Thủy đậu kiêng gì và nên làm gì để mau khỏi bệnh?
Nội dung bài viết
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm. Tuy bệnh ít gây biến chứng nhưng lại rất dễ lây lan và gây khó chịu cho người bệnh. Để giúp người mắc thủy đậu thoải mái hơn, nhiều người thường thắc mắc thủy đậu kiêng gì? Bị thủy đậu nên ăn gì để hỗ trợ mau khỏi bệnh? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh nhé!
Một số thông tin cơ bản về bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh ít gây nguy hiểm nhưng vẫn có trường hợp xảy ra các biến chứng:1
- Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm nhiễm trùng liên cầu nhóm A.
- Viêm phổi.
- Nhiễm trùng hoặc sưng não (viêm não, mất điều hòa tiểu não).
- Các vấn đề về chảy máu (biến chứng xuất huyết).
- Nhiễm trùng máu.
- Mất nước.
- Bệnh cũng có thể gây tử vong, nhất là ở những người chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm do hiện nay việc tiêm vắc-xin thủy đậu đã phổ biến.
Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu là phát ban dưới dạng mụn nước, gây ngứa, chứa đầy chất lỏng và cuối cùng đóng vảy. Phát ban đầu tiên có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Thường mất khoảng một tuần để tất cả các mụn nước đóng vảy. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể xuất hiện từ một đến hai ngày trước khi phát ban bao gồm: sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, đau đầu,…2
Thủy đậu kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Một số điều kiêng cử trong lối sinh hoạt, ăn uống hằng ngày sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn khi bị thủy đậu.
1. Về chế độ ăn uống
Phát ban do thủy đậu không chỉ ảnh hưởng đến các vị trí ngoài da trên cơ thể, mà còn có thể tác động đến miệng, lưỡi, cổ họng.3 Một nghiên cứu khác trên trẻ từ 2 đến 13 tuổi cho thấy tổn thương miệng do virus thủy đậu gây ra dao động từ 1 đến 30, tùy theo độ nghiêm trọng của từng trường hợp.4
Do đó, việc tránh các thực phẩm gây kích ứng ở miệng, họng là điều cần thiết. Các thực phẩm bao gồm:
- Thực phẩm cay, nóng.
- Thực phẩm có độ cứng, giòn cao.
- Thực phẩm chua.
- Thực phẩm mặn.
2. Về sinh hoạt hằng ngày5
Hạn chế gãi vết thương thủy đậu
Phát ban thủy đậu có thể làm người bệnh khó ngứa ngáy, khó chịu và họ thường gãi nốt thủy đậu để thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc gãi nốt thủy đậu có thể gây nhiễm trùng bội nhiễm và để lại sẹo. Do đó, người bệnh nên tránh gãi vết thương.
Kiêng đến nơi công cộng, chốn đông người
Thủy đậu là bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc gần. Vì thế, người bệnh không nên đến nơi công cộng như trường học, nơi làm việc để tránh lan truyền virus trong không khí. Chỉ nên đến nơi công cộng sau khi vết phát ban đóng vảy, thường là 5 ngày sau khi xuất hiện.
Kiêng đến gần trẻ sơ sinh, người đang mang thai và những người có hệ thống miễn dịch suy giảm
Đây là các đối tượng nhạy cảm, có hệ thống miễn dịch yếu, khả năng chống lại bệnh tật thấp hơn. Việc tiếp xúc gần có thể dễ lây bệnh thủy đậu cho họ và bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm hơn ở những đối tượng này.
Bệnh nhân thủy đậu nên làm gì để mau khỏi?
1. Về chế độ ăn uống
Khi mắc thủy đậu, hệ miễn dịch đã bị tổn hại. Khi này, virus gây bệnh có thể tình trạng viêm dạ dày, khiến người bệnh dễ đau bụng, buồn nôn, nôn.6 7 Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn nhẹ, mềm, dễ dung nạp như súp, cháo,…
Tuy hiếm gặp nhưng bệnh nhân thủy đậu có nguy cơ gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong máu.8 9 Vì thế, một chế độ ăn bổ sung sắt có thể làm giảm nguy cơ này. Một số thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như: cải bó xôi, động vật có vỏ, hạt bí ngô, các loại thịt đỏ, bông cải xanh, cá, đậu hũ,… Với các chế phẩm bổ sung sắt trực tiếp như thuốc, hạn chế tự ý sử dụng và nên xét nghiệm để cân nhắc sự cần thiết của bổ sung sắt qua đường uống.
