YouMed

Gọi tên hiện tượng ngủ mơ không dậy được và những vấn đề liên quan

bác sĩ nguyễn trung nghĩa
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Trung Nghĩa
Chuyên khoa: Tâm thần

Bạn thấy mình thức dậy rời khỏi giường như thường lệ. Sau đó, vệ sinh cá nhân và bắt đầu một bữa sáng ngon lành. Nhưng rồi bạn lại phát hiện bản thân mình vẫn còn đang nằm trên giường. Liệu bạn có thắc mắc về vấn đề này không? Thực chất, đây rất có thể là hiện tượng ngủ mơ không dậy được. Vậy hiện tượng này cụ thể là gì? Có cách nào để cải thiện không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là ngủ mơ không dậy được?

Khi hiện tượng ngủ mơ và không thức dậy được xảy ra. Nó sẽ khiến cho người ngủ tin rằng mình vừa thức dậy. Trong khi sự thật là họ vẫn còn đang ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Đây là giai đoạn ngủ gắn chặt nhất với những giấc mơ.1

Dưới đây là các hoạt động người mơ thường nhìn thấy khi gặp hiện tượng này:2

  • Thấy mình thức dậy và sẵn sàng cho ngày mới.
  • Thấy mình thức dậy vào nửa đêm và đi vào phòng tắm hoặc nhà bếp. Sau đó lại quay trở về giường.
  • Thấy mình đi khám phá hoặc lang thang trong một nơi mình luôn mơ ước.
  • Thấy mình suy nghĩ về một giấc mơ mình vừa trải qua trước khi hiện tượng ngủ mơ không tỉnh dậy được xảy ra; với một niềm tin rằng bây giờ mình đã tỉnh.
Hiện tượng một người vẫn còn đang nằm mơ nhưng tưởng mình đã thức giấc còn được gọi là thức tỉnh giả
Hiện tượng một người vẫn còn đang nằm mơ nhưng tưởng mình đã thức giấc còn được gọi là thức tỉnh giả

Ngược lại với những giấc mơ thông thường. Nội dung của giấc mơ trong hiện tượng ngủ mơ không thức dậy được thường rất sống động và chân thật. Tuy nhiên, bối cảnh có thể có những chi tiết nhỏ khác biệt. Chẳng hạn như có một bóng tối kỳ lạ, đèn không bật,… Và phải mất đến một lúc sau đó, bạn mới nhận ra rằng mình đang mơ.3

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hiện tượng ngủ mơ không dậy này. Người mơ vẫn giữ được ý thức ở một mức nhất định. Cụ thể, họ vẫn ý thức được rằng mình vừa đang ở trong thực tế và cả trong giấc mơ. Họ cũng có thể có cảm giác khó chịu vì biết có điều gì đó không đúng nhưng họ không hoàn toàn nhận thức được rằng họ đang mơ.4

Nguyên nhân gây ngủ mơ không dậy được

Một số chuyên gia tin rằng hiện tượng này xảy ra khi giai đoạn REM bị gián đoạn. Đây là hiện tượng giấc ngủ bị cắt khúc hay còn gọi là giấc ngủ bị chia cắt. Khi giai đoạn REM bị gián đoạn, người ta vẫn có thể giữ tỉnh táo một phần nào đó ngay cả khi họ ở trong trạng thái đang mơ.5 6

Nguyên nhân của hiện tượng giấc ngủ bị cắt khúc bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ

Những rối loạn giấc ngủ thường gặp như mất ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ.

Mất ngủ là việc khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu. Trong khi hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài và liên tục lặp lại có tính chu kỳ. Còn chứng ngủ rũ thể hiện một nhu cầu ngủ quá mức. Do khả năng điều hòa giấc ngủ tại bộ não đang gặp trục trặc. Bạn có thể rơi vào giấc ngủ bất kể thời gian nào.

Tất cả những rối loạn trên đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, nó có thể gây ra những gián đoạn nhỏ đến giai đoạn REM và thúc đẩy trạng thái ngủ mơ không thức giấc được.6

Xem thêm: Bệnh nhân mắc bệnh ngủ rũ cần biết những gì trước khi đi khám?

Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ với hiện tượng ngủ mơ không thức dậy được
Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ với hiện tượng ngủ mơ không thức dậy được

Tác động của môi trường

Khi tiếng ồn, ánh đèn sáng hay những yếu tố khác tác động đến bạn lúc bạn đang ngủ có thể sẽ không làm bạn thức dậy hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.6 7

Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ khi ngủ

Đây là hội chứng làm cho chuyển động chân bị co giật, chuột rút một cách đột ngột, không chủ ý. Và lặp đi lặp lại ở một người khi họ đang ngủ. Hiện tượng này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ một cách đáng kể.6 8

Phân biệt với hội chứng liệt khi ngủ

Chứng tê liệt khi ngủ thường xảy ra khi bạn chuyển từ trạng thái giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM) sang trạng thái thức tỉnh. Lúc này, não của bạn đã thức dậy nhưng các cơ tạm thời không cử động được.

Sự khác biệt quan trọng giữa chứng ngủ mơ không dậy được và chứng tê liệt khi ngủ là tình trạng liệt khi ngủ xảy ra khi bạn đã tỉnh và không hề có bất kỳ giấc mơ nào. Đồng thời chứng liệt khi ngủ diễn ra lúc cơ thể bạn vẫn cảm nhận được môi trường xung quanh. Ngoài ra, chứng liệt khi ngủ có thể kèm với những ảo giác như là có ai đó trong phòng, hoặc giữ bạn ở chặt trên giường.7

Tuy vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người gặp hiện tượng liệt khi ngủ cũng thường gặp phải tình trạng ngủ mơ không tỉnh giấc được và ngược lại.

Cách cải thiện vấn đề ngủ mơ không dậy được

Một tin vui là vấn đề này không gây ra bất kỳ một bệnh lý nào quá nghiêm trọng. Không có bằng chứng nào cho thấy chúng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, bạn không nên quá lo ngại về nó.7

Tuy nhiên, khi thấy hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng như: Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, mệt mỏi hoặc kiệt sức sau vài giờ trên giường, ngủ ngày, gặp ác mộng thường xuyên. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.7

Cải thiện giấc ngủ có thể giúp giảm tần suất hiện tượng ngủ mơ không thức dậy được. Dưới đây là một số gợi ý chung để có giấc ngủ ngon hơn:7

  • Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử khác ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Ngủ đủ theo nhu cầu của bản thân.
  • Dành một chút thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ.
Có những thói quen tốt vào giờ ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng ngủ mơ không tỉnh dậy được
Có những thói quen tốt vào giờ ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng ngủ mơ không tỉnh dậy được

Xem thêm: Ngủ bao nhiêu là đủ trong từng giai đoạn cuộc đời?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ngủ mơ không dậy được. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý hoặc tâm linh nào. Do đó, bạn không nên quá lo ngại về chúng. Tuy nhiên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng sức khỏe. Bạn có thể áp dụng những cách cải thiện trên hoặc tìm đến bác sĩ để nhận tư vấn và hỗ trợ phù hợp với mình nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Is there a relation among REM sleep dissociated phenomena, like lucid dreaming, sleep paralysis, out-of-body experiences, and false awakening?https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32795836/

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  2. False awakenings in light of the dream protoconsciousness theory: A study in lucid dreamers.https://psycnet.apa.org/record/2011-26292-012

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  3. Relationships between sleep paralysis and sleep quality: current insightshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30464663/

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  4. False Awakeninghttps://www.sleepfoundation.org/dreams/false-awakening

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  5. What Is False Awakening and Lucid Dreaming?https://www.verywellhealth.com/what-is-a-false-awakening-3014835#citation-4

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  6. My Dream, My Rules: Can Lucid Dreaming Treat Nightmares?https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2019.02618/full

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  7. Having Dreams About Waking Up? There’s a Name for Thathttps://www.healthline.com/health/healthy-sleep/false-awakening#possible-causes 

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

  8. Periodic Limb Movements of Sleep (PLMS) Overviewhttps://www.verywellhealth.com/what-is-plms-3014771

    Ngày tham khảo: 15/02/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người