YouMed

Niềng răng không mắc cài có tốt không và câu trả lời từ bác sĩ

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Niềng răng không mắc cài còn được gọi niềng răng trong suốt. Đây là khí cụ chỉnh nha hiện đại giúp chỉnh răng không đều đặn hoặc lệch khớp cắn. Phương pháp này sử dụng một chuỗi các khay niềng chất liệu nhựa trong suốt đặc biệt. Điều này giúp khách hàng khi niềng răng nhưng vẫn tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ đề cập đến chủ đề này và một số những vấn đề liên quan.

Kỹ thuật niềng răng không mắc cài là gì?

Niềng răng không mắc cài là khí cụ chỉnh nha sử dụng khay đeo niềng trong suốt. Phương pháp này không sử dụng mắc cài, dây cung như phương pháp truyền thống. Khách hàng sẽ được sử dụng các khay niềng trong suốt để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Chúng được thiết kế bởi những thông số trên cung hàm riêng biệt cho từng đối tượng. Kỹ thuật này có hiệu quả cao trong việc chỉnh nha, đồng thời tính thẩm mỹ cũng rất cao. Ngoài ra, khách hàng còn có thể biết trước kết quả chỉnh nha. Đây là điều mà bất kỳ ai khi lựa chọn kỹ thuật này đều hướng tới.

Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài sử dụng các khay niềng trong suốt để điều chỉnh răng

Đối tượng nào nên thực hiện niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài có thể áp dụng cho nhiều đối tượng:

  • Người có răng mọc lộn xộn, chen chúc.
  • Răng hô, móm từ nhẹ đến nặng.
  • Răng thưa, khoảng cách giữa các răng xa nhau nhiều.
  • Răng mọc lệch, sai khớp cắn.
  • Răng không đều, không đẹp, cười hở lợi.
  • Người dị ứng với kim loại nên không thể niềng răng bằng các kỹ thuật truyền thống.

Xem thêm: Cải thiện răng thưa: Các phương pháp thông dụng nhất

Ưu – nhược điểm của kỹ thuật niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài là kỹ thuật chỉnh nha rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cân nhắc lựa chọn, bạn cũng nên tìm hiểu những ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm của kỹ thuật niềng răng không mắc cài

Có tính thẩm mỹ cao

Niềng răng không mắc cài giúp người niềng răng luôn cảm thấy tự tin khi giao tiếp. Bởi hệ thống khay niềng trong suốt và người đối diện không biết rằng bạn đang đeo niềng. Các nhà thiết kế đã tính toán cẩn thận để khay niềng vừa sát với răng, tạo lực kéo ổn định.

Hiệu quả chỉnh nha rất tốt

Các khay niềng được cân đối, thiết kế chính xác để tạo ra đủ lực để dịch chuyển răng. Lực kéo của các khay tương đối ổn định và đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Vì vậy, niềng răng không mắc cài áp dụng được cho hầu hết các trường hợp khiếm khuyết nặng ở răng và muốn cải thiện triệt để.

Độ an toàn cao

Khay niềng được sản xuất từ nhựa trong suốt cao cấp, đảm bảo độ cứng an toàn trong khoang miệng. Đồng thời chúng được thiết kế để vừa sát với răng, hạn chế tối đa việc cọ xát răng, nướu. Người niềng răng có thể nói chuyện và giao tiếp bình thường khi đeo niềng mà không bị cộm cứng.

Tiện lợi khi sử dụng

Người niềng răng không mắc cài có thể tự tháo lắp khay niềng dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh. Nhưng phải đảm bảo đeo niềng 20 – 22 giờ/ngày để có hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Kỹ thuật chỉnh nha này khắc phục được các nhược điểm như bung mắc cài, dây cung khi ăn và vệ sinh răng ở các phương pháp truyền thống.

Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài có thể lắp vào hoặc tháo ra dễ dàng

Nhược điểm của niềng răng không mắc cài

Bên cạnh nhưng ưu điểm vượt trội thì kỹ thuật này cũng có như hạn chế nhất định:

  • Khó chịu khi đeo niềng: Thời gian đầu khách hàng có thể cảm thấy hơi khó chịu khi đeo niềng. Tuy nhiên đây là tình trạng mà đa số các phương pháp nào cũng gặp phải. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày khi cơ thể đã thích nghi với chúng.
  • Thời gian lâu: Các chuyên gia cho biết thời gian niềng răng trong suốt sẽ lâu hơn niềng răng mắc cài. Bởi lực dịch chuyển răng của nó kém hơn đôi chút so với việc sử dụng mắc cài, dây cung.
  • Giá thành cao: Giá thành của kỹ thuật này hiện nay khá cao, cao hơn các kỹ thuật niềng răng mắc cài truyền thống.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ: Những lợi ích, lưu ý và chi phí

Quá trình niềng răng

Niềng răng nói chung và niềng răng trong suốt nói riêng đều cần phải được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo sự tỉ mỉ, cẩn thận. Quy trình niềng răng nói chung gồm các bước:

  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng, cấu trúc răng bằng cách quan sát và chụp X quang răng.
  • Bác sĩ tư vấn về tình trạng răng miệng và phương pháp chỉnh nha phù hợp.
  • Tiến hành đeo khay niềng đầu tiên. Khách hàng phải thường xuyên tái khám để thay khay niềng và kiểm tra sự dịch chuyển của răng.
  • Tùy vào tình trạng răng mà mỗi khách hàng có thời gian đeo niềng trung bình từ 6 tháng đến 3 năm.

Xem thêm: Tất tần tật về quy trình niềng răng bạn cần biết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?

Niềng răng không mắc cài giá bao nhiêu cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Chi phí của kỹ thuật chỉnh nha này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn thời gian niềng răng, tình trạng răng miệng và cơ sở thực hiện.

Bạn có thể tham khảo chi phí niềng răng trong suốt dưới đây.

  • Niềng răng trong suốt dưới 6 tháng: 16 triệu
  • Từ 6 – 12 tháng: 30 triệu.
  • Từ 12 – 18 tháng: 45 triệu.
  • Từ 18 – 24 tháng: 60 triệu.
  • Từ 24 – 30 tháng: 65 – 80 triệu cho hai hàm.

Bạn có thể niềng răng ở đâu uy tín?

Hiện trên cả nước có nhiều bệnh viện và các phòng khám uy tín để niềng răng không mắc cài. Chẳng hạn:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM.
  • Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
  • Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Chăm sóc răng miệng trong khi niềng răng

Trong thời gian đeo niềng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng. Một số vấn đề bạn cần lưu ý:

  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, rau củ đã luộc mềm.
  • Bổ sung trứng, sữa, để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể tránh tình trạng sụt cân, hóp má khi đeo niềng.
  • Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể và răng miệng.
  • Tránh các thực phẩm dai, cứng gây tổn thương răng miệng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm như nước ngọt, bánh kẹo nhiều màu vì dễ làm xỉn màu răng.
  • Sử dụng bàn chải cho người niềng răng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên với bàn chải lông mềm. Chú ý chải răng đúng cách và không chà xát quá mạnh để tránh gây tổn thương răng miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng để lấy thức ăn thừa sau khi ăn.
  • Súc miệng thường xuyên với nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng mà chải răng không lấy hết được.

Xem thêm: Người niềng răng ăn gì và không nên ăn gì?

Niềng răng không mắc cài
Chú ý chế độ ăn uống khi niềng răng

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin nổi bật về niềng răng không mắc cài. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan về kỹ thuật chỉnh nha này. Nếu bạn đang phân vân khi lựa chọn các phương pháp niềng răng, bạn có thể đến các cơ sở uy tín để được tư vấn chi tiết phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Non-Ligating Braces

    https://www.embrace.com.sg/non-ligating-braces/

    Ngày tham khảo: 13/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người