YouMed

Bổ sung vi chất sau sinh đến khi nào?

Được tài trợ!
logo youmed
Tác giả: YouMed

Bạn đã nghe nhiều về tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trong thai kỳ, nhưng còn sau khi sinh thì thế nào? Phụ nữ sau sinh có nên uống vitamin để cung cấp thêm vi chất hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết được tham vấn y khoa bởi Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Lan – Bác sĩ Sản khoa,  Phòng khám Đa khoa 123 Hùng Vương, Bình Phước sau đây nhé!

Tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất sau sinh

Bổ sung vitamin rất quan trọng và cần thiết cho phụ nữ sau sinh vì chế độ ăn của các bà mẹ không đảm bảo nhận đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, việc bổ sung vi chất sẽ giúp mẹ mau hồi phục và sản xuất nhiều sữa, chất dinh dưỡng trong sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh.1

Các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ sau sinh nên tiếp tục dùng vitamin trong thời gian cho con bú. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp tục dùng vitamin sau khi sinh có chứa folate, DHA, vitamin Diốt có thể giúp bé phát triển trí não, kỹ năng xử lý và phát triển thị lực.2

Phụ nữ cho con bú có nguy cơ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cao hơn.3 Các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm bổ sung sau sinh, chẳng hạn như vitamin A, vitamin D, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12 cùng với choline, iốt và DHA có thể hỗ trợ sản xuất sữa mẹ.4 Bổ sung vitamin B6 và axit béo omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.5 6

Phụ nữ sau sinh nên tiếp tục bổ sung vitamin trong suốt thời gian cho con bú
Phụ nữ sau sinh nên tiếp tục bổ sung vitamin trong suốt thời gian cho con bú

Cần bổ sung các vi dưỡng chất nào?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung vitamin cho bà mẹ giai đoạn cho con bú, nên bao gồm các chất sau:1

1. Sắt

Mặc dù trẻ sơ sinh thường có đủ chất sắt dự trữ cho đến tháng thứ sáu nhưng sắt vẫn là chất bổ sung quan trọng cho mẹ, giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, cứ 5 người phụ nữ thì có một người bị thiếu máu thiếu sắt. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, có thể bạn đã không được cung cấp đủ chất sắt, nguy cơ cao ở những người ăn chay, không ăn nhiều thịt.

Bổ sung sắt giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ sau sinh
Bổ sung sắt giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ sau sinh

2. Axit folic (Vitamin B9)

Axit folic giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới và tổng hợp DNA, axit folic cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Canxi

Cả mẹ và bé đều cần canxi để giữ cho xương chắc khỏe. Phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung khoảng 1000 – 1300 mg canxi mỗi ngày.7 Tuy nhiên, viên vitamin tổng hợp thường không đủ lượng canxi cần thiết đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày. Do đó, có thể cung cấp thêm canxi từ thực phẩm bổ sung.

4. Vitamin D

Vitamin D hỗ trợ sự phát triển của răng và xương, thiếu vitamin D có thể dẫn đến bệnh còi xương. Sữa mẹ không chứa nhiều vitamin D, vì vậy nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, việc bổ sung vitamin D có thể có lợi.

5. Axit béo omega-3

Axit béo omega-3, đặc biệt là DHA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não, mắt và tim. Axit béo omega 3 hỗ trợ cho sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng học tập và khả năng tập trung. Những phụ nữ không ăn nhiều hải sản, hoặc lo ngại cá nhiễm thủy ngân hay các chất độc khác nên cần bổ sung thêm chất béo omega-3.

Do đó, dinh dưỡng tối ưu giai đoạn sau sinh giúp hỗ trợ sự phát triển cho bé cũng như giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh để chăm sóc bản thân và em bé mới chào đời, sản xuất nhiều sữa chất lượng cao cho con. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu, bác sĩ có thể khuyên bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hằng ngày cho đến khi cai sữa cho con.

Tham khảo sản phẩm Obimin Plus – viên đa sinh tố chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất đáp ứng nhu cầu khuyến nghị hằng ngày cho bà mẹ cho con bú, đặc biệt có chất sắt và acid folic phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi, cùng với DHA, EPA hỗ trợ phát triển trí não và thị lực cho trẻ, giúp mẹ khỏe, bé thông minh.

Được tài trợ

Tóm lại, các mẹ sau sinh vẫn cần bổ sung vi chất trong suốt thời gian cho bé bú. Việc bổ sung đầy đủ vi chất sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breastfeeding Nutritionhttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/breastfeeding/nutrition-during-breastfeeding/

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  2. Benefits of Docosahexaenoic Acid, Folic Acid, Vitamin D and Iodine on Foetal and Infant Brain Development and Function Following Maternal Supplementation during Pregnancy and Lactationhttps://www.mdpi.com/2072-6643/4/7/799

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  3. Dietary Intake and Milk Micronutrient Levels in Lactating Women with Full and Partial Breastfeedinghttps://link.springer.com/article/10.1007/s10995-020-03049-4

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  4. Nutrition Support Team Guide to Maternal Diet for the Human-Milk-Fed Infanthttps://aspenjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ncp.10071

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  5. Can Vitamin B6 Help to Prevent Postpartum Depression? A Randomized Controlled Trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34912512/

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  6. The efficacy and safety of omega-3 fatty acids on depressive symptoms in perinatal women: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trialshttps://www.nature.com/articles/s41398-020-00886-3

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

  7. Calciumhttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/

    Ngày tham khảo: 06/11/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người