YouMed

Bị thủy đậu tắm lá gì? Câu trả lời của bác sĩ

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Khi thời tiết vào thời điểm giao mùa cũng là con người dễ nhiễm phải những bệnh do virus gây ra. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị bệnh tật tấn công, trong đó, thủy đậu là bệnh lý thường gặp. Nhiều người thường thắc mắc bị thủy đậu có nên tắm hay không? Bị thủy đậu thì tắm lá gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Những câu hỏi thắc mắc này sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu (còn được gọi là trái rạ, phỏng rạ) do virus Varicella-zoster (virus Herpes type 3 ở người) gây ra.

Bệnh thủy đậu là giai đoạn nhiễm virus cấp tính và rất dễ lây lan. Virus thường có trong những giọt nhỏ li ti bay ra từ niêm mạc hầu họng của người bệnh. Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các nốt thủy đậu trên da thì cũng bị lây bệnh.1

Thủy đậu dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn ủ bệnh có thể từ 48 giờ trước khi các tổn thương da đầu tiên xuất hiện. Người bệnh vẫn tiếp tục lây nhiễm cho người khác cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.Trước khi có sự ra đời của vắc xin, dịch bệnh thủy đậu thường xảy ra vào mùa đông xuân với chu kì 3 – 4 năm một lần.3

Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu là phát ban mụn nước ngứa, chứa đầy chất lỏng cuối cùng biến thành dạng vảy. Mụn nước đầu tiên có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt. Sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt và vùng sinh dục. Thường mất khoảng một tuần để tất cả các mụn nước trở nên khô lại thành vảy. Các triệu chứng đi kèm khác có thể bắt đầu xuất hiện từ một đến hai ngày trước khi phát ban mụn nước bao gồm: sốt, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu,…4

Triệu chứng điển hình của thủy đậu là phát ban dạng mụn nước
Triệu chứng điển hình của thủy đậu là phát ban dạng mụn nước

Thủy đậu có được tắm không?

Người bệnh thủy đậu vẫn cần tắm và giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị tổn thương.5 Khi phát ban thủy đậu dưới dạng mụn nước, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng này. Đồng thời, hạn chế việc bệnh nhân cào, gãi, giúp giảm lây lan nốt thủy đậu trên da.

Tuy nhiên, với bệnh nhân thủy đậu thì không nên tắm lâu và chỉ nên tắm bằng nước ấm.5 Nếu chăm sóc người bệnh không tốt thì vết đậu có thể bị nhiễm trùng, để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bị thủy đậu tắm lá gì để hỗ trợ triệu chứng bệnh?

Theo y học cổ truyền, thủy đậu thuộc phạm vi của ôn bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân nên thuộc phong ôn. Bên ngoài cảm nhiễm phong nhiệt, bên trong có thấp trọc tích tụ mà sinh bệnh. Bệnh thường ở phần bên ngoài vệ khí, ít vào phần dinh huyết nên bệnh thường nhẹ.6

Những chăm sóc y tế như thuốc uống, thuốc bôi cho người mắc bệnh thủy đậu cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Việc tắm nước lá chỉ có tác dụng giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu kể trên. Đồng thời giúp hỗ trợ cho các vết thương do thủy đậu nhanh lành hơn.

1. Lá chè xanh7

chè xanh có chứa caffeine, các polyphenol như tanin và chứa tinh dầu. Lá chè có vị đắng chát, hơi ngọt. Chè xanh có tính thanh nhiệt, nếu dùng ngoài có thể rửa vết thương, vết lở, bỏng, mụn nước, mụn nhọt, ngứa,… Tanin trong lá chè xanh giúp làm se liền miệng vết thương da, sát khuẩn mạnh và nhanh chóng lên da non.

