YouMed

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

bác sĩ nguyễn ngọc mai
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai
Chuyên khoa: Nhi

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một rối loạn về giấc ngủ, khi đó nhịp thở của bé bị cản trở một phần hoặc hoàn toàn và lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Tình trạng này do đường hô hấp trên bị thu hẹp lại hoặc tắc nghẽn trong lúc ngủ. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng này nhé. 

Tổng quan về bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Có sự khác biệt giữa bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và ở người lớn. Người lớn mắc bệnh thường có triệu chứng thiếu ngủ vào ban ngày. Trong khi ở trẻ em thì thường có vấn đề về hành vi. Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn thường do tình trạng béo phì, còn ở nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là do sự phì đại của amidan.

Chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng để phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, quá trình hình thành nhận thức và hành vi ở trẻ.

Xem thêm: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là gì?

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Trong lúc ngủ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Ngáy.
  • Ngừng thở.
  • Ngủ không thẳng giấc.
  • Hay ho hoặc ngạt thở.
  • Thở bằng miệng.
  • Đái dầm.
  • Hoảng loạn khi ngủ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ không phải lúc nào cũng ngáy. Bé có thể chỉ bị rối loạn giấc ngủ.

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ngưng thở khi ngủ
Trẻ thở bằng miệng khi ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ngưng thở khi ngủ

Vào ban ngày, trẻ bị ngưng thở khi ngủ có thể:

  • Khó tiếp thu khi học.
  • Khó tập trung.
  • Có vấn đề về học tập.
  • Có vấn đề về hành vi.
  • Tăng cân chậm.
  • Tăng động.
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm trẻ mất tập trung trong việc học tập
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm trẻ mất tập trung trong việc học tập

Khi nào cần khám bác sĩ?

Hãy đặt lịch khám nếu trẻ thường xuyên mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, và có biểu hiện rối loạn hành vi.

Nguyên nhân gây bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Béo phì là một yếu tố phổ biến gây ra chứng ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Nhưng ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng ngưng thở khi ngủ là do phì đại amidan. Tuy nhiên, béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em. Những yếu tố khác có thể kể đến là dị tật về sọ mặt và bệnh lý thần kinh cơ.

Phì đại amidan là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Phì đại amidan là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ

Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh là gì?

Bên cạnh việc béo phì, một số yếu tố nguy cơ khác gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, bao gồm:

  • Hội chứng Down.
  • Bất thường về cấu trúc hộp sọ hoặc khuôn mặt.
  • Liệt não (Bại não).
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh lý thần kinh cơ.
  • Tiền sử sinh nhẹ cân.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ.

Biến chứng do bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Ở trẻ em, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Không phát triển được.
  • Vấn đề về tim.
  • Tử vong.

Xem thêm: Cơn ngưng thở ở trẻ sinh non

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em?

Để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ, tiền căn bệnh trước đây và tiến hành thăm khám. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Đo đa ký giấc ngủ. Bác sĩ đánh giá tình trạng của bé khi ngủ. Xét nghiệm này sử dụng cảm biến được gắn vào cơ thể để ghi nhận hoạt động của sóng não, tính chất nhịp thở, tình trạng ngáy, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và hoạt động cơ trong khi trẻ ngủ.
  • Đo nồng độ oxy trong máu. Nếu bác sĩ rất nghi ngờ bệnh ngưng thở khi ngủ, và việc thực hiện đo đa ký giấc ngủ là không cần thiết hoặc không thể làm, thì xét nghiệm đo nồng độ oxy qua đêm có thể hỗ trợ thiết lập chẩn đoán. Đo nồng độ oxy máu có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó không thể giúp đưa ra chẩn đoán. Trong trường hợp đó, bé vẫn sẽ cần phải làm xét nghiệm đo đa ký giấc ngủ.
  • Đo điện tâm đồ. Xét nghiệm này sẽ dùng các miếng dán cảm biến (điện cực) để đo các xung điện do tim phát ra. Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm này để xác định xem bé có bị bệnh tim tiềm ẩn hay không.

Điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ cùng bạn tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh của bé. Những phương pháp điều trị có thể được kể đến, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc. Dùng steroid tại mũi, chẳng hạn như fluticasone (Dymista, Flonase Allergy Relief, Xhance) và budesonide (Rhinocort), có thể làm giảm các triệu chứng đối với một số trẻ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Đối với trẻ bị dị ứng, montelukast (Singulair) có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng khi dùng đơn độc, hoặc dùng cùng steroid tại mũi.
  • Cắt amidan. Bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ nhi khoa chuyên về tai mũi họng để thảo luận về vấn đề cắt amidan. Thủ thuật cắt amidan và nạo VA có thể cải thiện bệnh bằng cách mở rộng đường thở. Các dạng phẫu thuật khác dành cho đường hô hấp trên có thể được đề xuất, tùy vào tình trạng của bé.
  • Liệu pháp thở áp lực dương. Thở áp lực dương liên tục và thông khí với hai ngưỡng áp lực dương là những phương pháp sẽ dùng máy thở để đưa không khí đi qua một ống và mặt nạ được gắn vào mũi hoặc gắn vào mũi lẫn miệng. Thiết bị sẽ làm tăng áp suất không khí ở vùng sau cổ họng của bé. Điều đó sẽ giúp cho đường thở của bé luôn mở. Bác sĩ thường điều trị bệnh bằng liệu pháp thở áp lực dương.
  • Các thiết bị hỗ trợ qua miệng. Các thiết bị như thiết bị nha khoa hoặc ống ngậm giúp di chuyển hàm dưới và lưỡi về phía trước để giữ cho đường hô hấp trên được mở.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ qua miệng cho trẻ

Sử dụng thiết bị hỗ trợ qua miệng cho trẻ

Lối sống dành cho bé mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

  • Tránh xa các chất kích ứng đường thở và chất gây dị ứng. Mọi đứa trẻ, đặc biệt là trẻ bị ngưng thở khi ngủ, nên tránh khói thuốc lá hoặc các chất dị nguyên hoặc khí thải, vì chúng có thể gây kích ứng và tắc nghẽn đường thở của bé.
  • Giảm cân. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nên cho trẻ giảm cân nếu bé đang béo phì. Ngoài ra, họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về chế độ ăn và chế độ dinh dưỡng để giảm cân hoặc giới thiệu bé đến những chuyên gia về dinh dưỡng, đặc biệt là béo phì.

Bạn có thể chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh?

Đầu tiên, bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa. Hoặc bạn có thể được giới thiệu đến khám bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị trước khi đến khám bệnh.

Lập một danh sách các thông tin liên quan

  • Những triệu chứng của bé. Bao gồm những triệu chứng dường như không liên quan đến lý do đưa bé đến khám.
  • Những loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng mà bé đang dùng, bao gồm cả liều của thuốc.
  • Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ.

Chuẩn bị câu hỏi cho bác sĩ

Đối với bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, một số câu hỏi cơ bản mà bạn có thể hỏi bác sĩ, gồm:

  • Bé cần làm xét nghiệm gì?
  • Bệnh này chỉ diễn ra tạm thời hay sẽ kéo dài?
  • Điều tốt nhất có thể làm bây giờ là gì?
  • Liệu có những phương pháp nào có thể thay thế cho phương pháp mà bác sĩ đề xuất ban đầu?
  • Tôi có thể xin những ấn phẩm hoặc bài báo liên quan đến bệnh không? Tôi có thể tìm hiểu những thông tin về bệnh ở trang Web nào?

Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như những câu hỏi liên quan đến bệnh của bé.

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ là một căn bệnh nguy hiểm. Trên thực tế, nhiều người vẫn không biết trẻ có thể đang mắc hội chứng này. Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra khi bé có các triệu chứng trên, để được đánh giá mức độ và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Pediatric obstructive sleep apneahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pediatric-sleep-apnea/diagnosis-treatment/drc-20376199

    Ngày tham khảo: 21/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người