YouMed

Những công dụng của vị thuốc Trư linh đối với sức khỏe

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Trư linh – tên gọi của một loại dược liệu có thể nghe lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu đã từng sử dụng hoặc nhìn qua, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cái tên này. Đây là một loại nấm hay được dùng trong bữa ăn hằng ngày của nhiều người. Trong y học cổ truyền, Trư linh là vị thuốc quý. Cùng bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về dược liệu Trư linh và công dụng đối với với sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về vị thuốc Trư linh

Tên khoa học

Gritola umbellata, họ Nấm nhiều lỗ (Polyporaceae).1

Mô tả

Đây là loại nấm sống lâu năm, thường sống kí sinh trên các rễ cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), hoặc mọc từ các gốc cây chết, rễ của cây bạch dương, cây phong, cây liễu… Hình thù to nhỏ, không nhất định, thường hơi hình cầu, ở giữa lõm xuống hoặc uốn thành khúc. Mặt ngoài màu đen hay xám tro, có nếp nhăn lượn sóng. Đường kính 5 – 15 cm. Thịt màu trắng, gặp không khí lâu có thể biến thành đen.1

Trư linh là loại nấm thuộc họ nấm Lỗ, được sử dụng để chữa bệnh
Trư linh là loại nấm thuộc họ nấm Lỗ, được sử dụng để chữa bệnh

Phân bố, sinh thái

Nấm Trư linh được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Châu Âu, Đông và Trung Bắc Mỹ. Hiện nay, nấm này chưa được nghiên cứu và trồng tại Việt Nam.1

Thu hoạch, bảo quản

Trư linh thường thu hoạch vào ba mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu.1

Nấm đào lên, rửa sạch, phơi sấy khô. Sau đó thái thành từng miếng nhỏ là có thể sử dụng được. Bảo quản nấm ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm thấp, mối mọt.1

Bộ phận dùng

Dùng toàn bộ cây nấm để làm thuốc.1

Trư linh sau khi đã phơi khô dùng làm thuốc
Trư linh sau khi đã phơi khô dùng làm thuốc

Thành phần hóa học

Trư linh chứa các dược chất quý hiếm và hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:1

  • Beta-glucans, hỗ trợ hệ thống miễn dịch ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Proteoglycan, một cấu trúc protein giúp xây dựng mô liên kết.
  • Triterpen, một hợp chất có nhiều chức năng trong cơ thể.
  • Giàu khoáng chất Canxi, Kali, Sắt, Mangan và Kẽm.
  • Chứa nhiều vitamin B.
  • Chứa nhiều Ergosterol, tiền chất của vitamin D.
  • Ngoài ra còn có nhiều các protein, albumin, chất xơ, chất đường.

Tác dụng của vị thuốc Trư linh theo y học cổ truyền

Trư linh vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy kinh Thận, Bàng quang.

Có tác dụng thẩm thấp (trừ thấp), lợi niệu. Chữa các chứng bệnh: tiểu tiện ít, phù thũng, trướng đầy, chứng lâm, chứng tiết tả do thủy thấp đình đọng.

Liều dùng: 5 – 15 gam sắc uống hoặc tán bột dùng cùng với nước ấm. Vị thuốc này cũng kết hợp với các vị thuốc khác thành thang thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của Trư linh theo y học hiện đại

Tác dụng chống khối u của Trư linh2 3 4

Các nghiên cứu cho thấy, polysaccharid trong Trư linh có khả năng ức chế sự phát triển của khối u khi nghiên cứu trên chuột với liều 300 mg / kg. Dược liệu này cũng được chứng minh là hữu ích trong việc giảm tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật của ung thư bàng quang. Tỷ lệ tái phát là 34,9 % so với 41,7 % ở nhóm dùng mitomycin C và 64,7 % ở nhóm chứng.

Ergosterol được phân lập từ chiết xuất G. umbellatus , được chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt các dòng tế bào ung thư khác nhau ở người. Tác dụng gây độc tế bào hiệu quả đối với các dòng tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung và dạ dày, ít hơn đối với ung thư ruột.

