Viêm bàng quang nữ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
Viêm bàng quang là thuật ngữ nói về tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm bàng quang là bệnh phổ biến ở phụ nữ. Vì vậy, nữ giới cần phải lưu ý tới căn bệnh này. Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến viêm bàng quang ở nữ. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính, gây ra bởi những vi khuẩn trong bàng quang. Trong một vài trường hợp, tình trạng này có thể tái đi tái lại trong thời gian dài. Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì có thể hoàn toàn làm giảm nguy cơ biến chứng của viêm bàng quang.
Phụ nữ dễ bị mắc bệnh viêm bàng quang hơn so với nam giới. Lý do chủ yếu là cấu trúc phức tạp của cơ quan sinh dục nữ. Niệu đạo – ống dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên vi khuẩn ở vùng hậu môn thường xâm nhập dễ dàng đến bàng quang. Đặc biệt bệnh sẽ tăng cao vào mùa hè, ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít lại.
Nguyên nhân viêm bàng quang ở nữ giới
Viêm bàng quang ở nữ giới có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:1
1. Viêm bàng quang ở nữ do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bàng quang ở nữ. Loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất chính là Escherichia coli (E.coli).
Phái nữ thường có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới cao hơn nam, ngay cả khi không quan hệ tình dục. Lý do là vì bộ phận sinh dục ở nữ giới thường có vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang. Ngoài ra, niệu đạo ở nữ giới so với nam giới cũng ngắn hơn và mở ra gần với hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu về nhiễm khuẩn E. coli
2. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là vấn đề viêm bàng quang mãn tính do áp lực đè lên thành bàng quang. Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới và có thể gây đau đớn từ nhẹ đến nặng.2
3. Viêm bàng quang ở nữ do tác dụng phụ của thuốc
Hệ thống tiết niệu có chức năng loại bỏ độc tố và các thành phần cặn bã. Do đó nếu sử dụng các loại thuốc có hoạt tính mạnh, thành phần trong thuốc có thể gây tổn thương bàng quang và viêm. Ví dụ như những loại thuốc hóa trị sử dụng để điều trị ung thư ifosfamide, cyclophosphamide…
Ở phụ nữ cần lưu ý với thuốc tránh thai vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm bàng quang. Thuốc ngừa thai khi thực hiện chức năng của nó sẽ gây tác dụng phụ là làm cản trở hoạt động bài tiết. Bên cạnh đó thuốc tránh thai còn làm thay đổi hệ vi khuẩn ở bộ phận sinh dục.
4. Viêm bàng quang ở nữ do xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng những tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên các tia này có thể làm tổn thương tới những tế bào khỏe mạnh. Từ đó gây nên tình trạng sưng viêm. Nếu tiến hành xạ trị ở vùng xương chậu thì nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang sẽ cao.
5. Viêm bàng quang ở nữ do dùng ống thông tiểu
Sử dụng ống thông tiểu một thời gian dài có thể đưa vi khuẩn truyền nhiễm vào đường tiết niệu. Vi khuẩn dần dần phát triển và gây ra các tình trạng viêm nhiễm trong hệ tiết niệu.
6. Viêm bàng quang ở nữ do hóa chất
Việc tiếp xúc với một số hóa chất gây phản ứng dị ứng như xà phòng, dầu gội, dung dịch vệ sinh… Cũng có thể gây viêm bàng quang.1
7. Viêm bàng quang ở nữ do các bệnh lý khác
Viêm bàng quang ở nam có thể là hệ quả của các bệnh lý khác gây ra. Ví dụ như sỏi thận, gout, tiểu đường,…1
Triệu chứng viêm bàng quang ở nữ giới
Một số triệu chứng viêm bàng quang ở nữ, bao gồm:
- Luôn có cảm giác mắc tiểu – ngay cả khi mới vừa tiểu tiện.
- Khi đi tiểu cảm giác ngứa và nóng.
- Đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi lại rất ít.
- Tiểu khó.
Ở trường hợp viêm bàng quang nặng, có thể sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang
Phái nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cao hơn nam giới. Vì cấu trúc hậu môn và niệu đạo ở nữ rất gần nhau. Do đó vi khuẩn có thể di chuyển từ hậu môn vô niệu đạo và xuống bàng quang.
Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn:
- Mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/ AIDS…).
- Nhịn tiểu một thời gian dài.
- Sỏi bàng quang.
- Quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh viêm bàng quang.
