YouMed

Những xét nghiệm bướu cổ để phát hiện sớm bệnh

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Bướu cổ là tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp. Bằng mắt thường quan sát, có thể nhìn thấy chỗ lồi lên bất thường dưới sụn giáp, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bướu cổ có thể xảy ra ở bất kì ai, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để xác định tình trạng bướu cổ, người ta thường sử dụng các xét nghiệm bướu cổ để chẩn đoán. Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu về bướu cổ và các xét nghiệm bướu cổ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhé!

Nguyên nhân bướu cổ

Bướu cổ là một bất thường phổ biến xảy ra ở tuyến giáp. Nó đặc trưng bởi sự gia tăng kích thước bất thường của tuyến giáp.

Bướu cổ thường diễn ra ở nữ. Đại đa số tình trạng bướu tuyến giáp là lành tính và đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Không phải lúc nào bướu cổ cũng do thay đổi các chức năng của tuyến giáp. Nó còn có thể do rất nhiều nguyên nhân. Do đó việc thực hiện xét nghiệm bướu cổ để xác định chính xác tình trạng bệnh là rất quan trọng.

xét nghiệm bướu cổ
Bướu cổ mang lại nhiều khó chịu cho người bệnh

Hiện nay người ta chia thành ba nhóm nguyên nhân chính:

Thiếu hụt iot trong khẩu phần ăn

Thiếu Iot trong khẩu phần ăn là nguyên nhân thường thấy. Nó gây ra tình trạng bướu cổ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Iot là một chất cần thiết để tạo thành các hormone của tuyến giáp. Từ đó duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Khi khẩu phần ăn bị thiếu hụt Iot hoặc cơ thể tăng nhu cầu sử dụng Iot, tuyến giáp phải phì đại để tăng tạo lượng hormone tương ứng. Vì vậy dẫn đến hiện tượng bướu cổ.

Cần lưu ý rằng, không phải cứ bổ sung đầy đủ lại lượng Iot là cơ thể sẽ khỏi bệnh mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó cần bổ sung đầy đủ lượng Iot từ muối biển để phòng ngừa tình trạng bướu cổ. Bệnh cạnh đó nên thực hiên các xét nghiệm bướu cổ để đưa ra hướng điều trị hợp lý

Các bệnh di truyền

Các rối loạn bẩm sinh về cấu trúc và chức năng của tuyến giáp đều có thể dẫn đến bệnh bướu cổ. Ví dụ như bệnh Grave, viêm giáp Hashimoto… có thể gây ra tình trạng bướu cổ có tính chất di truyền. Ở những gia đình có người mắc bệnh này, người bệnh nên đến bác sĩ để tiến hành sớm các xét nghiệm bướu cổ để chẩn đoán tình trạng bệnh. Vì chúng có thể gây các biến chứng xấu về sau này.

Một số nguyên nhân khác

Nhiều bác sĩ cho rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn những phụ nữ khác. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm tình trạng viêm nhiễm, phóng xạ và các hội chứng tự miễn cũng góp phần hình thành bệnh bướu cổ. Chế độ ăn nhiều khoai mì, măng, rau cải xanh, súp lơ trắng cũng dễ dẫn đến tình trạng bướu tuyến giáp.

Vì vậy ở những phụ nữ có thai, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, các bà mẹ còn được khuyên nên thực hiện các xét nghiệm bướu cổ để tầm soát tình trạng này, từ đó có hướng điều trị kịp thời

Triệu chứng bướu cổ

Ở những người mắc bệnh bướu cổ, có thể gặp các triệu chứng như:

  • Phát hiện thấy có khối phồng ở cổ, nuốt khó, hay bị nghẹn/
  • Người bệnh cũng thường bị mệt mỏi, gầy hoặc sụt cân
  • Đôi khi bệnh nhân cũng thường bị hồi hộp, nóng nực, đổ mồ hôi, tim đập nhanh
  • Nặng hơn, người bệnh có thể bị tắt tiếng hoặc lồi mắt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cuộc sống.

