YouMed

Viêm túi mật cấp tính là gì? Những thông tin bạn cần biết

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Viêm túi mật là một bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến. Chúng được chia ra thành 2 loại là viêm túi mật cấp tính và viêm túi mật mạn tính. Vậy viêm túi mật cấp là gì? Chúng có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về căn bệnh này. Giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Viêm túi mật cấp là gì?

Trong cơ thể người, túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, là một bộ phận của hệ thống đường dẫn mật, có màu xanh, hình quả lê, có tác dụng lưu trữ và cô đặc mật. Mật là chất do gan bài tiết ra và lưu trữ trong túi mật. Mật sẽ được túi mật tống xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Túi mật được cấu tạo gồm 3 phần gồm đáy, thân và cổ túi mật.

Viêm túi mật cấp tính là tình trạng túi mật bị viêm tiến triển trong vòng vài giờ đồng hồ. Là một bệnh lý nguy hiểm. Các triệu chứng thường xảy ra rầm rộ đột ngột, và dữ dội khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính là biến chứng thường gặp của bệnh lý sỏi túi mật. Ngược lại, khoảng 95% bệnh nhân bị bệnh có sỏi túi mật. Sỏi được hình thành trong túi mật. Khi túi mật co bóp khiến cho sỏi tống ra, nếu sỏi to nó sẽ kẹt ở vị trí cổ túi mật. Điều này dẫn đến làm ứ đọng dịch mật trong túi mật, tăng áp lực cho túi mật.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật cấp là do tình trạng có sỏi ở túi mật
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật cấp là do tình trạng có sỏi ở túi mật

Tình trạng ứ mật lâu ngày sẽ dẫn đến việc giải phóng các enzyme gây viêm như phospholipase A, chuyển lecihin thành lysolecithin, sau đó có thể gây ra viêm. Khi túi mật bị viêm, thành túi mật sẽ bị tổn thương và 20% các trường hợp viêm túi mật có kèm theo nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác ít gặp hơn như: sau chấn thương, viêm sau phẫu thuật…

Xem thêm: Nguyên nhân sỏi túi mật và những điều bạn cần biết

Những ai có nguy cơ bị viêm túi mật cấp

Yếu tố về con người

  • Giới tính: Tỉ lệ nữ giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao, thường lớn hơn 40 tuổi.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị sỏi túi mật.

Yếu tố liên quan đến đời sống

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến viêm túi mật như:

  • Nhịn ăn, lười vận động.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai, hay bổ sung estrogen liều cao.
  • Phụ nữ trong giai đoạn thai kì, hoặc sinh con nhiều lần.

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm túi mật cấp

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến

  • Đau bụng: Triệu chứng chủ yếu là đau bụng ở vị trí vùng bụng trên bên phải. Đau quặn từng cơ, có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên vai phải. Đôi lúc cũng đau ở vùng thượng vị khiến chúng ta nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày. Cơn đau thường dai dẳng, kéo dài trong vài giờ. Đau nhiều hơn khi ta hít thở sâu và khi ho.
  • Sốt: Tỉ lệ người bệnh bị bệnh có triệu chứng sốt không cao.
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như: vàng da, buồn nôn và nôn, chướng bụng…
Bệnh nhân đau hạ sườn phải đột ngột là một dấu hiệu phổ biến của viêm túi mật cấp tính
Bệnh nhân đau hạ sườn phải đột ngột là một dấu hiệu phổ biến của viêm túi mật cấp tính

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn xuất hiện cơn đau bụng đột ngột dữ dội. Đặc biệt nếu cơn đau kéo dài và có những triệu chứng kể trên thì bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. Điều quan trọng hơn là tình trạng viêm túi mật cấp tính cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Chính vì thế, nếu bạn có các dấu hiệu trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời ngay khi có các dấu hiệu của viêm túi mật cấp
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời ngay khi có các dấu hiệu của viêm túi mật cấp

Các cấp độ của viêm túi mật cấp tính

Theo Tokyo Guidelines 2018, bệnh viêm túi mật cấp được chia thành 3 cấp độ như sau:

Độ III (nặng)

Viêm túi mật cấp tính ở mức độ nặng khi bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

  • Rối loạn chức năng tim mạch: Hạ huyết áp cần điều trị bằng dopamine với liều 5g/kg mỗi phút, hoặc bất kì liều adrenalin (epinephrin) nào.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Suy giảm ý thức.
  • Rối loạn chức năng hô hấp: PaO2/FiO2 nhỏ hơn 300.
  • Rối loạn chức năng gan: PT – INR > 1,5.
  • Rối loạn chức năng huyết học: Tiểu cầu nhỏ hơn 100.000.

Độ II (trung bình)

Tình trạng viêm túi mật cấp ở mức độ II xảy ra khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

  • Bạch cầu lớn hơn 18.000 mm3.
  • Có dấu hiệu đề kháng hoặc co cứng vùng bụng 1/4 trên bên phải.
  • Tình trạng viêm kéo dài hơn 72 giờ.
  • Có các dấu hiệu như viêm túi mật hoại tử, áp xe quanh túi mật, áp xe gan, viêm phúc mạc mật, thủng túi mật.

Độ I (nhẹ)

Tình trạng bệnh ở cấp độ nhẹ, khi bệnh nhân không có các dấu hiệu của cấp độ III và II kể trên. Đối với bệnh nhân có sức khỏe tốt, khi bị viêm túi mật cấp thì nguy cơ phẫu thuật để điều trị là rất thấp.

Xem thêm: Viêm túi mật và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Tóm lại, viêm túi mật cấp tính là một bệnh lý khá nguy hiểm. Diễn tiến bệnh nhanh thường xảy ra trong vài giờ với các triệu chứng rầm rộ. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan, mà cần phải nắm rõ hơn về nó để biết cách phòng ngừa. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholecystitis (with videos)https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29032636

    Ngày tham khảo: 07/08/2021

  2. Gallstoneshttps://medlineplus.gov/gallstones.html

    Ngày tham khảo: 07/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người