YouMed

Xét nghiệm chức năng phổi bao gồm những gì?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Xét nghiệm chức năng phổi là một dịch vụ y tế quan trọng trong việc tầm soát bệnh đường hô hấp. Xét nghiệm này dùng để phát hiện ra các bệnh như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và di chứng trên phổi hậu COVID. Nắm rõ thông tin và tầm quan trọng của xét nghiệm này là điều cần thiết để làm chủ các vấn đề sức khỏe. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô (chuyên khoa Tim – Thận – Khớp – Nội tiết) sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về xét nghiệm chức năng phổi hiện nay.

Xét nghiệm đánh giá chức năng phổi là gì?

Xét nghiệm chức năng phổi nhằm đánh giá khả năng hoạt động của phổi trong cơ thể. Những xét nghiệm chức năng phổi thường không xâm lấn bởi bất kỳ dụng cụ y tế nào. Có nhiều loại xét nghiệm đánh giá chức năng phổi. Bác sĩ sẽ chọn các xét nghiệm phù hợp dựa trên những thông tin hay chỉ số về phổi mà họ muốn biết.

xét nghiệm chức năng phổi
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại xét nghiệm chức năng phổi phụ thuộc vào mục đích khám chữa bệnh

Các loại xét nghiệm chức năng phổi hiện nay bao gồm:

  • Phép đo xoắn ốc.
  • Kiểm tra bài tập tim phổi.
  • Thử nghiệm kích thích phế quản.
  • Thử nghiệm oxit nitric thở ra.
  • Thử nghiệm đo nồng độ oxy.
  • Xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính màng phổi.
  • Kiểm tra khả năng khuếch tán.

Những ai cần xét nghiệm chức năng phổi

Khi bạn rơi vào các trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chức năng phổi tương ứng:

  • Bạn đang có các triệu chứng cảnh báo chức năng phổi hoạt động không tốt.
  • Bạn thường xuyên tiếp xúc với một số chất “hại phổi” trong môi trường sống hoặc nơi làm việc.
  • Bạn đã mắc các bệnh như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để theo dõi diễn tiến bệnh.
  • Bạn sắp phẫu thuật, xét nghiệm để đánh giá chức năng phổi hiện tại.

Ngoài những trường hợp trên thì những ai đã từng mắc COVID-19 cũng cần được xét nghiệm chức năng phổi. Nhiều bằng chứng cho thấy, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19. Trong thời gian bị mắc bệnh, người bệnh bị khó thở mặc dù không làm việc nặng hay gắng sức. Ngoài ra, một số người có thể bị suy giảm chức năng hô hấp dai dẳng sau khi khỏi bệnh.1 Vì vậy, loại xét nghiệm này thường xuất hiện trong các gói khám hậu COVID chuyên sâu.

Quy trình xét nghiệm (các bước thực hiện, mẫu xét nghiệm)

Mỗi một loại xét nghiệm chức năng phổi sẽ có một quy trình thực hiện khác nhau. Việc tiến hành đều do bác sĩ và kỹ thuật viên y tế, bạn chỉ cần tuân thủ theo tất cả hướng dẫn để kết quả xét nghiệm được tốt nhất.

1. Phép đo xoắn ốc

Phép đo này rất hữu ích để chẩn đoán hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì nó kiểm tra lượng không khí thở ra từ phôi sau khi bạn hít vào một hơi thật mạnh. Bên cạnh thể tích khí thì xét nghiệm này còn đo được tốc độ phổi tống lượng khí đó ra ngoài. Nhờ những chỉ số này, hiện nay, xét nghiệm này cũng góp phần đánh giá “khả năng hô hấp” của bệnh nhân hậu COVID. 

Đầu tiên, bạn cần ngồi thẳng lưng trước một máy đo phế dung (dung tích phổi). Máy có gắn với ống ngậm bằng nhựa. Ống ngậm này cần vừa khít để tất cả không khí bạn thở ra sẽ không thất thoát ra ngoài. Kỹ thuật viên y tế sẽ kẹp mũi bạn lại để ngăn việc thở bằng mũi. Điều này làm ảnh hưởng đến thể tích khí đo được. 

xét nghiệm chức năng phổi
Nhân viên y tế sẽ kẹp mũi bạn để tránh việc hơi thở bị thoát ra ngoài

Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn các bước hít thở đúng với kỹ thuật. Bạn cần hít thật sâu và sau đó thở ra với lực mạnh nhất, tốc độ nhanh nhất có thể. Bạn sẽ lặp lại các động tác này hai lần nữa. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn hít một loại thuốc giúp mở đường hô hấp. Tiếp theo là động tác hít thở để kiểm tra thuốc này có cải thiện chức năng phổi hay không.

