YouMed

10 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em mà bạn nên biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Ung thư máu là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở trẻ em. Đây là một căn bệnh ác tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần và thể chất của trẻ nói riêng và của gia đình có trẻ mắc bệnh nói chung. Vậy những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Mời quý phụ huynh hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về ung thư máu ở trẻ em

Ung thư máu là bệnh ác tính của tổ chức máu, gây hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản của dòng bạch cầu, lấn át hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Các tế bào máu bình thường có nhiệm vụ chống nhiễm trùng và mang oxy đi khắp cơ thể nay đã bị áp đảo bởi các tế bào máu xấu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng của người mắc bệnh.

Ung thư máu ở trẻ được chia làm 3 loại chính là: ung thư bạch cầu, ung thư hạch (lymphoma) và u tuỷ. Trong đó, bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.1

10 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư máu ở trẻ em gồm: thiếu máu, bị nhiễm trùng liên tục, dễ bị chảy máu và bầm tím, đau xương hoặc đau khớp, một số bộ phận bị sưng, ăn không ngon,…

1. Thiếu máu

Khi bị ung thư máu, tủy xương tăng sản xuất bạch cầu và giảm số lượng hồng cầu. Đây là nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ mắc ung thư máu. 

2. Bị nhiễm trùng liên tục

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay nấm thường xuyên và kéo dài dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện này là do sự suy giảm chức năng của bạch cầu, vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Triệu chứng của nhiễm trùng do ung thư máu là: sốt, chảy nước mũi… Các tình trạng này không hề thuyên giảm cả khi dùng thuốc kháng sinh

3. Dễ bị chảy máu và bầm tím

Nếu trên người trẻ hay xuất hiện các vết bầm tím, hay trẻ thường xuyên bị chảy máu mũi thì đây có thể là biểu hiện của ung thư máu ở trẻ. Hiện tượng này xảy ra do khả năng năng đông máu kém, tiểu cầu và hồng cầu bị chèn ép bởi số lượng bạch cầu tăng cao. 

Trẻ chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Trẻ chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu

4. Đau xương hoặc đau khớp

Tủy xương là nhà máy sản xuất các tế bào máu. Nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng quá cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép và tác động lên các mô xương gây đau nhức.  

5. Một số bộ phận bị sưng

Hạch bạch huyết là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ, giúp lọc máu. Tại các vị trí hạch bạch huyết ở cổ, dưới cánh tay có thể sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.  

Trẻ bị sưng hạch bạch huyết ở cổ
Trẻ bị sưng hạch bạch huyết ở cổ

6. Ăn không ngon, dạ dày đau và bị sút cân

Khi mắc ung thư máu, các tế bào ung thư máu làm cho khu vực bụng của trẻ bị sưng to, do máu tích tụ trong thận, gan, lá lách, dạ dày đau gây cảm giác chán ăn. Từ đó dẫn đến sụt cân, cơ thể xanh xao yếu ớt.  

7. Ho và khó thở

Khi trẻ mắc ung thư máu, các tế bào bạch cầu sẽ phát triển mạnh, tập trung quanh tuyến ức, gần khu vực cổ, khiến trẻ bị ho và khó thở. Bên cạnh đó, việc hồng cầu bị suy giảm làm giảm khả năng đưa oxy đi khắp cơ thể cũng góp phần gây khó thở ở trẻ.  

8. Đau đầu, nôn mửa và co giật

Sự chèn ép các tế bào trong tủy gây ra những cơn đau đầu, sốt ở trẻ.

Khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu giảm sút, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho toàn cơ thể, kể cả não. Trẻ thiếu oxy ở não sẽ có các biểu hiện co giật

9. Phát ban trên da

Phát ban trên da cũng là một biểu hiện của ung thư máu. Tương tự với việc dễ bị chảy máu, khi tiểu cầu và hồng cầu bị chèn ép bởi bạch cầu sẽ tạo nên các vết ban đỏ trên da. 

Trẻ bị phát ban trên da
Trẻ bị phát ban trên da

10. Kiệt sức

Do sự mở rộng không kiểm soát được của tế bào ung thư khiến trẻ trở nên mệt mỏi, kiệt sức.

Khi nào đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi trẻ có các triệu chứng trên và kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời cho trẻ. 

Ngoài ra, khi trẻ có các triệu chứng của ung thư máu kèm theo các yếu tố nguy cơ như:

  • Người mẹ sử dụng rượu, thuốc lá và ma tuý khi đang mang thai;
  • Trẻ phơi nhiễm với môi trường khí thải độc hại;
  • Trẻ mang gen di truyền từ các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ này vẫn còn nhiều tranh cãi và đang được nghiên cứu cụ thể hơn.2

Điều trị ung thư máu ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu là thay thế tủy xương đã bị hư hỏng, kích thích sinh ra hồng cầu, đồng thời kiềm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu.

Ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc…) còn có thể dùng hoá trị liệu, xạ trị màng não và ngăn ngừa tế bào phát triển lên não.

Nếu có quá trình điều trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng điều trị từ 3-5 năm có thể phục hồi hoàn toàn.

Dù tỷ lệ chữa khỏi bệnh là khoảng 85-90% sau lần điều trị đầu tiên ở trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL). Vẫn có khoảng 10-15% bệnh nhân sẽ bị tái phát.3

Qua bài viết trên, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc thông tin về những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em. Đây là căn bệnh ác tính, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để được cứu sống. Phụ huynh cần theo sát trẻ khi trẻ có các biểu hiện trên và đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi cần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Childhood leukaemiahttps://bloodcancer.org.uk/understanding-blood-cancer/leukaemia/childhood-leukaemia/

    Ngày tham khảo: 17/05/2023

  2. Risk Factors for Acute Leukemia in Children: A Reviewhttps://ehp.niehs.nih.gov/doi/10.1289/ehp.9023

    Ngày tham khảo: 17/05/2023

  3. Relapsed/Refractory Acute Lymphoblastic Leukemia (ALL)https://www.chop.edu/conditions-diseases/relapsedrefractory-acute-lymphoblastic-leukemia-all

    Ngày tham khảo: 17/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người