Lợi ích của Omega-3 đối với sức khỏe của trẻ em và thiếu niên
Nội dung bài viết
Trẻ em là lứa tuổi cần được cung cấp đẩy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Vì đây là thời gian mà cơ thể chúng đang phát triển mạnh mẽ nhất. Axit omega 3 là một axit béo có nhiều tác động quan trọng đến sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mắt, tim mạch, da. Vì vậy cần phải có chế độ bổ sung Omega 3 đầy đủ cho từng giai đoạn của trẻ. Sau đây, mời bạn cùng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu những lợi ích của Omega-3 đối với trẻ em nhé!
Giới thiệu về axit béo Omega-3
Omega-3 là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu axit Omega-3 là gì và hoạt động như thế nào trong cơ thể.
Axit béo omega-3 là axit béo rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Vì chúng có thể đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe đối với sự phát triển thai nhi, chức năng não bộ, sức khỏe tim mạch và khả năng miễn dịch.1
Các loại axit béo Omega-3
Có ba loại axit béo Omega-3 có liên quan đến sinh lý con người. Chúng gồm: axit eicosapentaenoic (EPA), axit alpha-linolenic (ALA) và axit docosahexaenoic (DHA).
ALA thường được tìm thấy trong các nguồn thực vật như quả óc chó, dầu gai, dầu hạt lanh, dầu tảo và các hạt. EPA và DHA chủ yếu chỉ được tìm thấy trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá bơn và dầu cá.2
Axit béo Omega-3 hoạt động như thế nào?
Axit Omega-3 cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Chúng không được sản xuất bởi cơ thể con người và cần phải được lấy từ các nguồn khác. Những axit này giúp quá trình chuyển hóa của cơ thể và não hoạt động bình thường. Axit béo omega-3 cũng được cho là bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.2
Lợi ích của Omega-3 ở trẻ em
Vậy lợi ích của việc sử dụng axit béo omega-3 là gì? Trẻ em có cần thiết phải bổ sung omega-3 không?
Câu trả lời là có. Omega-3 đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, vì chúng đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển, và có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe của trẻ.3
Dưới đây là một số lợi ích của việc bổ sung axit béo Omega-3 thường xuyên cho trẻ.
Giúp trẻ tránh được căng thẳng, lo âu
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Các triệu chứng có thể gặp ở trẻ bao gồm buồn bã, thờ ơ và mất hứng trong cuộc sống. Lo lắng, cũng là một rối loạn phổ biến ở trẻ, nhất là những trẻ chịu nhiều áp lực học tập.
Một số nghiên cứu cho thấ, chất béo Omega-3 giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm và rối loạn tâm trạng ở trẻ em.4 5 6
Có ba loại axit béo omega-3: ALA, EPA và DHA. Trong đó, EPA dường như là chất có hiệu quả nhất trong việc chống trầm cảm. Nghiên cứu tìm thấy EPA có hiệu quả như một loại thuốc chống trầm cảm phổ biến.7 8
Tăng cường sức khỏe cho mắt
DHA, một loại omega-3, là thành phần cấu trúc chính của võng mạc mắt. Khi trẻ không nhận đủ DHA, có thể phát sinh các vấn đề về thị lực.9 10 11
Thúc đẩy sự phát triển của não bộ
Omega-3 rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. DHA chiếm 40% lượng axit béo không bão hòa trong não và 60% ở võng mạc mắt.10 12
Do đó, khi trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức bổ sung DHA có thị lực tốt hơn so với trẻ bú sữa không có DHA.13
Việc nhận đủ Omega-3 trong khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho trẻ gồm:14 15 16
- Tăng trí thông minh.
- Kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn.
- Ít gặp vấn đề về hành vi.
- Giảm nguy cơ chậm phát triển.
- Giảm nguy cơ mắc rối loạn tăng động đáng chú ý (ADHD), tự kỷ và bại não.
Việc bổ sung đủ Omega-3 trong khi mang thai và những năm đầu đời là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu lâm sàn đã chỉ ra rằng Omega-3 có khả năng làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính (triglycerides) trong cơ thể. Bên cạnh đó làm tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) hoặc cholesterol tốt. Việc bổ sung các axit béo này từ thời thơ ấu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và cục máu đông trong tương lai.17
Omega-3 làm giảm các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn hành vi ở trẻ. Biểu hiện đặc trưng bởi sự không tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng.18
Một số nghiên cứu lưu ý rằng trẻ em bị ADHD có nồng độ axit béo Omega-3 trong máu thấp hơn so với các bạn cùng tuổi khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu quan sát rằng bổ sung Omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD.19 20
Omega-3 giúp cải thiện sự không tập trung và giúp trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra còn làm giảm tính hiếu động, bốc đồng, bồn chồn và gây hấn của trẻ.21 22 23 24
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng: Việc thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung dầu cá là một trong những phương pháp điều trị hứa hẹn nhất cho ADHD.25
Làm giảm các triệu chứng của hội chứng rối loạn chuyển hóa ở trẻ
Hội chứng rối loạn chuyển hóa tập hợp gồm nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó bao gồm: béo phì, huyết áp cao, kháng insulin, mức triglyceride cao và mức cholesterol HDL thấp. Đây là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của trẻ. Vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác, bao gồm cả bệnh tim và tiểu đường.26
Axit béo Omega-3 có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, viêm và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở những trẻ có rối loạn chuyển hóa.27
Xem thêm: Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có thể điều trị dứt điểm không?
