YouMed

Dây thần kinh thẹn có chức năng như thế nào?

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Dây thần kinh thẹn là một trong những loại dây thần kinh quan trọng của cơ thể người. Nó chi phối một số chức năng nhất định. Bất kỳ sự tổn thương nào của dây thần kinh này đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy dây thần kinh này có cấu trúc và chức năng như thế nào? Vai trò quan trọng ra sao? Tất cả sẽ được Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn giải đáp qua bài viết sau đây.

Dây thần kinh thẹn là dây thần kinh như thế nào?

Dây thần kinh thẹn còn có tên gọi khác là dây thần kinh vòm. Nó là dây thần kinh xuất phát từ khu vực khung chậu. Dây thần kinh này chi phối cảm giác cho:

  • Cơ quan sinh dục ngoài (dương vật, âm vật).
  • Khu vực đáy chậu là vùng da giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài.
  • Hậu môn và những vị trí lân cận.
  • Một số cơ của bàng quang và hậu môn.

Tình trạng thần kinh thẹn bị chèn ép sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Cấu trúc và chức năng của dây thần kinh thẹn

Cấu trúc

Dây thần kinh thẹn là một dây thần kinh đi qua khuyết hông lớn nằm ở tầng dưới cơ tháp. Nó đi vòng qua chậu hông và gai hông. Đồng thời, nó chia nhiều nhánh cho các cơ vùng đáy chậu, cơ thắt vân hậu môn. Nó cũng chi phối cảm giác cho da bìu.

Chức năng

Chức năng của dây thần kinh thẹn: Đây là một trong những dây thần kinh chính trong khung chậu. Nó có vai trò hỗ trợ cho những khu vực lân cận như:

  • Khu vực giữa mông và bộ phận sinh dục.
  • Vùng xung quanh trực tràng.
  • Hậu môn.
  • Cơ quan sinh dục nam (dương vật) và nữ (âm đạo, âm vật).
  • Phụ nữ: Chi phối cảm giác đau ở âm vật, âm đạo và âm hộ.
  • Nam giới: Chi phối cảm giác đau ở bìu và dương vật.
Thần kinh thẹn chi phối cơ quan sinh dục
Thần kinh thẹn chi phối cơ quan sinh dục

Bệnh lý chèn ép dây thần kinh thẹn

Tổng quan

Chèn ép thần kinh thẹn là một bệnh lý gây đau mãn tính ở vùng chậu. Tình trạng đau này xuất phát từ những tổn thương hoặc sự kích thích dây thần kinh vòm.

Xem thêm: Đau xương chậu khi mang thai: Cách giảm đau an toàn cho mẹ

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chèn ép có thể bao gồm:

  • Tiền sử phẫu thuật ở vùng chậu.
  • Gãy xương thuộc khung chậu.
  • Tổn thương thần kinh thẹn ở phụ nữ trong quá trình sinh nở.
  • Tổn thương vùng chậu do chơi thể thao.
  • Hội chứng ống Alcock.
  • Táo bón kéo dài, mạn tính.
  • Đè ép thường xuyên cơ và mô vùng chậu. 
  • Thần kinh thẹn bị khối u chèn ép (có thể là u lành hoặc u ác).
  • Một số trường hợp chưa xác định được nguyên nhân chính xác.

Đối tượng nguy cơ

Tình trạng chèn ép dây thần kinh vòm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc. Tuy nhiên, theo các thống kê chung thì nữ giới có tần suất mắc bệnh cao hơn nam giới.

Những yếu tố nguy cơ:

  • Sinh nở nhiều lần.
  • Tình trạng táo bón kéo dài.
  • Đạp xe thường xuyên.
  • Ngồi quá lâu một tư thế. Thường gặp ở những đối tượng như: Thợ may, nhân viên văn phòng…

Triệu chứng

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau dây thần kinh thẹn tại vùng chậu (thường gặp nhất). Cảm giác thường thấy nhất là nóng rát, đau nhói như bị kim châm. Nó xảy ra ở vùng dưới của mông. Người bệnh rất nhạy cảm với cảm giác đau, đau xuất hiện ngay cả khi chạm nhẹ vào như mặc quần áo.

Vùng đáy chậu có thể bị sưng to. Đau xuất hiện ngay cả khi quan hệ tình dục gây ức chế cơn cực khoái. Ngoài ra, đau dây thần kinh thẹn còn khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiêu, đi tiểu thường xuyên. Còn gọi là mót rặn, mót tiểu.

Đau có thể kéo dài, đôi khi, triệu chứng này có thể giảm nhẹ hoặc trở nên nặng hơn. Cơn đau giảm khi nằm nghỉ hoặc đứng lên. Ngược lại, đau sẽ tăng lên ở tư thế ngồi.