Chẩn đoán
Xét nghiệm nước tiểu2
Vi khuẩn phát triển trong thành bàng quang và nước tiểu. Vì vậy khi tiểu tiện, một phần nhỏ vi khuẩn sẽ di chuyển theo đường tiểu ra bên ngoài.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy một mẫu nước tiểu để tiến hành xét nghiệm. Từ đó có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang.
Nội soi bàng quang3
Nội soi là biện pháp chẩn đoán sử dụng một ống dài, nhỏ, có gắn camera nhằm giúp bác sĩ quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang.
Điều này giúp tìm ra các vết loét, sưng tấy và dấu hiệu nhiễm trùng.
Xét nghiệm hình ảnh2
Đối với trường hợp viêm bàng quang nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh (X-quang và siêu âm).
Hình ảnh X-quang và siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát mô và cấu trúc ở bàng quang. Từ đó có thể xác định nguyên nhân gây ra căn bệnh.
Điều trị viêm bàng quang nữ
Sử dụng thuốc
Đối với trường hợp viêm bàng quang mức độ nhẹ có thể tự chữa lành sau một thời gian. Tuy nhiên đối với trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc để điều trị.
Các loại thuốc hay sử dụng trong điều trị viêm bàng quang ở nữ, bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid thường được dùng để chỉ định làm giảm các cơn đau và triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.4
Điển hình những loại thuốc NSAID :
Kháng sinh
Thuốc kháng sinh được lựa chọn cho chăm sóc ban đầu hiện nay.5
Những kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn:
- Aminopenicillins.
- Aztreonam.
- Cephalosporins.
Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn. Bệnh nhân cần chủ động trao đổi với bác sĩ kĩ hơn trước khi sử dụng thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị viêm bàng quang ngoại khoa thường ít được thực hiện. Biên pháp này thường chỉ áp dụng đối với trường hợp viêm bàng quang mãn tính, sỏi bàng quang…
Điều trị hỗ trợ4
- Sử dụng khăn hoặc túi chườm nóng vùng bụng. Việc này có thể giúp giảm cảm giác căng tức hay đau bàng quang.
- Uống nước nhiều.
- Hạn chế uống cà phê, rượu, trà.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng. Vì những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang. Từ đó gây cảm giác khó chịu hơn.
Cách phòng ngừa viêm bàng quang ở nữ
- Uống đủ nước mỗi ngày. Mất nước có thể làm cho nồng độ khoáng chất trong nước tiểu tăng lên. Việc này khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy bạn nên uống 2 – 2.5 lít nước/ngày.
- Đi tiểu ngay khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn.
- Mặc quần lót rộng rãi bằng chất liệu cotton và phải thay quần lót hàng ngày. Việc mặc quần áo chật có thể làm mồ hôi tiết ra nhiều và gây bí bách. Đây sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E. coli phát triển và gây ngứa rát bộ phận sinh dục, hậu môn.
- Hạn chế sử dụng màng ngăn hay chất diệt tinh trùng.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày đúng cách. Đặc biệt quan tâm tới người bị bệnh bại liệt, dùng tã, tiểu không tự chủ…
- Điều trị tích cực bệnh viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu…
- Thường xuyên vận động cơ thể để lưu thông và bài tiết nước tiểu dễ dàng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Tạm thời ngưng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Vì vi khuẩn có thể lây nhiễm qua bạn tình thông qua quá trình tình dục.
Tóm lại, viêm bàng quang ở nữ là căn bệnh viêm cấp tính, không thể tự khỏi. Nữ giới thường e ngại khi được nhắc đến các bệnh ở vùng kín. Tuy nhiên bạn không nên có tâm lý này. Nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây các biến chứng nguy hiểm nên cần điều trị kịp thời nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Cystitishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306
Ngày tham khảo: 19/06/2023
-
Cystitishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/diagnosis-treatment/drc-20371311
Ngày tham khảo: 19/06/2023
-
Diagnosis of Interstitial Cystitishttps://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/interstitial-cystitis-painful-bladder-syndrome/diagnosis#:~:text=Cystoscopy,diagnose%20interstitial%20cystitis%20(IC).
Ngày tham khảo: 19/06/2023
-
Treatment of interstitial cystitis in womenhttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1028455912002148
Ngày tham khảo: 19/06/2023
-
Symptomatic treatment (using NSAIDS) versus antibiotics in uncomplicated lower urinary tract infection: a meta-analysis and systematic review of randomized controlled trialshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8243445/
Ngày tham khảo: 19/06/2023