YouMed

U dây thần kinh morton và những điều bạn cần biết

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

U dây thần kinh morton là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang cao gót thường xuyên. Ai trong chúng ta đã từng bị hành hạ bởi cơn đau ở lòng bàn chân? Đặc biệt ở vị trí giữa ngón thứ 3 và ngón thứ 4. Một trong các lý do gây ra cơn đau này chính là u dây thần kinh morton. Nếu mắc bệnh, bạn có thể cảm thấy như đang đứng trên một hòn sỏi trong giày. Hay thậm chí là giống như có một nếp gập cuộn lên trong túi quần. Vậy bệnh lý này là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Mời bạn cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

U dây thần kinh morton là gì?

Nguồn gốc u dây thần kinh morton

U dây thần kinh morton được mô tả lần đầu vào năm 1876 bởi bác sĩ Thomas G. Morton. Ông là một giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Philadelphia.

Nhưng vào năm 1940, các tài liệu đã ghi nhận rằng đây không phải là một u thần kinh thật sự. Nó là kết quả của quá trình xơ hóa và thoái hóa các tổ chức xung quanh dây thần kinh bàn chân. Các dây thần kinh bàn chân bắt ngang dưới các dây chằng liên đốt bàn. Do đó khi ngón chân gập duỗi nhiều lần liên tục sẽ chèn ép các dây thần kinh gian cốt gây đau.

U dây thần kinh morton

U dây thần kinh morton có liên quan đến sự dày lên của mô xung quanh dây thần kinh bàn chân. Điều này gây ra cảm giác đau nhói, bỏng rát ở bàn chân. Ngón chân cũng có thể bị nhói, bỏng hoặc cảm thấy tê.

U dây thần kinh morton thường gặp ở những người thường xuyên chạy bộ. Biểu hiện là cảm giác đau kiểu bỏng rát ở phần mũi chân, ngay phía sau ngón 3 và ngón 4. Cảm giác đau lan dọc xuống ngón chân. Đôi lúc người chạy cảm thấy tê bì nhiều hơn là đau. Nguyên nhân thường là viêm dây thần kinh chạy giữa xương các ở mũi chân. Hoặc có thể do đi giày quá chật.

U dây thần kinh morton
Hình ảnh u dây thần kinh morton

Nguyên nhân của u dây thần kinh morton

Như đã nói ở trên, bệnh lý này là sự phì đại của một dây thần kinh chạy giữa các xương đốt bàn chân. Sự phì đại thường do viêm khi bị kích thích. Dây thần kinh bị kích thích và dày lên. Dần dần trở nên đau hơn. Nguyên nhân kích thích thường gặp nhất là đi giày cao gót quá chật.

Với những người chạy bộ, giày chạy quá chật làm mũi chân bị ép lại. Điều này khiến dây thần kinh bị tổn thương và dẫn đến viêm. Dây thần kinh bị viêm và bị chèn ép ở khe giữa các xương lại làm quá trình viêm gia tăng. Nếu ngăn cản được vòng xoắn này tiếp diễn, vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp quá trình viêm – chèn ép này cứ liên tiếp nên hình thành mô xơ xung quanh dây thần kinh. Khi đó, có thể cần phải phá hủy dây thần kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Một nguyên nhân khác là do bàn chân hoặc dáng đi bất thường. Điều này cũng khiến dây thần kình bàn chân của bạn bị chèn ép gây đau.

Nghiên cứu cho thấy, u thần kinh morton có liên quan đến các vấn đề sau:

  • Bàn chân phẳng.
  • Bàn chân vòm cao.
  • Biến dạng khớp ngón bàn chân cái (bunion).
  • Ngón chân cái bị khoằm (hammer toes).

Ngoài ra nó cũng liên quan đến các hoạt động như:

  • Hoạt động thể thao lặp đi lặp lại. Ví dụ: các môn thể thao chạy, dùng vợt. Điều này làm tăng áp lực lên lòng bàn chân.
  • Các môn thể thao yêu cầu giày khá khít. Chẳng hạn như trượt tuyết, múa ba lê.
  • Chấn thương ở bàn chân.
"<yoastmarkaBàn chân hoặc dáng đi bất thường cũng khiến dây thần kình bàn chân của bạn bị chèn ép gây đau.
Bàn chân hoặc dáng đi bất thường cũng khiến dây thần kình bàn chân của bạn bị chèn ép gây đau.

Triệu chứng u dây thần kinh morton

Triệu chứng điển hình là đau mặt gan bàn chân. Vị trí đau thường ở giữa đầu xương đốt bàn chân thứ 3 và thứ 4. Ngoài ra cũng có thể gặp ở các xương đốt bàn chân khác. Các đặc điểm điểm đau thường được mô tả như sau:

  • Đau bỏng rát, tương tự cảm giác như bị chuột rút.
  • Tê bì thường sẽ diễn ra cùng với cơn đau.
  • Đau từng đợt. Mỗi đợt từ vài phút đến vài giờ. Các đợt có thể cách nhau vài tuần đến vài tháng.
  • Một số có cảm giác như đi trên đá hoa cương.
  • Đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói.
  • Đau lan dọc theo các ngón chân.