Lá chè xanh có tính thanh nhiệt, hỗ trợ các vết thương lở, bỏng, mụn nước,…
Lá chè xanh có tính thanh nhiệt, hỗ trợ các vết thương lở, bỏng, mụn nước,…

2. Lá ổi8

Giống như lá chè xanh, trong lá ổi chứa một lượng lớn tanin. Đây là chất tạo nên vị chát của lá ổi. Ngoài ra trong lá còn có catechol và một ít tinh dầu. Nước nấu từ lá ổi được khảo nghiệm có tính diệt vi trùng cao. Đồng thời còn giúp se bề mặt da, hỗ trợ trong việc lành da do lở ngứa, thủy đậu, vết thương,…

Nước nấu từ lá ổi có tính diệt vi trùng cao
Nước nấu từ lá ổi có tính diệt vi trùng cao

4. Lá khế9

Lá khế có vị chua chát, tính bình, thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi niệu. Lá khế giúp chữa một số bệnh ngoài da như lở ngứa, dị ứng, mày đay, mụn nhọt, viêm da, …

Lá khế có thể dùng riêng lẻ hoặc dùng cùng lá thanh hao, lá long não, lá thông. Tất cả nấu nước tắm trị mẩn ngứa, lở, loét, vết thương, … Lượng lá khế có thể dùng từ 20 – 40 gam.

Lá khế có thể hỗ trợ điều trị lở ngứa, dị ứng, mày đay, viêm da,…
Lá khế có thể hỗ trợ điều trị lở ngứa, dị ứng, mày đay, viêm da,…

5. Cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt là loại cỏ thường phân bố ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Trung Quốc. Ở Ấn Độ, cỏ chân vịt còn được sử dụng để giảm viêm da, làm dịu da.10

Nếu nốt thủy đậu thưa có thể cho trẻ tắm nước lá cỏ chân vịt. Liều lượng có thể sử dụng thường khoảng 100 gam một lần.6

Cỏ chân vịt có thể hỗ trợ điều trị tình trạng thủy đậu thưa
Cỏ chân vịt có thể hỗ trợ điều trị tình trạng thủy đậu thưa

Những lưu ý khi tắm lá để hỗ trợ bệnh thủy đậu

Bạn đọc nên nhớ rằng tắm nước lá không phải là phương pháp điều trị chính trong bệnh thủy đậu. Tắm lá giúp hỗ trợ giảm các biểu hiện gây khó chịu của bệnh như giảm ngứa, sát trùng sạch da, nhanh lành vết thương do nốt đậu gây ra.

Khi tắm lá để hỗ trợ cho người bệnh thủy đậu, bạn cần lưu ý những điểm như sau:

  • Nếu là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi thì làn da của trẻ thường rất nhạy cảm. Do đó, phương pháp tắm lá ở trẻ cần được cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.5
  • Không tắm với nước lá quá đậm đặc. Bạn hãy pha loãng nước lá trong xô, chậu nước lớn.
  • Nên tắm bằng nước ấm. Không quá nóng để tránh bỏng và gây tổn thương da không đáng có. Nước không quá lạnh để tránh bị hạ thân nhiệt đột ngột.
  • Nơi tắm cho người bệnh cần tránh gió lạnh, gió lùa.
  • Người bệnh nên tắm nhanh, tránh ngâm nước quá lâu.
  • Mặc quần áo thoáng khí, không kích ứng, không gây ngứa cho trẻ.
Cần cân nhắc phương pháp tắm nước lá hỗ trợ điều trị thủy đậu đối với trẻ sơ sinh
Cần cân nhắc phương pháp tắm nước lá hỗ trợ điều trị thủy đậu đối với trẻ sơ sinh

Trên đây là một số thông tin về vấn đề “Bị thủy đậu tắm lá gì?” mà Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh muốn đem đến cho bạn đọc. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và người lớn. Phương pháp tắm lá giúp hỗ trợ giảm bớt các biểu hiện khó chịu, nhanh lành vết thương thủy đậu. Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bạn đọc hãy cho trẻ đi tiêm chủng ngừa theo đúng lịch nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Facts about chickenpoxhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2722564/

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  2. Chickenpoxhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  3. Chickenpoxhttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/herpesviruses/chickenpox

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  4. Chickenpox (Varicella) - Signs and Symptomshttps://www.cdc.gov/chickenpox/about/symptoms.html

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  5. Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậuhttps://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/phong-ngua-bien-chung-benh-thuy-au

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  6. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2006). Nhi khoa Y học cổ truyền. NXB Y học Hà Nội. Trang 61 – 64.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/04/nhi-khoa-y-hoc-co-truyen.pdf#page=61

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  7. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 419 – 422.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=418

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  8. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 499 – 504.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=497

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  9. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 1061 – 1063.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=1060

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

  10. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Trang 476 – 477.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap1.pdf#page=475

    Ngày tham khảo: 30/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người