Cách chữa đau quai hàm hiệu quả có thể bạn chưa biết
Nội dung bài viết
Khớp quai hàm rất quan trọng, nó là nơi thực hiện nhiều hoạt động ăn uống, giao tiếp hằng này. Hiện nay, tình trạng đau quai hàm đang khá phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt. Vậy, đau quai hàm là gì? Nguyên nhân, cách chữa đau quai hàm? Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Hãy cùng Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Đau quai hàm là gì?
Đau quai hàm là hiện tượng xương dưới hàm thường xuyên đau. Đau có thể ở mức độ nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng lâu dần theo thời gian, đau có thể dữ dội hơn, kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
Nguyên nhân gây đau quai hàm
Đau quai hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm ra nguyên nhân của đau quai hàm cũng là một việc không hề đơn giản. Đau hàm có thể do chấn thương thực thể, tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, nhiễm trùng và một số nguyên nhân khác. Các phần dưới đây liệt kê một số nguyên nhân đau quai hàm.1 2
1. Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (TMD)
TMD là một nguyên nhân phổ biến của đau hàm. Khớp thái dương hàm là khớp bản lề ở mỗi bên hàm.
Nguyên nhân của TMD bao gồm:
- Đau từ các cơ kiểm soát cử động hàm.
- Chấn thương khớp hàm.
- Kích thích quá mức của khớp hàm.
- Di lệch đĩa nội khớp thái dương hàm.
- Viêm khớp thái dương hàm.
2. Tổn thương
Đau hàm có thể do:
- Gãy xương hàm: nguyên nhân có thể do ngã hoặc va đập vào mặt.
- Trật khớp hàm: do mở miệng quá rộng, chẳng hạn khi ngáp.
- Phẫu thuật nha khoa: có thể gây đau hàm vì mất thời gian phục hồi sau thủ thuật.
3. Nghiến răng
Nhiều người nghiến răng khi ngủ hoặc lúc căng thẳng về cảm xúc. Chứng nghiến răng có thể dẫn đến tổn thương răng đáng kể và đau hàm.
4. Viêm khớp
Viêm xương khớp và các loại viêm khớp khác có thể làm xương bị mòn đi và phát triển thành đau.
Ngoài ra, các tình trạng như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến những cơn đau khớp ở xương hàm.
5. Bệnh răng miệng
Bệnh nướu răng, sâu răng, khoảng trống răng, răng bị tổn thương và áp xe răng đều có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến đau hàm.
6. Đau thần kinh
Loại đau này xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương và gửi tín hiệu đau đến não. Các triệu chứng có thể liên tục hoặc chỉ xảy ra theo thời gian.
Đau thần kinh bao gồm: đau dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh sau và đau liên quan đến ung thư.
7. Tình trạng mạch máu
Vấn đề với hệ thống mạch máu có thể dẫn đến đau hàm. Một số ví dụ về tình trạng mạch máu bao gồm:
- Viêm động mạch thái dương.
- Viêm động mạch tế bào khổng lồ.
- Đau thắt ngực.
8. Viêm tủy xương
Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm trùng được hay còn gọi là viêm tủy xương có thể ảnh hưởng đến xương hàm và các mô liên quan. Đây là một biến chứng hiếm gặp của phẫu thuật nha khoa.
9. Đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng là kết quả của sự căng thẳng.
Một số người bị đau hàm thái dương cũng bị đau đầu, nhưng dường như không có mối liên hệ nào giữa hai tình trạng này. Vì lý do này, vẫn chưa rõ liệu có hay không mối liên hệ giữa đau hàm và đau đầu.
10. Các tình trạng khác
Một số tình trạng khác có thể làm tăng đau hàm và mặt bao gồm:
- Rối loạn tuyến nước bọt.
- Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.
- Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus, vẩy nến,…
- Khó thở khi ngủ.
- Đau cơ xơ hóa.
- Viêm xoang.
- Nhiễm trùng tai.
Cách làm giảm đau quai hàm nhanh chóng
Điều trị đau quai hàm thường phụ thuộc vào nguyên gây ra cơn đau. Tuy nhiên, đối với những tình trạng bệnh nhẹ, hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Sau đây là một số cách có thể làm giảm đau quai hàm tại nhà nhanh chóng.2 3
1. Chữa đau quai hàm bằng chườm ấm hoặc chườm đá
- Chườm đá: cho đá vào túi ni lông, bọc vào miếng vải mỏng rồi chườm lên mặt trong 10 phút.
- Chườm ấm: nhiệt độ ấm có thể làm giãn các cơ hàm và giảm đau. Dội nước ấm lên khăn, sau đó chườm lên vùng quai hàm. Chú ý có thể làm ướt lại khăn lau nhiều lần để duy trì độ nóng.