Bạn hoàn toàn có thể gặp các triệu chứng khác không giống mô tả trên. Nhưng nếu bạn có nghi ngờ, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Chẩn đoán u dây thần kinh morton

Việc chẩn đoán u dây thần kinh morton phải dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm:

  • Hỏi bệnh sử.
  • Các triệu chứng trên lâm sàng, nghiệm pháp…
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng: hình ảnh học…

Một số các biện pháp để chẩn đoán như:

Nghiệm pháp Mulder

Nghiệm pháp Mulder dùng để tạo áp lực vào u dây thần kinh xem cơn đau có tăng lên hay không.

Người khám lấy một bàn tay bóp chặt mũi chân để ép mạnh các đầu xương đốt bàn chân. Các ngón tay còn lại ấn mạnh vào vị trí đau giữa các đầu xương.

Ngoài cơn đau, người khám có thể nghe thấy một âm thanh gọi là tiếng click Mulder. Đây cũng là một gợi ý của u dây thần kinh morton.

Một số xét nghiệm hình ảnh hữu ích

X-quang

Chụp X-quang bàn chân để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau. Chẳng hạn như gãy xương, trật khớp…

Siêu âm

Siêu âm đặc biệt tốt trong việc phát hiện các bất thường của mô mềm trong đó có u thần kinh.

Chụp cộng hưởng từ – MRI

MRI cũng rất tốt trong việc phát hiện các bất thường ở mô mềm. MRI là công cụ tốt nhất để chẩn đoán u dây thần kinh morton. Tổn thương trên MRI là u  có kích thước từ 5mm trở lên. Nên chụp MRI bàn chân ở tư thế nằm sấp với bàn chân được duỗi thẳng và không sử dụng thuốc cản quang. Nếu u nhỏ hơn 5mm, cần xem xét các chẩn đoán khác.

Nhưng chi phí xét nghiệm này còn khá cao. MRI thường chỉ dùng ở bệnh nhân nghi u thần kinh nhưng không có triệu chứng.

Lưu ý, MRI bình thường không giúp loại trừ chẩn đoán.

Các phương pháp điều trị

Việc điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phương thức điều trị chủ yếu là điều trị bảo tồn với thuốc và vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xử trí ban đầu trước:

Vật lý trị liệu

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để làm giảm cơn đau ban đầu:

  • Chọn giày vừa vặn với đế mềm.
  • Sử dụng thêm đệm bàn chân. Việc dùng đệm bàn chân sẽ giúp nâng cao các đầu xương bàn chân. Từ đó giúp mở rộng không gian, dây thần kinh ít bị chèn ép hơn.
  • Xoa bóp, chườm lạnh, dùng sóng siêu âm lên vùng đau. Chườm đá có thể làm giảm đau chút ít.  Nhưng không hiệu quả như đối với các chấn thương cơ.

Ưu điểm của phương pháp này là không cần kê đơn. Bạn có thể thiết kế miếng đệm giày riêng phù hợp với đường chân chính xác của bạn.

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitryptiline có tác dụng giảm đau. Nếu thất bại có thể bổ sung thêm một số loại thuốc chống động kinh như gabapentin, pregabalin, carbamazepin.

Thuốc điều trị đau thần kinh do đái tháo đường như Duloxetine cũng có thể cho hiệu quả giảm đau.

Cortisone có thể làm giảm viêm, nhưng phải tiêm nhiều lần và tác dụng giảm đau chỉ là tạm thời. Cortisone là một chất chống viêm nhóm steroid, nên làm quá trình viêm dừng lại và giúp dây thần kinh hồi phục. Khoảng 40% trường hợp giảm đau nhờ cortisone, thời gian giảm đau có thể kéo dài tới 3 tháng. Cortisone được tiêm cách nhau 1-3 tuần, và tiêm ở đầu ngón chân hoặc giữa các ngón chân, chứ không tiêm vào lòng bàn chân.

Phẫu thuật

Khi các phương thức điều trị bảo tồn đã thất bại. Phẫu thuật có thể được cân nhắc. Đa số các trường hợp được điều trị khỏi, một số có triệu chứng tê sau phẫu thuật.

Cụ thể, có khoảng 80% bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật. 5% bệnh nhân bị viêm ở đầu phần dây thần kinh còn lại sau khi cắt bỏ, và phải phẫu thuật lại. Do đó dây thần kinh nên được cắt bỏ từ đầu ngón chân để tránh sẹo lòng bàn chân và rút ngắn thời gian hồi phục.

Tóm lại, u dây thần kinh morton không phải là một u thần kinh thật sự. Nó là kết quả của quá trình chèn ép liên tục lên dây thần kinh ở vùng bàn chân. Khi xác định được nguyên nhân và điều trị hợp lý với việc thay đổi hoạt động, thay đổi giày phù hợp. Các triệu chứng do bệnh lý này gây ra sẽ hồi phục tốt.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mortons-neuroma/symptoms-causes/syc-20351935
  2. https://suckhoedoisong.vn/u-day-than-kinh-morton-n108437.html
  3. https://www.healthline.com/health/mortons-neuroma

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người