Rau cần tây: Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe
Nội dung bài viết
Rau cần tây từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam. Thế nhưng liệu chúng ta đã hiểu hết những lợi ích cũng như lưu ý khi sử dụng loại rau này. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây để biết thêm thật nhiều thông tin về rau cần tây nhé!
1. Rau Cần tây
Cần tây là một phần của họ Hoa tán (Apiaceae), bao gồm cà rốt, củ cải, mùi tây. Thân cây giòn giúp cần tây trở thành một món ăn nhẹ phổ biến ít calo và có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Thành phần bên trong của Cần tây
Cần tây chủ yếu được tạo thành từ nước, tuy nhiên, rau cũng cung cấp chất xơ. Ví dụ: một nhánh cần tây dài khoảng 10 cm (4 inch), nặng tầm 4g có thể cung cấp ~ 0,1 g chất xơ.
Ngoài apigenin và luteolin, cần tây chứa các hợp chất thực vật khác có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ như:
- Selinene
- Limonene
- Kaempferol
- Axit p-coumaric
Vai trò của chất chống oxy hóa là gì?
- Các loại chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do. Đây là một sản phẩm phụ của quá trình tự nhiên, nhưng nếu tích tụ quá nhiều có thể gây hại.
- Chất chống oxy hóa hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do và ngăn chặn các tổn thương có thể dẫn đến tiến triển của bệnh.
- Một thanh cần tây cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, folate, vitamin A, kali và vitamin C.
3. Công dụng của Cần tây
3.1 Cần tây là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa quan trọng
- Chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào, mạch máu và các cơ quan khỏi bị tổn thương do oxy hóa.
- Cần tây cũng chứa vitamin C, beta carotene và flavonoid và có ít nhất 12 loại chất dinh dưỡng chống oxy hóa bổ sung được tìm thấy trong một thân cây.
- Đây cũng là một nguồn dinh dưỡng thực vật tuyệt vời với vai trò làm giảm các trường hợp viêm trong đường tiêu hóa, tế bào, mạch máu và các cơ quan.
3.2 Giảm viêm
- Tình trạng viêm mạn tính có liên quan đến nhiều bệnh tật như: viêm khớp và loãng xương.
- Cần tây cùng hạt cần tây có khoảng 25 hợp chất kháng viêm có thể bảo vệ chống lại tình trạng viêm trong cơ thể.
3.3 Hỗ trợ trong tiêu hóa
- Trong khi các chất dinh dưỡng chống oxy hóa và kháng viêm giúp bảo vệ toàn bộ đường tiêu hóa thì cần tây có thể mang lại những lợi ích đặc biệt cho dạ dày.
- Các polysaccharid trong cần tây, gồm một hợp chất được gọi là apiuman. Đây là chất đã được chứng minh làm giảm các trường hợp loét dạ dày, cải thiện niêm mạc dạ dày và điều chỉnh tiết dịch dạ dày. Điều này được chỉ ra trong các nghiên cứu trên động vật.
- Ngoài ra, với hàm lượng nước cao ~ 95% cùng một lượng lớn chất xơ. Cả hai đều hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì hoạt động của bạn.
3.4 Cần tây có chỉ số đường huyết thấp
- Vitamin A, K và C, cùng với các khoáng chất như kali và folate khi ăn cần tây sẽ được bổ sung vào cơ thể.
- Ngoài ra, rau cần tây cũng có hàm lượng natri thấp.
- Không những vậy, với chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là rau có tác động chậm và ổn định đến lượng đường trong máu.
3.5 Tác dụng kiềm hóa
Với các khoáng chất như magiê, sắt và natri, cần tây có thể có tác dụng trung hòa các thực phẩm có tính axit. Ngoài ra, những khoáng chất này rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể.
4. Lợi ích của rau Cần tây đối với sức khỏe
4.1 Ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư
Cần tây có chứa một hợp chất thực vật gọi là apigenin, có vai trò như một chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống oxy hóa.
Ngoài ra, cũng có thể có các đặc tính giúp chống lại bệnh ung thư.
4.2 Cải thiện huyết áp
Một số học viên y học Trung Quốc sử dụng cần tây và chiết xuất cần tây để giúp làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn rằng hạt cần tây giúp giảm huyết áp ở người.
Như đã phân tích ở trên, cần tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Và kết quả của Cochrane 2016 cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể có huyết áp thấp hơn những người ăn kiêng ít chất xơ.
