dầu
Kích ứng da có thể gặp phải khi sử dụng tinh dầu

Các loại tinh dầu thiên nhiên thường liên quan đến phản ứng phụ là oải hương, bạc hà, cây trà và hoa hoàng lan ylang-ylang. Cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại tinh dầu. Tinh dầu cây xô thơm có thể gây co thắt ở phụ nữ đang mang thai.17

Các loại tinh dầu có nhiều phenol như quế, có thể gây kích ứng da và không nên sử dụng trên da khi chưa kết hợp với dầu nền. Tương tự tinh dầu làm từ vỏ cam quýt, tinh dầu cam Bergamot cũng làm tăng phản ứng của da với ánh nắng và có thể xảy ra bỏng.17

Uống hoặc nuốt tinh dầu không được khuyến cáo. Vì có thể gây hại và ở liều lượng nhất định có thể gây tử vong.

Phân biệt tinh dầu thiên nhiên với các tinh dầu hóa học

Tinh dầu thiên nhiên được làm hoàn toàn từ nguyên liệu là tự nhiên. Đây được xem là loại tinh dầu “không pha tạp”. Nghĩa là chưa qua xử lý, pha loãng, chế tác dưới mọi hình thức với dung môi, chất phụ gia. Do đó, chúng thường có giá cao và khác nhau tùy thuộc loại tinh dầu, mùa trong năm.

Tinh dầu hóa học được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Đa số được nhân tạo từ các hợp chất hóa học không tồn tại trong tự nhiên. Đặc điểm của tinh dầu này là không bay hơi và thường tồn tại lâu hơn loại tự nhiên. Các loại tinh dầu hóa học thường không mang lại lợi ích sức khỏe giống như tinh dầu thiên nhiên. Vì chúng được thiết kế hoàn toàn dưới hình thức bắt chước mùi hương. Đồng thời, tinh dầu hóa học có giá thành rẻ hơn do:

  • Khả năng sản xuất, điều chế ở quy mô công nghiệp dễ dàng, nhanh chóng.
  • Không cần chiết xuất công phu như tinh dầu thiên nhiên.

Tinh dầu thiên nhiên thường mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng các loại tinh dầu và cần ngưng sử dụng nếu thấy các phản ứng dị ứng trên cơ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Aroma Effects on Physiologic and Cognitive Function Following Acute Stress: A Mechanism Investigationhttps://www.liebertpub.com/doi/10.1089/acm.2015.0349

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  2. The effects of aromatherapy in relieving symptoms related to job stress among nurseshttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/ijn.12229

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  3. Essential Oils for Stress Reliefhttps://www.verywellmind.com/essential-oils-to-help-ease-stress-89636

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  4. Effects of Bergamot (Citrus bergamia (Risso) Wright & Arn.) Essential Oil Aromatherapy on Mood States, Parasympathetic Nervous System Activity, and Salivary Cortisol Levels in 41 Healthy Femaleshttps://www.karger.com/Article/FullText/380989

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  5. Bergamot (Citrus bergamia) Essential Oil Inhalation Improves Positive Feelings in the Waiting Room of a Mental Health Treatment Center: A Pilot Studyhttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ptr.5806

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  6. Effect of peppermint and eucalyptus oil preparations on neurophysiological and experimental algesimetric headache parameters.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7954745/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  7. Essential plant oils and headache mechanismshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23196150/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  8. Effectiveness of Oleum menthae piperitae and paracetamol in therapy of headache of the tension typehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8805113/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  9. Lavender essential oil in the treatment of migraine headache: a placebo-controlled clinical trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22517298/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  10. Potential effect and mechanism of action of topical chamomile (Matricaria chammomila L.) oil on migraine headache: A medical hypothesis.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25238714/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  11. Lavender fragrance essential oil and the quality of sleep in postpartum womenhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26023343/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  12. Effects of aromatherapy on sleep quality and anxiety of patientshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26211735/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  13. A systematic review of the effect of inhaled essential oils on sleephttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24720812/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  14. Differential effects of the essential oils of Lavandula luisieri and Eryngium duriaei subsp. juresianum in cell models of two chronic inflammatory diseaseshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25612776/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  15. Screening of five essential oils for identification of potential inhibitors of IL-1-induced Nf-kappaB activation and NO production in human chondrocytes: characterization of the inhibitory activity of alpha-pinenehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19774507/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  16. Antimicrobial activity of the bioactive components of essential oils from Pakistani spices against Salmonella and other multi-drug resistant bacteriahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3853939/

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

  17. Essential Oils Promise Help, But Beware the Riskshttps://www.webmd.com/beauty/news/20180813/essential-oils-promise-help-but-beware-the-risks

    Ngày tham khảo: 04/05/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người