Có phải con bạn đang chậm tăng cân?
Nội dung bài viết
Chậm tăng cân ở trẻ được định nghĩa là tăng cân với tốc độ chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi và giới tính. Có nhiều lý do cho tình trạng này. Lý do phổ biến nhất là vì chúng không ăn đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Sau đây, bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
1. Làm sao để biết bé chậm tăng cân?
Tất cả trẻ em có một mô hình tăng trưởng phù hợp theo lứa tuổi. Chúng sẽ phát triển tốt nếu chúng được theo dõi trên mô hình tăng trưởng theo thời gian. Cân nặng của bé nên được đo một cách thường xuyên trong các lần khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sự phát triển của chúng.
2. Các lý do tại sao bé chậm tăng cân
2.1. Các nguyên nhân gây chậm tăng cân ở trẻ
Chậm tăng cân không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nguyên nhân gây tăng cân kém ở trẻ bao gồm:
- Không tiêu thụ đủ năng lượng khẩu phần (tính bằng calo) hoặc không tiêu thụ đủ protein, chất béo và carbohydrate.
- Không hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng.
- Yêu cầu năng lượng khẩu phần cao hơn bình thường (tính bằng calo).
- Tăng cân kém có thể xảy ra do vấn đề y tế, vấn đề phát triển. Ví dụ như thiếu thực phẩm đầy đủ, vấn đề xã hội. Hoặc thường xuyên nhất là sự kết hợp của những vấn đề này.
2.2. Nguyên nhân trẻ tăng cân kém ở từng nhóm tuổi
-
Tiền sản
Thai có cân nặng thấp so với tuổi thai, còn gọi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Tình trạng nhiễm trùng tiền sản, dị tật bẩm sinh, tiếp xúc với thuốc / độc chất làm hạn chế sự tăng trưởng trong thai kỳ. Các thuốc, độc chất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai như: thuốc chống co giật, rượu, khói thuốc lá, caffeine.
-
Sơ sinh đến sáu tháng
Chất lượng bú kém, cho dù bú mẹ hay bú bình.
Sữa công thức không phù hợp.
Số lượng thức ăn không đủ.
Quá trình ăn uống kém. Ví dụ, trẻ sơ sinh bị nôn trong khi cho ăn và cha mẹ cho rằng trẻ đã no.
Trẻ bị dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng ăn uống hoặc tiêu hóa bình thường.
Bé có các vấn đề về miệng, cổ họng khiến trẻ khó bú hoặc nuốt. Ví dụ như sứt môi và vòm miệng.
Bệnh lý làm tăng số lượng calo cần thiết như bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, trào ngược dạ dày thực quản.
-
Bảy đến 12 tháng
Các vấn đề về ăn uống. Ví dụ, những vật lộn giữa trẻ và cha mẹ về những gì sẽ ăn. Vấn đề với miệng của trẻ khiến chúng khó thích nghi với việc nhai hoặc nuốt thức ăn. Cha mẹ không cung cấp đủ số lượng thực phẩm rắn. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, dị ứng thực phẩm.
-
Trên 12 tháng
Các vấn đề liên quan đến hành vi. Ví dụ: kén ăn hoặc trẻ dễ bị phân tâm trong bữa ăn. Tình trạng căng thẳng mới ở nhà như ly hôn, mất việc, anh chị em mới, cái chết trong gia đình… Các rối loạn ăn uống ở trẻ bị rối loạn phát triển. Ví dụ như rối loạn tự kỷ, rối loạn chức năng nuốt, uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây, không được cung cấp đủ thực phẩm hoặc kết hợp đúng các thực phẩm lành mạnh, dị ứng thực phẩm.
3. Quá trình chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân
Nếu trẻ chậm tăng cân, điều quan trọng là phải cố gắng xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản. Hầu hết trẻ sẽ không cần yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh, mặc dù xét nghiệm có thể được khuyến nghị trong một số tình huống trẻ chậm tăng cân. Phụ huynh nên đề cập với bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng nếu trẻ có bất kỳ điều nào sau đây:
- Nôn mửa, tiêu chảy.