Chống lại các bệnh tự miễn
Trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch nhầm các tế bào khỏe mạnh với các tế bào lạ và tấn công chúng. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một ví dụ điển hình. Trong đó hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Omega-3 có thể chống lại một số bệnh này và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời.28
Các nghiên cứu cho thấy việc cung cấp đủ Omega-3 trong năm đầu đời giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tự miễn. Bao gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tự miễn và bệnh đa xơ cứng.29 30 31
Xem thêm: Y học thường thức: Đa xơ cứng (ở trẻ em)
Giảm hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là một bệnh phổi mãn tính với các triệu chứng như ho, khó thở và thở khò khè. Các cơn hen nặng có thể rất nguy hiểm. Chúng gây ra bởi viêm và sưng ở các đường dẫn khí trong phổi.28
Một số nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng Omega-3 với nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn ở trẻ em và thiếu niên.32 33
Một nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ có mẹ dùng dầu cá khi mang thai có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh hen suyễn.34
Giảm đau bụng kinh
Đau do kinh nguyệt thường xảy ra ở bụng dưới và xương chậu. Cơn đau có thể lan tỏa ra vùng lưng dưới và đùi. Đau bụng kinh có thể gặp ở những trẻ ở tuổi dậy thì, bắt đầu có kinh nguyệt. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung axit béo Omega-3 trong chế độ ăn uống có tác dụng hữu ích đối với các triệu chứng đau bụng kinh ở thanh thiếu niên.35
Một nghiên cứu thậm chí còn xác định rằng, bổ sung Omega-3 có hiệu quả hơn ibuprofen trong điều trị đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.36
Cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ ngon là một trong những nền tảng để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển tối ưu.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng axit béo Omega-3 thấp có liên quan đến các vấn đề giấc ngủ ở trẻ em. Nó cũng phát hiện ra rằng bổ sung 600 mg DHA trong 16 tuần làm giảm tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn, và giúp ngủ nhiều hơn 1 giờ mỗi đêm.37
Một số tác dụng phụ của Omega-3 đối với trẻ em
Các tác dụng phụ của axit béo Omega-3 thường nhẹ, một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:2
- Có dư vị tanh trong miệng.
- Hơi thở hôi.
- Ợ nóng.
- Buồn nôn.
- Khó chịu ở dạ dày.
- Đau đầu.
- Tiêu chảy.
- Mồ hôi có mùi.
Bổ sung Omega-3 cho trẻ từ đâu?
Dầu cá là một trong những nguồn omega-3 phong phú nhất và có rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho trẻ các thực phẩm có chứa chất béo omega-3 như:2
- Cá, bao gồm: gan cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá bơn, cá trích, cá hồi.
- Tôm.
- Hàu.
- Hạt lanh.
- Quả óc chó.
- Hạt chia.
- Đậu nành.
Một đứa trẻ cần bao nhiêu Omega-3 mỗi ngày?
Nồng độ Omega-3 thấp hơn có thể khiến trẻ dễ mắc một số tình trạng viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của chúng. Tuy nhiên sử dụng quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn và các mầm bệnh khác.
Lượng Omega-3 phù hợp cho trẻ em, theo khuyến cáo của các chuyên gia là:2
- 0 đến 12 tháng: 0,5 gram mỗi ngày.
- 1 đến 3 tuổi : 0,7 gram mỗi ngày.
- 4 đến 8 tuổi: 0,9 gram mỗi ngày.
- 9 đến 13 tuổi: 1,2 gram (nam) và 1 gram (nữ) mỗi ngày.
- 14 đến 18 tuổi: 1,6 gram (nam) và 1,1 gram (nữ) mỗi ngày.
Nếu trẻ biếng ăn và không thích cá, có thể sử dụng các chất bổ sung từ viên dầu cá để tăng cường Omega-3. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ uống.38
Đảm bảo rằng không cho trẻ sử dụng quá liều lượng. Vì nó có thể dẫn đến buồn nôn, các vấn đề về tiêu hóa và chảy máu (trường hợp hiếm gặp). Trong những trường hợp như vậy, bạn nên đưa trẻ đến kiểm tra bác sĩ ngay.
Có thể thấy, có nhiều lợi ích của Omega-3 để giúp trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Việc bổ sung Omega-3 bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như cá là cách tốt nhất để đảm bảo lượng Omega-3 cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích ăn cá, thì bạn có thể sử dụng các viên bổ sung Omega-3. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả cao giúp cải thiện sức khỏe.
Xem thêm: Tác dụng của DHA với sự phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng.
