YouMed

L-Cystine là gì? Cơ chế hoạt động và chỉ định ra sao?

dược sĩ phan tiểu long
Tác giả: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long
Chuyên khoa: Dược

L-cystine là một amino acid tự nhiên được chiết xuất từ nhung hươu. Hiện rất dễ dàng tìm thấy các chế phẩm có chứa L-Cystine trên thị trường. Vậy L-Cystine có công dụng gì? Sử dụng trong những trường hợp nào? Tác dụng phụ và chống chỉ định cho những ai? Cơ chế hoạt động ra sao? Hôm nay, hãy cùng dược sĩ Phan Tiểu Long tìm hiểu vài nét nổi bật về hoạt chất này. 

L-cystine là gì?

L-cystine là đồng phân đối ảnh L của cystine axit amin chứa lưu huỳnh. Là một chất đồng phân của một zwitterion L-cystine.1 L-Cystine được tổng hợp bởi cơ thể con người trong điều kiện sinh lý bình thường nếu có đủ lượng methionin.2

Hiện nay, cystine có thể dễ dàng ​​được tìm thấy trong các sản phẩm dinh dưỡng khác nhau, trong các phương pháp điều trị mụn trứng cá cũng như kem điều trị tổn thương cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung.3

L-Cystin cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu protein. Nó cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già và người có bệnh chuyển hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thu.2

Những loại thực phẩm giàu protein đều có chứa L-cystine
Những loại thực phẩm giàu protein đều có chứa L-cystine

Tác dụng của L-Cystine

Nhóm thiol trong L-Cystine có chứa lưu huỳnh, vì vậy nó có thể tham gia trong các phản ứng enzym và tổng hợp protein. Nhóm thiol của L-Cystine này có thể kết hợp với nhóm thiol của L-Cystin khác để tạo thành một cầu nối disulfit, chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của protein.2

L-cystine có chức năng như một chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô chống lại bức xạ và ô nhiễm, làm chậm quá trình lão hóa.1 Một ví dụ điển hình về vai trò chống oxy hóa của L-Cystine, khi dùng quá liều paracetamol làm cạn kiệt glutathion ở gan và khiến các tế bào bị tấn công bởi các gốc oxy hóa tự do dẫn đến mất tính toàn vẹn của tế bào. L-Cystine đóng vai trò như một tiền chất chính để tổng hợp glutathion và làm tăng nồng độ glutathion ở gan, thận, phổi, xương.3

Cystine cũng cần thiết trong việc sử dụng vitamin B6 thích hợp. Nó tăng cường chuyển hóa ở da nên rất hữu ích trong việc chữa lành vết thương và vết bỏng, phá vỡ chất nhầy tích tụ gặp trong các bệnh như viêm phế quản cũng như xơ nang.3

L-cystine dùng trong những trường hợp nào

Trên thị trường hiện có rất nhiều chế phẩm với hoạt chất L-Cystine, phổ biến phải kể đến những chỉ định sau:

  • Bổ sung L-Cystine cho người suy dinh dưỡng, người già và người có bệnh chuyển hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thu. Điều trị bệnh homocystin niệu bẩm sinh do chế độ ăn ít methionin.2
  • Các bệnh về da, tóc, móng: sạm da, chàm, ngứa, mề đay, viêm nhiễm, mụn nhọt, mụn trứng cá. Ngăn ngừa rụng tóc, gãy móng. Phục hồi tổn thương giác mạc.4
  • Hỗ trợ chỉ định trong các trường hợp: viêm da do thuốc, sạm da, tàn nhang, sạm nắng, eczema, mề đay, phát ban da, mụn trứng cá, các bệnh biểu bì làm móng, tóc khô giòn dễ gãy.5
Có thể sử dụng viên uống L-Cystine bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng da, tóc, móng
Có thể sử dụng viên uống L-Cystine bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng da, tóc, móng

Những đối tượng nào không nên sử dụng L-cystine?

Những đối tượng bị chống chỉ định với L-cystine:

  • Quá mẫn cảm với L-Cystine.
  • Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa hoạt chất L-Cystine)
  • Bệnh nhân có cystine niệu.2
  • Suy thận nặng.
  • Hôn mê gan.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.4

Tác dụng phụ khi sử dụng

Với liều điển hình từ 1 đến 1,5 gam mỗi ngày, các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là đường tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng nhẹ.3 Có thể tăng xuất hiện mụn trứng cá nhẹ ở giai đoạn đầu dùng thuốc.4

Tuy rằng L-Cystine có giới hạn an toàn rộng, nhưng thỉnh thoảng vẫn ghi nhận các trường hợp nôn, khát nước, tiêu chảy, đau bụng nhẹ:2

  • Thường gặp: buồn nôn, nôn.
  • Ít gặp: buồn ngủ, ù tai, nhức đầu, chảy nước mũi nhiều, viêm miệng, phát ban, mề đay.
  • Hiếm gặp: co thắt phế quản.
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng L-cystine
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng L-cystine

Những lưu ý khi sử dụng

Trước khi sử dụng, bệnh nhân và nhân viên y tế cần lưu ý một số điểm sau:

  • L-Cystine có thể tạo ra một kết quả dương tính giả trong các thử nghiệm có thuốc thử nitroprusside để xác định xeton trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường và nghi ngờ tổn thương tế bào gan.2
  • Nếu xảy ra buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, ngứa, chán ăn và khó chịu ở bụng, nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Tuân theo đúng liều dùng được đề nghị.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc đối với trẻ em phải có sự hướng dẫn của người lớn.
  • Nếu thuốc không có hiệu quả sau khi sử dụng 2 tuần, ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.5

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về hoạt chất L-Cystine. Từ đó hiểu rõ hơn về các trường hợp cần sử dụng thuốc cũng như các trường hợp không nên sử dụng thuốc. Tuy rằng thuốc được ghi nhận khá an toàn về mặt tác dụng phụ. Nhưng vẫn có các nguy cơ nhất định xảy ra những phản ứng có hại không mong muốn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn xử lý nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. L-cystinehttps://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/67678

    Ngày tham khảo: 07/04/2022

  2. L-Cystinehttps://drugbank.vn/thuoc/L-Cystine&VD-20768-14

    Ngày tham khảo: 07/04/2022

  3. Cystinehttps://go.drugbank.com/drugs/DB00138

    Ngày tham khảo: 07/04/2022

  4. LC 500 S. Cap.https://drugbank.vn/thuoc/LC-500-S--Cap-&VN-19150-15

    Ngày tham khảo: 07/04/2022

  5. L-Cystinehttps://drugbank.vn/thuoc/L-Cystine&VD-18867-13

    Ngày tham khảo: 07/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người