Trư linh có khả năng kháng khối u đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu
Trư linh có khả năng kháng khối u đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu

Khả năng lợi tiểu của Trư linh5

Trư linh có tác dụng lợi tiểu và được sử dụng chủ yếu cho chứng phù nề và khó tiểu. Các nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận rằng Polyporus umbellatus là một thuốc lợi tiểu hiệu quả, không có tác dụng phụ, để điều trị viêm thận – bể thận và sỏi tiết niệu.

Aldosterone là một hormone Steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận và nó điều chỉnh sự cân bằng natri và kali trong máu. Chất Ergone trong Polyporus umbellatus cũng đã được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu kháng aldosteron. Điều này hứa hẹn lợi thế của vị thuốc này trong tương lai trong việc sử dụng tác dụng lợi tiểu của Trư linh.

Trư linh có khả năng chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra nó còn giúp kích thích mọc tóc. Đa phần các tác dụng này được nghiên cứu trên súc vật thử nghiệm hoặc trong ống nghiệm. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai được ứng dụng trên người để làm sáng tỏ các tác dụng của dược liệu này.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Trư linh

  • Người tỳ vị hư nhược (tiêu hóa kém) mà không phải do thấp nhiệt không nên dùng.
  • Không dùng các bài thuốc có Trư linh để điều trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Thận trọng khi dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, trẻ em. Hoặc các đối tượng đang có vấn đề về thận.
  • Trư linh có tác dụng lợi thủy mạnh nhưng không có tác dụng bồi bổ cơ thể. Vì vậy, không nên dùng kép dài, cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng.

Các bài thuốc có Trư linh

Bài thuốc số 1

Công dụng: Chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt, phù thũng, phù chân, tiểu nhỏ giọt, phụ nữ khí hư.

Trư linh 50 gam, tán bột, mỗi lần uống 10 gam.

Bài thuốc số 2

Công dụng: chữa các bệnh về tiết niệu do nhiệt

Sắc uống 2 lần / ngày.

Bài thuốc số 3

Công dụng: chữa phù thũng toàn thân, tiểu tiện ít.

Sắc uống ngày 2 lần.

Bài thuốc số 4

Công dụng: chữa tiêu chảy, thổ tả.

  • Trư linh, Bạch truật mỗi vị 20 gam
  • Phục linh và Trạch tả mỗi vị 40 gam
  • Cam thảo, Quan quế, Thạch cao, Hàn thủy thạch mỗi vị 80 gam
  • 160 gram Hoạt thạch.

Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 12 gam uống cùng với nước ấm. Sử dụng mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc số 5

Công dụng: chữa thủy thấp, nôn, tiêu chảy, đại tiện lỏng, tiểu không thông

Thành phần gồm: Trư linh, Phục linh, Trạch tả, A giao cùng với Hoạt thạch mỗi vị 4 gam. Tất cả các vị thuốc trên làm thành thang thuốc. Sử dụng mỗi ngày một thang sắc với năm phần nước, cô đặc còn hai phần để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng hoặc ấm.

Trên đây là các bài thuốc được lấy từ các tài liệu y văn. Người bệnh không nên tự ý áp dụng, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để khám và chẩn đoán đúng bệnh trước khi ra phương thuốc cụ thể. Việc này sẽ giúp hạn chế các tác dụng bất lợi cũng như những biến cố không mong muốn cho người bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000. Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược. NXB Y học TP. HCM. Trang 317 – 318.

  2. Studies on antitumor activities of Basidiomycetes-antitumor activity of polysaccharides and sex factorshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/986353/

    Ngày tham khảo: 06/05/2022

  3. Prevention of postoperative recurrence of bladder cancer: a clinical studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11829890/

    Ngày tham khảo: 06/05/2022

  4. Cytotoxic activity of ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3-one from the sclerotia of Polyporus umbellatushttps://www.researchgate.net/publication/264112208_Cytotoxic_Activity_of_Ergosta-4681422-tetraen-3-one_from_the_Sclerotia_of_Polyporus_umbellatus

    Ngày tham khảo: 06/05/2022

  5. Preliminary report on the diuretic action of Grifola umbellatahttp://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTOTAL-YXXB196412002.htm

    Ngày tham khảo: 06/05/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người