Đồng thời, người bệnh thủy đậu nên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả. Một nghiên cứu đã chứng minh trong thực vật chứa polyphenol có đặc tính kháng virus, trong đó có virus varicella-zoster gây thủy đậu.10
Ngoài ra, người bệnh thủy đậu nên uống nhiều để bổ sung nước cho cơ thể, tránh mất nước.5
2. Về sinh hoạt hằng ngày
Khi bị thủy đậu, để mau lành và bớt ngứa tránh nhiễm trùng vết thương nên:
- Tắm nước mát và vỗ nhẹ cho da khô, không nên chà xát.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, tránh cọ xát lên vết thương nhằm hạn chế sự lây lan cũng như nhiễm trùng vết thương.
- Để người bệnh nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.
- Giữ cơ thể mát mẻ, có thể đắp lên vết phát ban bằng khăn ẩm và mát.
- Sử dụng kem dưỡng da theo hướng dẫn của dược sĩ để bảo vệ vết phát ban, giúp mau khô và lành vết thương.
Trên đây là một số thông tin về các vấn đề thủy đậu kiêng gì, bị thủy đậu nên ăn gì. Việc chăm sóc tốt bệnh nhân bị thủy đậu, kiêng một số điều là việc cần thiết để tránh biến chứng cũng như tránh để lại sẹo cho người bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Bị thủy đậu có được tắm không?
Bệnh nhân thủy đậu không cần phải kiêng tắm, có thể tắm nước mát nhẹ nhàng làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nước mát và vỗ nhẹ da cho khô, không chà xát da tránh ảnh hưởng đến nốt thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có được nằm quạt không?
Bệnh nhân thủy đậu cũng không cần kiêng gió và vẫn có thể nằm quạt. Cơ thể nhiễm virus sẽ trở nên mệt mỏi, mất nước. Việc nằm quạt giúp cơ thể dễ chịu và tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Điều này cũng giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu,hạn chế gãi vết thương.
Bị thủy đậu có kiêng thịt gà không?
Khi bị thủy đậu, hệ miễn dịch phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Thịt gà là món chứa nhiều protein có thể giúp cho cơ thể mau hồi phục. Đặc biệt, súp gà mềm, dễ ăn, có thể phối hợp nhiều loại rau củ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và chống viêm, giảm nhiễm trùng.
Bị thủy đậu có được ăn trứng không?
Bệnh nhân thủy đậu vẫn có thể ăn trứng. Trứng là thức ăn mềm, dễ ăn, cung cấp lượng protein và một số vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mà nên kết hợp cùng nhiều thực phẩm mềm, dưỡng chất khác để bồi bổ cho cơ thể.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Chickenpox (Varicella) - Complicationshttps://www.cdc.gov/chickenpox/about/complications.html
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Chickenpox (Varicella) - Signs and Symptomshttps://www.cdc.gov/chickenpox/about/symptoms.html
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Diseases of the tonguehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27343960/
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Oral manifestations of infections of infections due to varicella zoster virus in otherwise healthy childrenhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11314207/
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Chickenpoxhttps://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Varicella-Zoster Virus Gastritis: Case Report and Review of the Literaturehttps://journals.sagepub.com/doi/10.1177/1066896917696751
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Varicella gastritis in an immunocompetent childhttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S138665321200426X
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Autoimmune Haemolytic Anaemia in a Child Due to Chickenpoxhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5074976/
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Autoimmune Hemolytic Anemia due to Varicella Infectionhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3883384/
Ngày tham khảo: 23/04/2023
-
Antiviral Properties of Polyphenols from Plantshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8534698/
Ngày tham khảo: 23/04/2023