Sự lây nhiễm

Đau dây thần kinh vòm hay thần kinh thẹn là một bệnh lý không truyền nhiễm. Bởi vì căn nguyên gây bệnh không phải là tác nhân truyền nhiễm. Bao gồm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đi khám ngay nếu có cảm giác đau vùng chậu kéo dài. Tình trạng chèn ép có thể trở nên ngày càng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Những cơn đau kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần. Cụ thể, người bệnh có thể mất ngủ, stress, trầm cảm, lo âu, thay đổi tính cách…

Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì thế, cảm giác đau cũng khác nhau. Vì vậy, không có một tiêu chuẩn cụ thể nào xác định mức độ đau của bệnh lý chèn ép dây thần kinh thẹn. Do đó, bất kể khi nào có cảm giác bất thường ở vùng chậu, các bạn nên đi khám ngay.

Chẩn đoán chèn ép thần kinh thẹn

Việc chẩn đoán sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bao gồm các triệu chứng:

  • Đau, sưng ở vùng chậu.
  • Cảm giác thường xuyên mắc tiểu, muốn đi cầu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể kết hợp với các yếu tố nguy cơ. Đồng thời kết hợp với:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định tình trạng chèn ép dây thần kinh vòm. Đồng thời chẩn đoán phân biệt với cơn đau do các nguyên nhân khác.
  • Sử dụng một thiết bị nhỏ đặt vào trực tràng nhằm tác động lên các dây thần kinh tại khu vực này. Từ đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra sự hoạt động chức năng của các dây thần kinh.
  • Thủ thuật: Các bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào âm đạo hoặc trực tràng. Sau đó ấn một lực nhất định lên vị trí dây thần kinh thẹn. Mục đích là để nhận biết người bệnh có đau hay không.
  • Thủ thuật tiêm thuốc giảm đau vào vùng dây thần kinh thẹn. Nếu cơn đau giảm sẽ giúp ích trong chẩn đoán xác định.
Chụp cộng hưởng từ giúp xác định chẩn đoán
Chụp cộng hưởng từ giúp xác định chẩn đoán

Điều trị chèn ép thần kinh thẹn

Điều trị triệu chứng đau

Triệu chứng đau có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:

  • Thuốc đường uống. Người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc Paracetamol thường ít được chỉ định vì ít có hiệu quả đối với loại đau này. Thông thường, thuốc giảm đau thần kinh sẽ được chỉ định như: Gabapentin, Encorate, Carbamazepine…
  • Thuốc tiêm: Thuốc tiêm có thể được chỉ định để tiêm vào vị trí bị chèn ép. Có thể là thuốc kháng viêm Non Steroid hoặc Steroid.
  • Tạo xung điện thần kinh. Một thiết bị đặc biệt sẽ được cấy dưới da tại vị trí mà dây thần kinh bị chèn ép. Thiết bị này sẽ tạo những xung điện nhẹ có tác dụng ngắt đường dẫn truyền xung thần kinh từ vị trí đau gửi đến não. Nhờ vậy, cảm giác đau của người bệnh sẽ giảm rõ rệt.
  • Phục hồi chức năng hoặc vật lý trị liệu thông qua các bài tập thư giãn cơ.
  • Các biện pháp giảm đau giác như: Điện châm, chườm nóng, chườm lạnh
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Điều trị nguyên nhân chèn ép

Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u chèn ép thần kinh hoặc cố định lại vùng xương bị gãy. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị tình trạng táo bón. Hoặc sử dụng thuốc dinh dưỡng thần kinh như: Vitamin B1, Citicholine…

Chế độ chăm sóc

Để hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh, người bệnh nên:

  • Tránh ngồi lâu một tư thế.
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để phòng táo bón.
  • Hạn chế đi lại nhiều.
  • Sử dụng đệm khi ngồi hoặc nằm.

Chế độ ăn uống để tăng cường dinh dưỡng thần kinh thẹn

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp ổn định hoạt động của dây thần kinh thẹn cũng như hệ thần kinh của cơ thể. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm được khuyến khích như:

  • Các loại rau có màu sẫm.
  • Bột ca cao.
  • Ngũ cốc.
  • Các loại hạt: Đậu đen, mè, đậu xanh, đậu trắng…
  • Dầu oliu.
  • Trà xanh.
  • Cá biển.
  • Nước trái cây ép như: Cam ép, bưởi ép, nước ép nho…
Dầu oliu giúp dinh dưỡng thần kinh
Dầu oliu giúp dinh dưỡng thần kinh

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dây thần kinh thẹn, cũng như bệnh lý chèn ép dây thần kinh này. Từ đó, các bạn sẽ biết khi nào mình bị chèn ép dây thần kinh này và điều trị kịp thời. Cũng như tăng cường những loại thực phẩm bổ dưỡng cho hệ thần kinh của cơ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What is Pudendal Neuralgia?

    https://www.whria.com.au/for-patients/pelvic-pain/pudendal-neuralgia/

    Ngày tham khảo: 14/08/2020

  2. Pudendal Nerve Entrapment Syndromehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544272/

    Ngày tham khảo: 14/08/2020

  3. Anatomy, Abdomen and Pelvis, Pudendal Nervehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554736/

    Ngày tham khảo: 14/08/2020

  4. Stav K, Dwyer PL, Roberts L. Pudendal neuralgia: Fact or fiction?. Obstetrical & gynecological survey.2009 Mar 1;64(3), pp. 190-199.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người