YouMed

Hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì? Câu trả lời của bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thế Huy
Tác giả: ThS.BS Đinh Thế Huy
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp mãn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở và tăng phản ứng. Gần đây, chế độ ăn uống của người mắc bệnh hen suyễn cũng dần dần được quan tâm. Vậy, người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ tình trạng bệnh? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thế Huy nhé!

Hen suyễn kiêng ăn gì?

1. Sản phẩm bơ sữa1

Một nghiên cứu 2015 đã so sánh nhóm trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm bơ sữa với nhóm trẻ tiêu thụ ít bơ sữa hơn. Kết quả cho thấy, nhóm trẻ tiêu thụ nhiều hơn tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen suyễn hơn nhóm còn lại.

Nghiên cứu cho rằng điều này có liên quan tới việc tăng sản xuất cytokines Interleukin-17F trong đáp ứng viêm của bệnh hen đối với nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm từ bơ sữa. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rằng việc ăn ngọt nhiều cũng tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen.

Các sản phẩm bơ, sữa có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen suyễn
Các sản phẩm bơ, sữa có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen suyễn

2. Thực phẩm chứa acid béo omega-62

Việc tăng tiêu thụ sản phẩm acid béo omega 6 có liên quan tăng nguy cơ bệnh hen suyễn tái phát. Cơ chế được cho là có liên quan đến phản ứng viêm qua trung gian Prostaglandin E2 (PGE2) và leukotriene B4. Bản thân acid béo omega 6 biến đổi thành Acid Arachidonic, một tiền chất của PGE2 và leukotriene B4.

Cả 2 thành phần PGE2 và Leukotriene đều làm tăng phản ứng viêm trong hen cấp qua các phản ứng viêm tại phế quản. Nói cách khác, việc tăng sử dụng các sản phẩm chứa omega -6 sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển hen suyễn. Các sản phẩm chứa omega-6 chủ yếu từ dầu động vật.

3. Sulfites3

Sulfites cũng là một lời đáp cho cẩu hỏi “Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?”.

Sulfites là một loại chất bảo quản thường có trong thực phẩm và đồ uống được bảo quản, chẳng hạn như rượu, thực phẩm ngâm chua, nước chanh và trái cây sấy khô. Những người đang mắc bệnh hen suyễn, khi tăng tiêu thụ sulfites sẽ làm tăng triệu chứng bệnh. Theo Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) việc dùng thực phẩm chứa sulfites đặc biệt là rượu vang, có thể kích hoạt cơn hen cấp.

4. Salicylat

Salicylat là hợp chất có trong trà, cà phê, thức ăn cay và thức ăn có hương vị thảo mộc. Mặc dù điều này hiếm gặp, nhưng một số người mắc bệnh hen suyễn nhạy cảm với các hợp chất này và có thể dễ bị bùng phát các triệu chứng hơn.

Nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy aspirin, có chứa salicylate, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn ở một số người.4

5. Thực phẩm thường gây dị ứng như đậu phộng, hải sản (tôm cua, sò, ốc,..)

Như đã biết, người bệnh hen suyễn thường cơ địa dễ dị ứng, tức phản ứng quá mẫn so với người bình thường. Việc ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng làm tăng nguy cơ khởi phát phản ứng dị ứng gây viêm phế quản và cơn hen cấp.

Hải sản, đậu phộng,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng mà người hen suyễn cần tránh
Hải sản, đậu phộng,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng mà người hen suyễn cần tránh

Bệnh hen suyễn nên ăn gì?

1. Trái cây và rau quả

Một bài phân tích hệ thống năm 2014 đã nghiên cứu mối liên quan giữa việc ăn trái cây và rau củ với nguy cơ tiến triển khò khè và hen suyễn ở người lớn và trẻ em. Phân tích cho thấy nhóm tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả giảm nguy cơ tiến triển khò khè và hen so với nhóm tiêu thụ ít hơn.5 Chú ý, lượng tiêu thụ trái cây và rau củ cao tương đương việc ăn hàng ngày khoảng nửa chén trái cây hay rau củ.

Một nghiên cứu bệnh chứng trong các trường hợp trên trẻ em Peru bị hen suyễn đã báo cáo tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn giảm khi tăng tiêu thụ trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc, mì ống, gạo và khoai tây và giảm lượng thịt ăn vào.6

2. Chế độ ăn Địa Trung Hải

Trong một nghiên cứu trên 158 trẻ em mắc bệnh hen suyễn, việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải cao hơn có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn, cải thiện các chỉ số FEV1 và FVC (các chỉ số chức năng phổi) so với các trẻ không không tuân thủ chế độ ăn này.7

Chế độ ăn Địa trung hải là trong khẩu phần ăn sẽ gồm tăng các thành phần có như cá, rau, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Giảm các thành phần như đồ ngọt, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ.

Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng giúp ích cho tình trạng hen suyễn
Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng giúp ích cho tình trạng hen suyễn

3. Thực phẩm giàu chất xơ từ các loại ngũ cốc

Một khảo sát đã được thực hiện trên 2 nhóm người ăn nhiều chất xơ (trung bình 25g mỗi ngày) với nhóm ăn ít chất xơ (trung bình 10,2 g mỗi ngày). Kết quả khảo sát cho kết quả ở nhóm ăn nhiều chất xơ có các chỉ số chức năng phổi cao hơn như FEV1, FVC hay tỷ số FEV1/ FVC. Điều này cho thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp.8

4. Vitamin D

Vitamin D có ảnh hưởng đến cơ trơn đường thở và cải thiện chức năng hô hấp FEV1, FVC.9 Ngoài ra, vitamin D có vai trò điều hòa miễn dịch và tái cấu trúc đường thở (giảm tăng sinh và phì đại cơ trơn hô hấp khi hen suyễn cấp tính).

Đã có nghiên cứu gợi ý mối quan hệ giữa tỷ lệ hen suyễn với tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em. Cụ thể, nghiên cứu này đã chứng minh trẻ em thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ em bổ sung đủ vitamin D.10

5. Acid béo omega-32

Omega-3 có thể ức chế sự chuyển đổi omega-6 thành acid arachidonic, mặt khác, nó còn ức chế cả acid arachidonic chuyển hóa thành PGE2 và leukotriene. Cả 2 thành phần PGE2 và Leukotriene đều làm tăng phản ứng viêm trong hen cấp qua các phản ứng viêm tại phế quản. Nói cách khác, việc tăng sử dụng các sản phẩm chứa omega-3 có thể làm giảm nguy cơ tiến triển hen suyễn.

Omega-3 được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiến triển hen suyễn
Omega-3 được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiến triển hen suyễn

Người bệnh hen suyễn cần chú ý thêm điều gì?

Ngoài ra người bệnh hen suyễn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh, giữ ấm cơ thể, mang khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với khói, chẳng hạn như từ khói thuốc lá, lửa trại hoặc lò sưởi đốt củi.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường với mạt bụi, nấm mốc hoặc bào tử.
  • Tránh tiếp xúc với lông, vết cắn, nước bọt của động vật.
  • Tránh đi lại khi thời tiết bất lợi, chẳng hạn như thời tiết bão, gió, lạnh hoặc ẩm ướt.
  • Hạn chế dùng thuốc không kê toa như thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, aspirin.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về vấn đề hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hen suyễn là một bệnh kéo dài suốt đời và gây giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và dự phòng tái phát cơn hen cấp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diet, Interleukin 17, and Childhood Asthma in Puerto Ricanshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4721241/

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  2. The role of nutrition in asthma prevention and treatmenthttps://academic.oup.com/nutritionreviews/article/78/11/928/5804968

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  3. Asthma and Nutrition: How Food Affects Your Lungshttps://www.lung.org/blog/asthma-and-nutrition

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  4. Aspirin-exacerbated respiratory disease: Prevalence, diagnosis, treatment, and considerations for the futurehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5108840/

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  5. Fruit and vegetable intake and risk of wheezing and asthma: a systematic review and meta-analysishttps://academic.oup.com/nutritionreviews/article/72/7/411/1824902

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  6. Association Between Adherence to the Mediterranean Diet and Asthma in Peruvian Childrenhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4651981/

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  7. Dietary intake, lung function and airway inflammation in Mexico City school children exposed to air pollutantshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2806363/

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  8. Dietary Fiber, Lung Function, and Chronic Obstructive Pulmonary Disease in the Atherosclerosis Risk in Communities Studyhttps://academic.oup.com/aje/article/167/5/570/212011

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  9. Relationship between Serum Vitamin D, Disease Severity, and Airway Remodeling in Children with Asthmahttps://www.atsjournals.org/doi/10.1164/rccm.201107-1239OC

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

  10. 25-hydroxy vitamin D levels are associated with childhood asthma in a population-based study in Peruhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24666565/

    Ngày tham khảo: 14/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người