YouMed

Giải đáp thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Tiểu đường thai kỳ thường gặp nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể em bé đã được hình thành. Bởi vì xảy ra muộn trong giai đoạn mang thai, bệnh có thể không liên quan đến những dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị hoặc kiểm soát kém có thể gây hại cho cả mẹ và con. Do đó, bạn nên biết những thông tin về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có thể tầm soát sớm bệnh này. Hãy cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tham khảo qua bài viết dưới đây. 

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

Tất cả những cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa đều có thể thực hiện những xét nghiệm về tiểu đường thai kỳ. Bởi vì quá trình thực hiện rất đơn giản.

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là nên đến bệnh viện uy tín và có đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn có được sự giải thích kết quả cụ thể; cũng như tư vấn về phương pháp điều trị. Chi phí xét nghiệm dao động từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng. Tùy thuộc gói xét nghiệm và bệnh viện thực hiện.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu uy tín và chi phí bao nhiêu?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu uy tín và chi phí bao nhiêu?

Nếu mẹ bầu ở thành phố Hồ Chí Minh có thể đến các cơ sở khám Sản – Phụ khoa nổi tiếng:

  • Bệnh viện Từ Dũ: Với gần 100 năm làm việc và phát triển, Bệnh viện Từ Dũ được xem là địa chỉ một địa rất đáng chỉ tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.
  • Bệnh viện Hùng Vương: Đây là một trong những bệnh viện đầu ngành về Sản – phụ khoa tại Sài Gòn và khu vực phía Nam. Bệnh viện Hùng Vương có đội ngũ y bác sĩ lành nghề cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bật nhất.
  • Bệnh viện phụ sản An Đông: Khoa Phụ Sản An Đông khu Kỹ thuật cao của bệnh viện 7A trực thuộc tư lệnh Quân Khu 7. Đây là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe thai phụ trước và sau sinh nổi tiếng.

Xem thêm: Khám Sản phụ khoa ở đâu tại TP. HCM?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên đi khám theo những địa chỉ trên để được chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên được tầm soát càng sớm càng tốt trong thời kỳ mang thai.

Đối với những trường hợp này, dù kết quả xét nghiệm sàng lọc ban đầu bình thường, vẫn cần phải thực hiện lặp lại xét nghiệm ở tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Tất cả những phụ nữ khác nên được kiểm tra khi thai kỳ vào khoảng 24 đến 28 tuần tuổi.

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ tìm glucose và keton trong nước tiểu của bạn. Keton là một loại axit tích tụ trong máu và xuất hiện trong nước tiểu khi cơ thể không có đủ insulin. Đây là một loại hormone giúp giảm đường trong máu.

Bình thường không có glucose và keton trong nước tiểu. Nếu glucose và keton trong máu tăng cao, chúng sẽ có thể xuất hiện trong nước tiểu. Sau khi lấy mẫu nước tiểu vào lọ, bác sĩ sẽ dùng một que thử đặt vào trong mẫu nước tiểu. Kết quả sẽ có sau một khoảng thời gian ngắn.

Xét nghiệm máu

Bằng cách tiến hành các xét nghiệm đường huyết, bạn sẽ được chẩn đoán liệu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Có thể thực hiện những phương pháp theo 1 bước hoặc 2 bước. Bạn có thể cần lấy máu xét nghiệm glucose lúc đói. Bên cạnh đó cũng có thể là sau khi uống nước đường 1 đến 2 giờ. Tùy thuộc vào phương pháp mà bạn sẽ được dặn dò có cần nhịn ăn hay không. Nếu có, khoảng thời gian nhịn đói thường phải kéo dài ít nhất 8 giờ.

Mức đường huyết có thể thay đổi hàng ngày. Vì thế, bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức đường huyết của bạn trong khoảng thời gian ba tháng gần đây. Xét nghiệm có tên gọi là HbA1C.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Vì sao mẹ bầu phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Nguy cơ cho mẹ

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu. Thì việc nhận biết nguy cơ do mắc tiểu đường thai kỳ là điều cần phải quan tâm. Theo đó, bệnh tiểu đường thai kỳ không được phát hiện sớm có thể ảnh hướng đến tình trạng sức khỏe cả mẹ và con. Đối với người mẹ, những nguy cơ sau có thể gặp phải:

  • Tăng đường huyết, nhiễm toan keton (một chất ứ đọng trong quá trình chuyển hóa đường).
  • Hạ đường huyết (do tập thể dục quá sức hay dùng thuốc liều cao).
  • Nghiêm trọng hơn, có thể bị sảy thai.

Nguy cơ cho thai nhi

Nếu mức đường huyết của bạn không kiểm soát được trong khi mang thai, lượng đường dư thừa có thể đi qua nhau thai và đến thai nhi. Khi quá trình này kéo dài, mức đường huyết của em bé tăng lên. Lượng đường dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể em bé. Hậu quả là làm cho em bé có cân nặng lớn hơn bình thường.

Cân nặng lúc sinh của trẻ có thể lớn hơn bình thường nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Cân nặng lúc sinh của trẻ có thể lớn hơn bình thường nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Trẻ sơ sinh nặng ký có nguy cơ cao bị tổn thương vai trong khi sinh qua đường âm đạo. Do đó, bạn có thể cần phải chuẩn bị sinh mổ. Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp và lượng đường huyết giảm rất thấp sau sinh. Vì thế, bé sẽ được kiểm tra đường huyết ngay sau khi sinh và theo dõi trong thời gian ngắn.

Những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn. Vàng da có thể được điều trị trong vài ngày bằng liệu pháp ánh sáng (hay chiếu đèn).

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trong tương lai. Và đối với mẹ từng bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiến triển bệnh này trong những lần mang thai sau. Hơn nữa, sau đó là nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường loại 2.

Những đối tượng nên xét nghiệm sớm

Tóm lại, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu rất quan trọng. Và khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần duy trì mức đường huyết trong phạm vi an toàn. Điều này giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được tầm soát tiểu đường thai kỳ. Những trường hợp có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai cần được theo dõi sớm hơn. Bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì, không hoạt động thể chất.
  • Mẹ từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Tiền căn sinh con to, thường lớn hơn 4500g.
  • Mẹ có bệnh lý khác đi kèm huyết áp cao, bệnh tim mạch, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở khoảng 7% tổng số phụ nữ mang thai. Đa số trường hợp có thể tự khỏi ngay sau khi con bạn được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị, bạn có thể gặp một số biến chứng. Vì thế, mong rằng những thông tin về nguyên nhân cần phải tầm soát bệnh và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu trong bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức bổ ích hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Gestational Diabeteshttps://www.acog.org/womens-health/faqs/gestational-diabetes

    Ngày tham khảo: 26/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người