YouMed

Độ pH trong nước tiểu cao khi mang thai do nguyên nhân gì?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những công việc quan trọng khi theo dõi thai kỳ. Rất nhiều trường hợp khi kiểm tra, pH trong nước tiểu cao khi mang thai. Vậy, nguyên nhân nào có thể làm tăng pH nước tiểu của thai phụ? Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Thế nào là pH nước tiểu cao?

Giá trị pH nước tiểu bình thường nằm trong khoảng 4.6 đến 8.1 Dưới 5, nước có tính acid và trên 8 có tính kiềm. Vậy, pH nước tiểu cao khi nó trên mức 8 nghĩa là có tính bazơ.

Nước tiểu là một chất lỏng không ổn định, nó thay đổi thành phần ngay sau khi nó được loại bỏ thông qua tiểu tiện. Sự cân bằng của các thành phần có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit (toan) – bazơ (kiềm) của nước tiểu. Và thang đo pH là bảng mức độ axit hoặc bazơ của nước tiểu. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm đo pH nước tiểu khi có các triệu chứng bất thường về đường niệu. Tuy nhiên, pH nước tiểu cùng các chỉ số nước tiểu khác là bài kiểm tra thường quy trong thăm khám thai, nhất là trong những tháng đầu tiên.

Nguyên nhân pH trong nước tiểu cao khi mang thai

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này ở phụ nữ có thai. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp.

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) là nguyên nhân thường gặp làm tăng pH nước tiểu. Điều này do một số loại vi sinh sản xuất ra enzym urease chuyển hóa ure thành CO2 và amoniac. Chất này có tính kiềm, do đó làm tăng pH.2

Nhiễm trùng tiểu là một vấn đề nguy hiểm và cần được chăm sóc ưu tiên ở phụ nữ có thai. Nếu không được điều trị, nó gây tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và con.

Nhiễm trùng tiểu ở bà bầu là một vấn đề cần được theo dõi sát sao
Nhiễm trùng tiểu ở bà bầu là một vấn đề cần được theo dõi sát sao

2. Nôn ói nhiều

Ốm nghén, nôn ói là tình trạng thường gặp ở thai phụ. Và đã có nghiên cứu chứng minh việc nôn nhiều có thể làm tăng độ kiềm trong nước tiểu.3

Nôn ói làm tăng pH máu, do mất nhiều ion chlor trong dịch dạ dày. Ion này có tính toan làm giảm độ pH máu. Mất chlor, pH máu tăng, thận phải tăng đào thải các chất kiềm để trung hòa pH máu. Điều này làm cho độ pH nước tiểu tăng.

3. Bệnh thận

Một số bệnh lý về thận có thể làm pH trong nước tiểu cao khi mang thai. Ví dụ như: nhiễm toan ống thận, các bệnh thận tự miễn như lupus, nhiễm độc thận và bệnh thận mãn. Chúng ảnh hưởng đến chức năng cân bằng pH nước tiểu của thận, cho nên làm tăng kiềm niệu.

4. Thuốc

Mẹ bầu sử dụng một số thuốc có thể làm tăng pH niệu. Các thuốc chống động kinh, acetazolamide là một vài ví dụ.4 5

Một số thuốc chống động kinh có thể làm tăng pH niệu
Một số thuốc chống động kinh có thể làm tăng pH niệu

5. Thực phẩm

Mẹ bầu thường xuyên ăn thức ăn giàu acid citric và acid malic có thể làm tăng mức pH niệu.6 7

Thực phẩm nhiều acid citric là trái cây như trái lý chua đen và dưa gang. Thực phẩm nhiều acid malic là táo, và rượu giấm táo.