4.3 Cải thiện tình trạng tăng lipid máu
Tăng lipid máu đề cập đến sự gia tăng các phân tử chất béo trong máu thường không có triệu chứng, nhưng làm tăng nguy cơ lâu dài của bệnh tim và đột quỵ.
Tổng quan Cochrane năm 2016 lưu ý rằng: những người theo chế độ ăn nhiều chất xơ dường như có mức cholesterol toàn phần và LDL thấp hơn so với những người tiêu thụ ít chất xơ hơn.
4.4 Tác dụng sinh thần kinh
Apigenin cũng có thể kích thích sự hình thành thần kinh, sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh.
Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà nghiên cứu đã cho chuột uống apigenin. Và nhận thấy rằng có sự kích thích quá trình tạo tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ.
5. Cách sử dụng rau Cần tây
Cần tây có thể ăn sống hoặc nấu chín.
Rau sống thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn rau nấu chín. Hấp cần tây trong 10 phút có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi luộc cần tây thì có thể làm ảnh hưởng. Do đó khi chế biến cần lưu ý.
Cần tây kết hợp sử dụng với:
- Phô mai.
- Bơ đậu phộng.
Ngoài ra, việc kết hợp cần tây với dưa chuột, táo, rau bina và chanh có thể tạo ra một ly sinh tố ngon và tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm: Lợi ích của nước ép cần tây đối với sức khỏe
6. Các nguy cơ khi dùng rau Cần tây
Cần tây có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nổi mề đay
- Tình trạng sưng tấy
- Khó thở
Một số lưu ý khác
- Bất kỳ trường hợp nào bị khó thở sau khi ăn cần tây, cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế khẩn cấp.
- Một số trường hợp gặp phải tình trạng sốc phản vệ có thể gây tử vong. Do đó, bất cứ ai bị dị ứng với cần tây nên thận trọng khi sử dụng. Ngay cả hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng.
- Phụ nữ mang thai nên tránh bổ sung hạt cần tây. Vì chúng có thể gây kích thích tử cung.
7. Những điểm tổng kết lại về rau Cần tây
Cần tây có thể làm món ăn thêm giòn, ngon, hạt và chiết xuất của rau có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và cũng có thể tạo thành một món ăn nhẹ tiện dụng ít calo.
Chiết xuất hạt cần tây có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số chất trong các sản phẩm bổ sung đó có thể tương tác với thuốc hoặc không phù hợp với một số người. Do đó, nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
8. Một số đặc điểm khi sử dụng
- Thân cây cứng cáp
Nên chọn cần tây có thân thẳng đứng, cứng cáp. Vì sẽ dễ dàng chế biến và không bị uốn cong.
- Lá giòn
Lá phải giòn và tươi, có màu từ nhạt đến xanh sáng.
Tránh cần tây có các mảng màu vàng hoặc nâu.
- Chờ để chặt
Cắt cần tây ngay trước khi sử dụng hoặc nấu ăn để duy trì chất dinh dưỡng.
Ngay cả cần tây đã được cắt nhỏ và lưu trữ chỉ trong vài giờ cũng sẽ mất chất dinh dưỡng.
- Hấp
Cần tây hấp sẽ giữ được hương vị và hầu hết các chất dinh dưỡng của nó.
- Ăn trong 5 – 7 ngày
Ăn cần tây tươi trong vòng 5 – 7 ngày để tận dụng tối đa những lợi ích dinh dưỡng của rau.
- Sử dụng phần lá
Đừng bỏ lá vì lá cần tây có nhiều canxi, kali và vitamin C.
Tuy nhiên vì khó có thể được bảo quản tốt các chất dinh dưỡng trong lá một cách nguyên vẹn. Hãy dùng lá cần tây trong vòng 1-2 ngày ngay sau khi mua.
Ngoài nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được kể trên thì cần tây là một loại rau có nhiều công dụng tuyệt vời. Có nhiều cách sử dụng rau cần tây như ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, hãy lưu ý nếu bạn dị ứng với rau cần tây. Nếu xuất hiện bất kỳ điều gì bất thường, đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Health benefits and risks of celeryhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/270678
Ngày tham khảo: 18/08/2020
-
5 Healthy Benefits of Adding Celery to Your Diethttps://www.healthline.com/health/food-nutrition/health-benefits-of-celery
Ngày tham khảo: 18/08/2020