Video chia sẻ thông tin chi tiết về Dầu cá (Omega-3):
Biên tập bởi: Dược sĩ Lương Triệu Vĩ
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Omega-3 fatty acids EPA and DHA: health benefits throughout lifehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22332096/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 Fatty Acidshttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Omega3FattyAcids-Consumer/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 Fatty Acids and Maternal and Child Health: An Updated Systematic Reviewhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30307735/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 fatty acids in depression: a review of three studieshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19499625/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 treatment of childhood depression: a controlled, double-blind pilot studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16741212/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Emulsified omega-3 fatty-acids modulate the symptoms of depressive disorder in children and adolescents: a pilot studyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5497377/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Eicosapentaenoic acid versus docosahexaenoic acid in mild-to-moderate depression: a randomized, double-blind, placebo-controlled trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22910528/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Comparison of therapeutic effects of omega-3 fatty acid eicosapentaenoic acid and fluoxetine, separately and in combination, in major depressive disorderhttps://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00048670701827275
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Docosahexaenoic acid is the preferred dietary n-3 fatty acid for the development of the brain and retinahttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2136947/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Essential fatty acids, DHA and human brainhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15812120/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
The role of omega-3 long-chain polyunsaturated fatty acids in health and disease of the retinahttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15555528/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Health benefits of docosahexaenoic acid (DHA)https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10479465/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
An update on adding docosahexaenoic acid (DHA) and arachidonic acid (AA) to baby formulahttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24150114/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Prevention of cerebral palsy, autism spectrum disorder, and attention deficit-hyperactivity disorderhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24581674/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Maternal consumption of a docosahexaenoic acid-containing functional food during pregnancy: benefit for infant performance on problem-solving but not on recognition memory tasks at age 9 mohttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17556695/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Maternal supplementation with very-long-chain n-3 fatty acids during pregnancy and lactation augments children's IQ at 4 years of agehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12509593/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Cardiovascular, electrophysiologic, and hematologic effects of omega-3 fatty acids beyond reducing hypertriglyceridemia: as it pertains to the recently published REDUCE-IT trialvhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6591979/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Prevalence, Patient Characteristics, and Pharmacological Treatment of Children, Adolescents, and Adults Diagnosed With ADHD in Swedenhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25376193/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Polyunsaturated fatty acids (PUFA) for attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) in children and adolescentshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22786509/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Essential fatty acid metabolism in boys with attention-deficit hyperactivity disorderhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7572706/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Eicosapentaenoic and docosahexaenoic acids, cognition, and behavior in children with attention-deficit/hyperactivity disorder: a randomized controlled trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22541055/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 fatty acid treatment of children with attention-deficit hyperactivity disorder: A randomized, double-blind, placebo-controlled studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19436468/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Combined ω3 and ω6 supplementation in children with attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) refractory to methylphenidate treatment: a double-blind, placebo-controlled studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22596014/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 fatty acid supplementation for the treatment of children with attention-deficit/hyperactivity disorder symptomatology: systematic review and meta-analysishttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21961774/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Diet in the treatment of ADHD in children - a systematic review of the literaturehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24934907/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
A Comprehensive Review on Metabolic Syndromehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3966331/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
One month of omega-3 fatty acid supplementation improves lipid profiles, glucose levels and blood pressure in overweight schoolchildren with metabolic syndromehttps://www.researchgate.net/publication/308993792_One_month_of_omega-3_fatty_acid_supplementation_improves_lipid_profiles_glucose_levels_and_blood_pressure_in_overweight_schoolchildren_with_metabolic_syndrome
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
17 Science-Based Benefits of Omega-3 Fatty Acidshttps://www.healthline.com/nutrition/17-health-benefits-of-omega-3
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Use of cod liver oil during the first year of life is associated with lower risk of childhood-onset type 1 diabetes: a large, population-based, case-control studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14668274/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Fatty fish consumption and risk of latent autoimmune diabetes in adultshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4216999/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Higher intake of omega-3 polyunsaturated fatty acids is associated with a decreased risk of a first clinical diagnosis of central nervous system demyelination: Results from the Ausimmune Studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26362904/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Fish and Fish Oil Intake in Relation to Risk of Asthma: A Systematic Review and Meta-Analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3827145/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Intakes of long-chain omega-3 (n−3) PUFAs and fish in relation to incidence of asthma among American young adults: the CARDIA study1,2,3https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3522136/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Fish Oil–Derived Fatty Acids in Pregnancy and Wheeze and Asthma in Offspringhttps://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmoa1503734
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Supplementation with omega-3 polyunsaturated fatty acids in the management of dysmenorrhea in adolescentshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8623866/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Comparison of the effect of fish oil and ibuprofen on treatment of severe pain in primary dysmenorrheahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3770499/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Fatty acids and sleep in UK children: subjective and pilot objective sleep results from the DOLAB study--a randomized controlled trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24605819/
Ngày tham khảo: 04/05/2022
-
Omega-3 For Kids: Safety, Benefits, Side Effects & Dosagehttps://www.momjunction.com/articles/kids-omega-3-benefits-dosage-side-effects_00790878/
Ngày tham khảo: 04/05/2022