2. Kiểm tra bài tập tim phổi

Kiểm tra bài tập tim phổi là xét nghiệm nhằm kiểm tra căng thẳng do sự luyện tập chuyên biệt. Xét nghiệm loại này nhằm đánh giá khả năng tập thể dục. Từ đó chẩn đoán các tác nhân đang hạn chế mức độ hoạt động của bạn. Bài tập thường được thực hiện trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định tại các phòng khám chuyên khoa.

Xét nghiệm này sẽ đánh giá chức năng phổi, đồng thời cũng cho biết tim, mạch máu và cơ bắp có hoạt động ổn định không. Bên cạnh đó, bài tập kiểm tra tim phổi cũng đo được lượng oxy mà cơ thể bạn sử dụng trong quá trình tập luyện.

Trước khi kiểm tra, nhân viên y tế đặt một số máy lên cơ thể bạn, như: Điện tâm đồ, máy đo huyết áp, máy đo oxy xung, ống ngậm có gắn với đồng hồ đo lưu lượng khí hít thở. Bài kiểm tra kéo dài khoảng 10 đến 20 phút và bắt đầu với những bước thật chậm. Sau đó, máy sẽ tăng tốc độ hay xe đạp sẽ có nhiều lực cản hơn. Trước khi dừng hẳn, bạn sẽ tiếp tục đi bộ hoặc đạp xe chậm để thân nhiệt hạ từ từ.

3. Thử nghiệm kích thích phế quản

Xét nghiệm chức năng phổi loại này dùng để đánh giá độ nhạy của phổi. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh hen suyễn. Bài kiểm tra có 3 hình thức, bao gồm:

  • Thử thách khó chịu: Bác sĩ cho bạn tiếp xúc với tác nhân gây hen suyễn (khói thuốc lá, hóa chất,…). Từ đó kiểm tra xem đường thở có phản ứng lại chúng hay không.
  • Thử thách tập thể dục: Bạn sẽ tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định để đánh giá mức độ hoạt động của hệ hô hấp.
  • Thử thách methacholine: Bạn sẽ hít lượng methacholine với lượng tăng dần. Đây là chất khiến đường hô hấp của người bị hen suyễn co lại với liều lượng thấp. Đường hô hấp ở người bình thường sẽ co lại khi nồng độ chất này tăng cao.

4. Thử nghiệm oxit nitric thở ra

Xét nghiệm chức năng phổi loại này cũng tương tự phép đo phế dung. Nhân viên y tế cũng yêu cầu bạn hít thật sâu và sau đó thở ra hoàn toàn bằng ống ngậm. Trên màn hình máy đó sẽ thể hiện lượng oxit nitric trong hơi thở của bạn.

Thử nghiệm oxit nitric thở ra là một trong những loại xét nghiệm phổ biến
Thử nghiệm oxit nitric thở ra là một trong những loại xét nghiệm phổ biến

5. Thử nghiệm đo nồng độ oxy

Mục đích của xét nghiệm này là đo nồng độ oxy bão hòa trong tế bào hồng cầu. Máy đo oxy thường được đặt trên ngón tay, tại trán, ngón chân hoặc bộ phận khác của cơ thể.

6. Xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính màng phổi

Xét nghiệm chức năng phổi loại này dùng để đo thể tích khí trong phổi (thể tích phổi). Khi thực hiện xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính màng phổi, bạn sẽ ngồi hoặc đứng tại vị trí nhất định và hít thở vào ống nghiệm. Sau đó, bác sĩ đo áp suất khí trong buồng để xác định thể tích phổi của bạn.