6. Gen

Ngoài các yếu tố kể trên, đã có nghiên cứu cho rằng gen cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH của nước tiểu.8

Nguy cơ của tăng pH nước tiểu

Tăng mức pH nước tiểu có thể đi kèm nguy cơ sỏi thận cao. Nước tiểu với pH 6.5 – 7.5 có nguy cơ tạo sạn trong đường niệu mà cụ thể là sạn calcium phosphate.9 Mức pH càng cao calcium phosphate càng đậm đặc và dễ kết cụm hơn, ngày càng tạo ra viên sỏi lớn chèn ép đường niệu.10 Hơn nữa, phụ nữ mang thai lớn bị chèn ép niệu quản, dẫn đến nước tiểu bị ứ và bài xuất khó khăn hơn. Điều này là điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

Viên sỏi có thể nằm ở bất cứ đâu trong đường tiểu như đài thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,… Dù ở đâu, nguy cơ gây ra tắc đường tiểu luôn hiện diện. Nước tiểu không thể thoát ra theo con đường tự nhiên sẽ bị ứ lại và gây ra các tổn thương tại chỗ và hệ thống đường tiểu trên. Sỏi thận nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến chấn thương đường tiểu, nhiễm độc thận, suy thận.

Nguy cơ sỏi niệu luôn luôn tồn tại nếu pH nước tiểu tăng thường xuyên
Nguy cơ sỏi niệu luôn luôn tồn tại nếu pH nước tiểu tăng thường xuyên

Cần làm gì nếu pH nước tiểu cao khi mang thai?

Đầu tiên, cần xác định nguyên nhân gây tăng pH nước tiểu của phụ nữ mang thai. Trong trường hợp pH nước tiểu tăng đơn độc mà không kèm triệu chứng nào khác, có thể tình trạng này là tạm thời và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần theo dõi pH nước tiểu định kỳ trong các lần khám thai kế đến.

Nếu pH nước tiểu tăng kèm theo các triệu chứng khác, bác sĩ có thể dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu và các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, phòng ngừa nhiễm trùng tiểu và sỏi thận cũng là một việc rất quan trọng. Đây là hai vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Uống nhiều nước, hạn chế nhịn tiểu, giữ gìn vệ sinh phụ khoa, mặc quần áo thoáng mát là một trong những cách giúp mẹ bầu hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.11 Ngoài ra, trái nam việt quất đã được kiểm chứng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu.12 13

Nồng độ pH trong nước tiểu cao khi mang thai là một vấn đề thường gặp. Đa phần là lành tính nếu người mẹ không có triệu chứng bất thường gì khác cũng như các xét nghiệm khác bình thường. Nhưng cần lưu ý rằng, nó luôn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe bất lợi cho mẹ và bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Urine pH testhttps://www.mountsinai.org/health-library/tests/urine-ph-test

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  2. Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment optionshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4457377/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  3. Hypokalemic metabolic alkalosis caused by surreptitious vomiting: report of four cases.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1875281/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  4. Effect of antiepileptic drug polytherapy on urinary pH in children and young adultshttps://link.springer.com/article/10.1007/s00381-008-0687-4

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  5. Acetazolamide is an effective adjunct for urinary alkalization in patients with uric acid and cystine stone formation recalcitrant to potassium citratehttps://www.goldjournal.net/article/S0090-4295(08)00453-6/fulltext

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  6. Malic acid supplementation increases urinary citrate excretion and urinary pH: implications for the potential treatment of calcium oxalate stone diseasehttps://www.liebertpub.com/doi/10.1089/end.2013.0477

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  7. Hypocitraturia: Pathophysiology and Medical Managementhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2777061/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  8. Polymorphisms in Renal Ammonia Metabolism Genes Correlate With 24-Hour Urine pHhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5733879/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  9. The effect of pH on the risk of calcium oxalate crystallization in urinehttps://www.karger.com/Article/Abstract/472578

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  10. Urine pH in renal calcium stone formers who do and do not increase stone phosphate content with timehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2721421/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  11. Urinary Tract Infectionshttps://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/urinary-tract-infections

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  12. Diagnosis and Management of Urinary Tract Infection in Older Adultshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4079031/

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

  13. Cranberry-Containing Products for Prevention of Urinary Tract Infections in Susceptible Populations A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Controlled Trialshttps://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/1213845

    Ngày tham khảo: 10/03/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người