2. Massage vùng khớp quai hàm
Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, ấn vào vùng bị đau của quai hàm, chẳng hạn như vùng ngay trước tai nơi khớp hàm gặp nhau. Xoa theo chuyển động tròn từ 5 đến 10 vòng, há miệng và lặp lại bài tập.
3. Dụng thuốc giảm đau để chữa đau quai hàm
Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol (acetaminophen) có thể giúp giảm nhanh những cơn đau. Chú ý, trước khi sử dụng các thuốc trên nên tham khảo ý kiến của bác sỹ. Đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng.
4. Giảm căng thẳng cũng là một cách chữa đau quai hàm
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra nghiến răng. Những biện pháp giảm căng thẳng có thể giúp bạn giảm đau hàm do nghiến răng.
5. Tránh thức ăn dai
Thức ăn dai, giòn, nhai kẹo cao su nhiều có thể làm khớp hàm hoạt động một cách quá mức, dẫn đến đau nhức và khó chịu. Khi bị đau quai hàm, nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai.
6. Tránh caffein
Caffein có thể góp phần làm căng cơ. Vì thế, hạn chế sử dụng nhiều cà phê, trà, những thức uống chứa caffein có thể giúp giảm đau quai hàm theo thời gian. Chú ý, lúc ban đầu mới cắt caffein ra khỏi chế độ ăn cảm giác căng cơ có thể tăng, nhưng sau đó sẽ giảm dần.
7. Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ nghiêng hoặc thói quen đặt tay dưới hàm khi ngủ có thể làm tăng áp lực lên các cơ và gia tăng nguy cơ đau một bên.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ để trị đau quai hàm?
Đau quai hàm không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau kèm các triệu chứng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh nghiêm trọng cần điều trị.
Nên cân nhắc đến gặp bác sỹ, nha sĩ nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày, đau tái đi tái lại nhiều lần hoặc có các dấu hiệu sau đây:2
- Khó khăn khi ăn, uống, nuốt hoặc thở.
- Đau kèm khó cử động miệng.
- Sưng tấy hoặc sốt liên tục không thuyên giảm.
- Đau dữ dội nhưng đột ngột biến mất sau khi chảy ra chất lỏng mặn có mùi khó chịu.
Sốt cao, đau dữ dội hoặc sưng tấy ảnh hưởng đến khả năng thở, nuốt đều là những triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.
Các cách trị đau quai hàm
Ban đầu, ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị không xâm lấn cho chứng đau hàm. Nếu đau vẫn không giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng đến các can thiệp khác như:3
1. Bảo vệ răng miệng
Một dụng cụ bảo vệ răng bằng nhựa được đeo trên hoặc dưới răng tùy chỉnh lắp sao cho phù hợp với kích thước hàm. Nếu mang dụng cụ bảo vệ răng này trước khi ngủ có thể giúp không nghiến răng một cách vô thức. Dụng cụ này còn được gọi là máng chống nghiến răng.
2. Sử dụng thuốc giãn cơ chữa đau quai hàm
Nếu sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng vẫn không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giãn cơ để giảm căng cơ hàm. Tuy nhiên, đối với đau quai hàm do TMD, các thuốc dãn cơ đôi khi không mang lại hiệu quả.
3. Chữa đau quai hàm bằng tiêm botox
Các phương pháp điều trị xâm lấn hơn bao gồm tiêm botox thẩm mỹ. Khi được tiêm vào cơ hàm, hoạt chất botulinum có trong Botox có thể giữ cho cơ hàm không bị siết chặt, có thể giúp giảm đau hàm do TMD. Các mũi tiêm này sẽ kéo dài hàng tháng và có thể phải tiêm lại sau đó.
4. Cách điều trị đau quai hàm bằng phẫu thuật hàm
Trong một số trường hợp rất hiếm, Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật hàm để điều chỉnh các vấn đề về TMD. Phương pháp điều trị này thường dành riêng cho những người bị đau dữ dội và đau do các vấn đề về cấu trúc của khớp hàm.
Trên đây là một số thông tin mà Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc cung cấp về đau quai hàm, các cách chữa đau quai hàm có thể thực hiện tại nhà cũng như khi nào thì nên đến gặp bác sĩ. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bệnh nhân đang gặp tình trạng đau quai hàm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho mình nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Everything you need to know about jaw painhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/317184
Ngày tham khảo: 28/01/2023
-
Why Does My Jaw Hurt on One Side?https://www.healthline.com/health/jaw-pain-one-side
Ngày tham khảo: 28/01/2023
-
Understanding Jaw Pain: How to Find Reliefhttps://www.healthline.com/health/jaw-pain
Ngày tham khảo: 28/01/2023