Tại sao mẹ bầu cần bổ sung sắt?
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Sắt là nguyên tố quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Mẹ bầu thường được khuyến nghị cần bổ sung sắt trong thai kỳ. Vậy sắt mang lại lợi ích gì cho thời kỳ mang thai? Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày? Bài viết dưới đây của Tiến sĩ Bác sĩ Tạ Thị Thanh Thủy – Giám đốc Y khoa, Trưởng khoa Phụ sản bệnh viện Quốc tế City sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
Sắt và thai kỳ
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, tham gia vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường.1 Vì vậy mẹ bầu cần nhiều chất sắt để tăng cường sức khỏe và cho nhu cầu phát triển của thai nhi.
Theo số liệu thống kê, gần 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt hoặc thiếu máu thiếu sắt trên toàn cầu.1 Riêng kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam 2020, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai khoảng 25,6% trong đó 70% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.2
Thiếu máu trong thai kỳ ảnh hưởng gì tới mẹ và thai nhi?
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan. Đặc biệt, thiếu oxy ở cơ quan như tim, não,… có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi:3
- Đối với mẹ: tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, giảm miễn dịch , tăng nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con,…
- Đối với con: suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, thai chậm phát triển trong tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.
Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trước khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung 15mg – 18mg sắt mỗi ngày.4
Trong thai kỳ, cơ thể sẽ cần lượng sắt gấp đôi, khoảng 30 mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, và điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.4 Nghiên cứu cho thấy lượng sắt trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị.5 Theo khuyến cáo của WHO, nên bổ sung từ 30 mg – 60 mg sắt nguyên tố hằng ngày cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt và sinh con nhẹ cân.6
Do đó bên cạnh bữa ăn, việc cung cấp thêm sắt cho phụ nữ mang thai bằng các sản phẩm bổ sung khoáng chất và đa sinh tố là rất cần thiết.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bổ sung thêm viên sinh tố chứa sắt?
Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu. Vì thế, mẹ bầu nên uống viên sắt lúc bụng đói, uống kèm với thức uống giàu vitamin C (nước cam, nước chanh,…) để tăng cường hấp thu sắt. Ngoài ra, để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất, mẹ bầu nên uống sắt sau ăn 1-2 giờ.
Không dùng chung viên chứa sắt cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống sắt nguyên chất và canxi phải cách xa nhau.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước, cũng như ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ khi sử dụng viên uống bổ sung sắt. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu nên uống với nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bổ sung sắt, mẹ bầu nên lựa chọn sản phẩm phù hợp có chất lượng, tin cậy và đáp ứng đủ hàm lượng sắt 30 mg/ngày theo nhu cầu khuyến nghị.
Sản phẩm Obimin/Obimin Plus bổ sung đa vitamin và khoáng chất trong đó mỗi viên cung cấp 30 mg sắt nguyên tố đáp ứng đủ nhu cầu cho phụ nữ mang thai, giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, kèm với 100 mg vitamin C giúp tối ưu hóa việc hấp thu sắt.
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về việc bổ sung sắt trong quá trình mang thai. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với bạn đọc và gia đình, giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
The incidence, complications, and treatment of iron deficiency in pregnancyhttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/ejh.13870
Ngày tham khảo: 20/09/2023
-
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/09/ke-hoach-hanh-dong-thuc-hien-chien-luoc-quoc-gia-ve-dinh-duong-den-nam-2025.pdf
Ngày tham khảo: 20/09/2023
-
The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s healthhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/
Ngày tham khảo: 20/09/2023
-
Ironhttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
Ngày tham khảo: 20/09/2023
-
Low Dietary Intakes of Essential Nutrients during Pregnancy in Vietnamhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6116189/
Ngày tham khảo: 20/09/2023
-
Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant womenhttps://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/77770/9789241501996_eng.pdf
Ngày tham khảo: 20/09/2023