- Tránh thực phẩm cứng hoặc giòn, Điều này có thể là dấu hiệu của vấn đề liên quan đến nhai / nuốt.
- Tránh các loại thực phẩm ví dụ: sữa, lúa mì. Nó có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm.
- Uống một lượng lớn chất lỏng có hàm lượng calo thấp, sữa ít béo hoặc nước ép trái cây. Những đồ uống này có thể ngăn trẻ ăn thức ăn đặc, chứa nhiều calo.
- Uống một lượng lớn sữa nguyên chất, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
- Cho trẻ ăn theo chế độ ăn kiêng hạn chế. Ví dụ: ăn chay, không có đường, không có lúa mì.
Cha mẹ cũng nên đề cập đến việc họ đã loại bỏ thực phẩm khỏi chế độ ăn của trẻ do lo ngại về tác dụng của một số thực phẩm. Ví dụ như đau bụng, tiêu chảy.
Bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể hỏi về tình hình gia đình của trẻ. Bao gồm cả những người sống trong nhà của trẻ. Nếu có những thay đổi hoặc căng thẳng gần đây. Ví dụ: ly hôn, bệnh tật, tử vong, anh chị em mới. Hoặc nếu bất cứ ai trong nhà có tiền sử rối loạn ăn uống.
4. Làm thế nào để giúp trẻ tăng cân?
4.1. Những lời khuyên giúp trẻ tăng cân
Bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ cho bữa ăn và bổ sung thêm bữa ăn nhẹ cho trẻ trong suốt cả ngày. Bạn có thể tăng lượng calo chúng nhận được. Những lời khuyên sau đây có thể giúp con bạn tăng cân và thúc đẩy tăng trưởng:
- Chọn thực phẩm và đồ uống giàu dinh dưỡng, năng lượng cao
- Cung cấp nhiều loại thực phẩm phù hợp với lứa tuổi trong ba bữa ăn và bổ sung thêm hai đến ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
- Chọn các loại thịt có chất béo cao và cá béo như cá hồi.
- Sử dụng sữa nguyên chất, phô mai, kem và sữa chua
- Chọn đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa lắc và sinh tố trái cây làm từ sữa nguyên chất. Bạn cũng có thể thêm bơ, các loại hạt tùy theo công thức.
- Đợi cho đến khi kết thúc bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ trước khi cung cấp chất lỏng. Chất lỏng có thể lấp đầy dạ dày nhỏ.
- Chuẩn bị thực phẩm có lượng calo cao hơn như phô mai nướng, súp kem, thịt hầm, khoai tây, sữa trứng.
- Việc bổ sung thêm calo bằng kem, sữa bột, dầu hoặc thay thế sữa thông thường bằng các công thức phù hợp với lứa tuổi cũng có thể được thực hiện với sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa.
- Tạo giờ ăn thoải mái và đều đặn. Đừng ép con bạn ăn. Trẻ sẽ ăn khi đói. Hãy để con bạn được tự do quyết định loại thức ăn và lượng thức ăn mà chúng muốn.
- Ăn như một gia đình.
Nếu bạn lo lắng rằng con bạn có thể bị thiếu cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu con bạn không đang mắc bệnh lý tiềm ẩn nào, chiến lược tăng cân một cách lành mạnh bằng thực phẩm được khuyến khích. Lượng calo rỗng từ thực phẩm giàu chất béo và đường bổ sung có thể giúp trẻ tăng thêm vài cân. Nhưng chúng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà trẻ cần để xương chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh.
4.2. Cách chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Nếu con bạn bị thiếu cân, hãy bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng hầu hết các bữa ăn và đồ ăn nhẹ đều giàu chất dinh dưỡng.
- Các nguồn protein tốt để tăng cân bao gồm trứng, bơ đậu phộng, sữa giảm béo hoặc đầy đủ béo, sữa chua và phô mai.