7. Kiểm tra khả năng khuếch tán

Thử nghiệm này dùng đánh giá mức độ hoạt động của các túi khí nhỏ bên trong phổi (phế nang). Bạn sẽ được kỹ thuật viên y tế yêu cầu hít thở khí carbon monoxide. Bên cạnh đó, bạn có thể hít “khí đánh dấu” trong một lần thở. Máy sẽ “nhạy” với khí này khi bạn thở ra. Mục đích của việc này là để kiểm tra mức độ phổi có thể chuyển oxy và carbon dioxide đến và đi khỏi hệ tuần hoàn.

Kết quả xét nghiệm chức năng phổi

Một số kết quả xét nghiệm chức năng phổi sẽ có ngay lập tức nếu người thực hiện là bác sĩ. Mặt khác, nếu người tiến hành xét nghiệm là kỹ thuật viên y tế thì kết quả sẽ được bác sĩ thông báo sau đó. Đa số kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ phân tích dựa vào chuyên môn.

Nồng độ oxit nitric tăng cao trong hơi thở cảnh báo nguy cơ viêm đường hô hấp; hoặc là dấu hiệu của bệnh hen suyễn dị ứng. Đối với nồng độ oxy, từ 95% trở lên cho thấy chức năng phổi đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nồng độ oxy thấp hơn mức này thì bạn có thể đang mắc hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính,…

xét nghiệm chức năng phổi
Nồng độ oxy máu từ 95% cho thấy phổi đang hoạt động bình thường

Những lưu ý về xét nghiệm chức năng phổi

Để đạt được kết quả xét nghiệm tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không hút thuốc trước khi tiến hành thí nghiệm. Nếu bạn không thể ngừng hẳn, hãy xin ý kiến bác sĩ thời gian ngưng thuốc là bao lâu để không ảnh hưởng kết quả.
  • Không uống rượu ít nhất 4 giờ trước khi thử nghiệm.
  • Không ăn quá no ít nhất 2 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Đừng tập thể dục dùng quá nhiều lực ít nhất 30 phút trước khi kiểm tra.
  • Nếu bạn đang sử dụng ống hít tác dụng ngắn, hãy ngưng khoảng 6 giờ đến 8 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm. Bạn cũng cần thông báo điều này cho bác sĩ chuyên môn.
  • Sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm trừ khi bác sĩ không cho phép.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm chứa caffeine như: cà phê, trà, sô-cô-la.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc thêm những vấn đề khác để quá trình xét nghiệm chức năng phổi được suôn sẻ hơn.

  • Đảm bảo mặc quần áo rộng rãi, thoáng khi xét nghiệm. Đặc biệt là các bài kiểm tra đi bộ hay đạp xe.
  • Tránh đeo đồ trang sức vì chúng có thể ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Bạn có thể tháo răng giả hoặc thiết bị nha khoa khác (nếu có) để đảm bảo miệng vừa khít với ống ngậm.
  • Hãy nghỉ ngơi trước và sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan đến vận động.
  • Nếu gần đây bạn đã phẫu thuật các cơ quan như: mắt, bụng, ngực (tim); hãy thông báo với bác sĩ để sắp xếp ngày xét nghiệm phù hợp.

Xét nghiệm đánh giá chức năng phổi ở đâu? Chi phí?

Hầu hết các bệnh viện lớn, nhỏ trong nước đều có dịch vụ xét nghiệm chức năng phổi. Bạn có thể tham khảo những cơ sở y tế sau đây:

  • Bệnh viện phổi Trung Ương: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội (cổng số 1) – Số 2A phố Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Quân Y 103: 261 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Chi phí xét nghiệm phổi dao động tùy thuộc vào bệnh viện hay các phòng khám, chúng dao động từ 50.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ. Ngoài ra, nếu bạn có bảo hiểm y tế thì sẽ được hỗ trợ chi phí phần lớn. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cơ bản về các  bài kiểm tra chức năng phổi. Xét nghiệm chức năng phổi rất cần thiết, đặc biệt là những người đã từng bị SARS-CoV-2 xâm nhập. Bạn hãy lựa chọn cho bản thân những cơ sở y tế uy tín để tầm soát sức khỏe hệ hô hấp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Respiratory function in patients post-infection by COVID-19: a systematic review and meta-analysishttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33262076/

    Ngày tham khảo: 20/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người