Khi người bệnh có các triệu chứng như trên. Người bệnh được khuyến cáo nên tiến hành các xét nghiệm bướu cổ một cách sớm nhất để phát hiện bệnh.

Xem thêm: Bướu giáp nhân có nguy hiểm không và câu trả lời từ bác sĩ

Xét nghiệm bướu cổ (chẩn đoán)

Ở các bệnh nhân nghi ngờ mắc bướu cổ, tùy theo triệu chứng và tình trạng bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định các loại xét nghiệm bướu cổ khác nhau. Một số loại xét nghiệm bướu cổ thường được sử dụng là:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm bướu cổ thường gặp nhất để chẩn đoán tình trạng bướu cổ. Do tính chất tiện lợi và dễ dàng, nên nó là loại xét nghiệm phổ biến nhất. Các sản phẩm thường được chỉ định trong xét nghiệm máu là:

  • Các loại hormone tuyến giáp như TSH, FT3, T3, T4. Sự gia tăng các chất này trong máu cũng giúp phản ánh tình trạng bướu cổ
  • Một số loại kháng thể kháng tuyến giáp. Ví dụ như Anti TPO, anti Tg được sử dụng để chẩn đoán liên quan đến các bệnh tự miễn
  • Thyroglobulin và Calcitonin có thể giúp chẩn đoán tình trạng ung thư tuyến giáp
xét nghiệm bướu cổ
Xét nghiệm máu thường chỉ định để chẩn đoán bướu cổ

Xét nghiệm bướu cổ bằng siêu âm tuyến giáp

Sau xét nghiệm máu, đây cũng là một loại xét nghiệm thường được chỉ định. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm để quan sát hình dạng, vị trí và kích thước của tuyến giáp. Từ đó là các tiêu chuẩn vàng để phát hiện tình trạng phì đại tuyến giáp ở người bệnh

Mặc khác, siêu âm tuyến giáp là một phương pháp an toàn, không xâm lấn và tương đối dễ dàng. Các bác sĩ thường dùng để đánh giá sự thay đổi về cấu trúc của tuyến giáp. Từ đó phát hiện các tình trạng bất thường.

Sinh thiết tuyến giáp

Đây là một phương pháp xâm lấn. Nó dùng để đánh giá các bất thường về giải phẩu bệnh của tuyến giáp. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ để chọc hút một mẫu mô của tuyến giáp, sau đó đem đi quan sát. Loại xét nghiệm bướu cổ này dùng để đánh giá xem liệu đây có phải là ung thư tuyến giáp hay không.

Xét nghiệm bướu cổ bằng xạ hình tuyến giáp

Đây là một xét nghiệm mới được sử dụng trong các năm gần đây. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn. Nó cho phép các bác sĩ đánh giá bất thường về cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Đồng thời, nó còn giúp các bác sĩ chẩn đoán được ung thư tuyến giáp trong giai đoạn sớm. Đây hứa hẹn là một phương pháp có triển vọng cao, giúp phát hiện bệnh bướu cổ chính xác và hiệu quả.

Hiện nay, bướu cổ là bệnh thường mắc ở nhiều người. Đa số tình trạng bướu cổ thường lành tính và đáp ứng tốt với điều trị. Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng như của bệnh bướu cổ. Bạn cần đến gặp các bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Các xét nghiệm bướu cổ hiện nay có thể chẩn đoán chính xác đa số tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh cần thường xuyên chú ý sức khỏe, các bất thường của cơ thể để có hướng xử trí tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What You Need to Know About Goiterhttps://www.healthline.com/health/goiter-simple#diagnosis

    Ngày tham khảo: 04/06/2021

  2. What You Should Know About Iodine Deficiencyhttps://www.healthline.com/health/iodine-deficiency

    Ngày tham khảo: 04/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người