- Bánh mì, khoai tây nghiền, khoai lang, ngô và ngũ cốc là lựa chọn carbohydrate tuyệt vời. Hãy dùng ngũ cốc nóng với sữa hoặc sữa đậu nành thay vì nước để thêm calo và chất dinh dưỡng.
- Các loại hạt và bơ là những nguồn chất béo lành mạnh để giúp con bạn tăng cân. Hãy thử thêm các loại hạt vào ngũ cốc, salad, mì ống và rau. Thêm các lát bơ vào bánh mì sandwich, bánh mì kẹp thịt và salad. Xào rau, thịt và cá trong dầu ô liu.
- Trong kế hoạch ăn nhẹ, hãy chắc chắn rằng chúng cung cấp thêm calo và hương vị tuyệt vời.
Nếu bé đã nhận đủ lượng calo nhưng vẫn không tăng cân thích hợp. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được phát hiện bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
Bạn cần biết rằng trong thời thơ ấu, trẻ tăng cân và tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số trẻ không tăng cân ở mức bình thường. Lý do vì các biến thể liên quan đến gen, bé sinh non hoặc do thiếu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm cho quá trình tăng trưởng về sau bị chậm lại.
Mục tiêu của điều trị là cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ; để trẻ có thể bắt kịp cân nặng bình thường. Có một loạt các trọng lượng bình thường cho một độ tuổi cụ thể. Các nhà dinh dưỡng có thể yêu cầu thay đổi chế độ ăn, lịch ăn hoặc môi trường cho trẻ ăn. Phụ huynh và bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng nên làm việc cùng nhau để phát triển một kế hoạch đáp ứng nhu cầu của cả trẻ và gia đình.
Điều trị cần thiết phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của việc tăng cân kém. Phụ thuộc vào bất kỳ vấn đề y tế tiềm ẩn nào và mức độ nghiêm trọng của chúng.
Hầu hết trẻ em bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến vừa; có thể được quản lý tại nhà với sự giúp đỡ từ các chuyên gia dinh dưỡng. Trẻ em bị chậm tăng cân nghiêm trọng thường phải nhập viện điều trị ban đầu. Khi ở trong bệnh viện, chế độ ăn uống và cân nặng của trẻ có thể được theo dõi chặt chẽ.
Liệu pháp dinh dưỡng là phương pháp điều trị chính cho trẻ chậm tăng cân. Mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng là cho phép trẻ bắt kịp với sự tăng cân. Quá trình này thường gấp hai đến ba lần tốc độ tăng cân bình thường đối với lứa tuổi của trẻ. Cách tốt nhất để tăng năng lượng khẩu phần (tính bằng calo) phụ thuộc vào tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Các khuyến nghị cá nhân nên được xác định bởi chuyên gia dinh dưỡng. Một bổ sung vitamin tổng hợp có thể được đưa ra trong một số trường hợp.
5. Có nên sử dụng các thuốc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ?
Bổ sung dinh dưỡng cung cấp thêm calo và chất dinh dưỡng để hỗ trợ tăng cân và thúc đẩy tăng trưởng. Chúng có thể được khuyến nghị bởi một chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ đề nghị lượng dinh dưỡng bổ sung phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là cho trẻ ăn thức ăn dinh dưỡng trước khi sử dụng các thuốc bổ sung dinh dưỡng.
Tóm lại, hãy chọn thực phẩm và đồ uống giàu dinh dưỡng, năng lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng và giúp con bạn tăng cân. Nếu bạn lo lắng về tình trạng chậm tăng cân ở trẻ; hãy liên hệ với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để nhận lời khuyên và nhận được kế hoạch ăn uống phù hợp cho bé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Slow Weight Gain in Infants and Children (Symptoms & Causes)https://www.childrenshospital.org/conditions/slow-weight-gain-infants-and-children#symptoms--causes
Ngày tham khảo: 06/06/2020
-
Patient education: Poor weight gain in infants and children (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/poor-weight-gain-in-infants-and-children-beyond-the-basics
Ngày tham khảo: 06/06/2020