Thuốc bôi tay chân miệng thường được quan tâm hiện nay
Nội dung bài viết
Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ mắc phải và lây truyền phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế thuốc bôi tay chân miệng giúp nhanh lành, hạn chế lây lan được quan tâm. Vậy những thuốc bôi tay chân miệng nào thường được quan tâm hiện nay? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng phổ biến như:
- Sốt và các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, chán ăn, đau họng, mệt mỏi trong 3 đến 5 ngày đầu nhiễm bệnh.
- Lở miệng: Trẻ có đốm nhỏ trên lưỡi và trong miệng nên có cảm giác đau lúc nuốt, ăn uống. Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn và chỉ muốn uống nước lạnh.
- Phát ban da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban cũng có thể xuất hiện ở mông, chân và cánh tay.
Các loại thuốc bôi tay chân miệng thường dùng hiện nay
Thuốc bôi xanh methylen
Đây là thuốc bôi có thành phần chính là xanh methylen. Thành phần này có tác dụng loại bỏ virus gây bệnh nhờ tác động phá hủy bộ gen của virus.1
1. Glycerin borat
Đây là thuốc dạng lỏng có thành phần chính là Natri Tetraborat. Thuốc thường dùng để rà miệng cho trẻ trong thời gian nhiễm bệnh nhằm loại bỏ virus lây bệnh ở trẻ em.2
2. Thuốc tím
Thuốc tím là thuốc bôi có thành phần chính là Kalipemanganat đây là thành phần có tính sát trùng, diệt khuẩn, dùng ngoài giúp loại bỏ virus tại vết phát ban.3
3. Gel bôi Kamistad
Gel có thành phần chính là Lidocain và dịch chiết hoa Cúc trắng. Lidocain có tác dụng gây tê bề mặt tại chỗ giúp giảm cảm giác khó chịu cho bé.4 Dịch chiết hoa Cúc có tác dụng kháng viêm loại bỏ virus ở niêm mạc miệng giúp bé nhanh lành bệnh.5
4. Gel bôi su bạc
Gel su bạc chứa Nano bạc có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm phổ rộng, ngăn ngừa sẹo.6
5. Povidine/Betadine 10%
Povidine và Betadine 10% còn có tên thông dụng là cồn đỏ. Với thành phần chính là povidone-iodine có khả năng giúp giảm vi khuẩn gây nhiễm trùng da.7
Các loại thuốc điều trị tay chân miệng khác
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có triệu chứng giống nhiễm virus như cảm cúm với các triệu chứng đặc trưng như sốt và mất nước. Do đó, cha mẹ có thể cho bé uống các thuốc sau để giúp bé đỡ hơn:8
1. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt không kê đơn cho trẻ như Paracetamol hoặc Ibuprofen cho trẻ. Sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế với liều lượng phù hợp để có hiệu quả giảm đau và hạ sốt.
Lưu ý:
- Không tự phối hợp nhiều loại thuốc tránh quá liều và gây tác dụng phụ cho trẻ.
- Không sử dụng Aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ.
- Không tự ý dùng thuốc quá 3 ngày. Nếu sau 3 ngày triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục, hãy đến cơ sở y tế để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
2. Thuốc bù nước và điện giải
Tay chân miệng là bệnh nhiễm do virus nên triệu chứng sốt kéo dài của bệnh có thể gây mất nước và điện giải. Sử dụng thuốc bù nước và điện giải như Oresol, Pedialyte… giúp ngăn ngừa nguy cơ mất nước.
Lưu ý:
Mô tả cho nhân viên y tế rõ tình trạng bệnh của bé để được tư vấn sản phẩm và liều lượng sử dụng phù hợp.
Những lưu ý và cách xử trí khi dùng thuốc trị tay chân miệng
Thuốc trị bệnh tay chân miệng hầu hết là thuốc bôi có tác dụng tại chỗ. Một số thuốc có lưu ý khi sử dụng như sau:
- Thuốc bôi Glycerin borat, gel Kamistad có thể rà miệng, tác dụng tại chỗ lên những vết loét trong miệng. Tránh nuốt thuốc và chỉ bôi với liều lượng vừa đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc bôi xanh methylen, Povidine/Betadine 10%, thuốc tím, gel bôi su bạc: Đây là các thuốc dùng ngoài nhằm loại bỏ virus lây lan. Tránh rà miệng và nuốt phải thuốc gây tác dụng phụ. Sử dụng với liều lượng phù hợp được tư vấn bởi nhân viên y tế hay tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm tránh kích ứng da hay gây các tác dụng phụ không mong muốn khác.
- Các thuốc điều trị triệu chứng khác như giảm đau kháng viêm Paracetamol, Ibuprofen hay thuốc bù nước và điện giải chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, không dùng quá 3 ngày nếu triệu chứng bệnh chưa được cải thiện. Sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế, không tự ý kết hợp thuốc tránh tác dụng phụ bất lợi cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin về thuốc bôi tay chân miệng. Các thuốc sử dụng điều trị đa phần là thuốc bôi với tác động diệt khuẩn, giúp mau lành bệnh và hạn chế lây lan. Sử dụng thuốc với liều lượng vừa phải theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đạt được hiệu quả điều trị và tránh tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Drug Repositioning for Hand, Foot, and Mouth Diseasehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9861398/
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
Antibacterial Effects of Sodium Borate and Calcium Borate Based Polymeric Coatings for Orthopedic Implantshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8923249/
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
Topical 5% potassium permanganate solution accelerates the healing process in chronic diabetic foot ulcershttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5778841/
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
Lidocaine Cream Topical Local Anesthetics - Uses, Side Effects, and Morehttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-8532-9170/lidocaine-topical/lidocaine-topical/details
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
Chrysanthemum indicum and Chrysanthemum morifolium: Chemical Composition of Their Essential Oils and Their Potential Use as Natural Preservatives with Antimicrobial and Antioxidant Activitieshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7602131/
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
The Antibacterial Mechanism of Silver Nanoparticles and Its Application in Dentistryhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7174845/
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
BETADINE SOLUTION- povidone-iodine solution https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/fda/fdaDrugXsl.cfm?setid=41891599-420e-48d2-8e31-d28a2209e383
Ngày tham khảo: 13/06/2023
-
Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD) -reatmenthttps://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/treatment.html
Ngày tham khảo: 13/06/2023