YouMed

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Câu trả lời của bác sĩ

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Vảy nến là bệnh mạn tính, chưa có phương án điều trị dứt điểm. Do đó, nhiều người bệnh thường lo lắng, thắc mắc liệu bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Bệnh nhân vảy nến có gặp biến chứng nào khác không? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo sẽ giải đáp những vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến là bệnh mạn tính, tuy không lây giữa người với người nhưng hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm. Điều trị vảy nến chủ yếu hướng đến mục tiêu kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Với triệu chứng điển hình là các mảng bám gồ lên trên bề mặt da, có vảy, bệnh vảy nến gây ngứa, đau đớn và ảnh hưởng sinh hoạt của bệnh nhân. Người mắc vảy nến còn gặp những khó khăn về tâm lý do lo ngại bị kỳ thị, xấu hổ và ức chế xã hội.1 2 Ngoài ra, bệnh vảy nến còn có các bệnh đi kèm và có thể dẫn đến một số biến chứng khác.

Một nghiên cứu đã cho thấy, bệnh nhân vảy nến thể nặng có tỷ lệ tử vong đối với một số bệnh cao hơn so với bệnh nhân không mắc vảy nến. Đồng thời, tuổi thọ trung bình ở bệnh nhân vảy nến cũng thấp hơn so với bệnh nhân không mắc vảy nến.3

Vảy nến là bệnh mạn tính nguy hiểm
Vảy nến là bệnh mạn tính nguy hiểm

Biến chứng vảy nến

Người bệnh vảy nến có nguy cơ gặp các biến chứng dưới đây.

1. Bệnh Celiac

Đã có nghiên cứu báo cáo rằng bệnh Celiac ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số nói chung, nhưng nó có thể xuất hiện ở 4,3% những người mắc bệnh vảy nến.4

Celiac còn được gọi là chứng không dung nạp gluten. Người bệnh celiac nếu nạp thực phẩm chứa gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen thì sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch ở ruột non. Theo thời gian, phản ứng này làm hỏng lớp niêm mạc ruột non và ngăn cản ruột non hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Tổn thương đường ruột cũng gây ra các tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, đầy hơi, thiếu máu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.5

Bệnh Celiac là một trong những biến chứng của vảy nến
Bệnh Celiac là một trong những biến chứng của vảy nến

2. Viêm ruột (IBD), bệnh Crohn, viêm loét đại tràng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh vảy nến và những người thân trong gia đình của họ có nguy cơ mắc các tình trạng viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cao hơn những người không mắc vảy nến.4

3. Hội chứng chuyển hóa

Bệnh nhân vảy nến cũng có nguy cơ cao mắc một số triệu chứng của hội chứng chuyển hóa, bao gồm các vấn đề về tim mạch, đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡbéo phì.6

Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý: tim mạch, đái tháo đường, béo phì,…
Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý: tim mạch, đái tháo đường, béo phì,…

4. Viêm khớp vảy nến

Khoảng 30% người bệnh vảy nến tiến triển thành viêm khớp vảy nến. Viêm khớp vảy nến có thể gây đau, cứng và sưng trong, xung quanh khớp, giảm khả năng vận động.7

5. Những biến chứng về mắt

Nghiên cứu chỉ ra rằng từ 7 – 20% những người mắc bệnh vảy nến bị viêm màng bồ đào và một số người bệnh có thể gặp những vấn đề về mắt khác:8 9

Khoảng 7 – 20% người bệnh vảy nến mắc chứng viêm màng bồ đào
Khoảng 7 – 20% người bệnh vảy nến mắc chứng viêm màng bồ đào

6. Bệnh Parkinson

Người bệnh vảy nến được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn do tình trạng viêm ở mô thần kinh. Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến não. Bệnh gây ra tình trạng viêm mãn tính ở mô thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến dáng đi, khả năng giữ thăng bằng và run của cơ thể.10

7. Những vấn đề về tâm lý, trầm cảm

Vảy nến là bệnh kéo dài suốt đời ở hầu hết các trường hợp. Các sang thương trên da có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống và gây ra những vấn đề về cảm xúc. Đặc biệt, vết thương càng rõ ràng thì người bệnh có thể càng xấu hổ, tự ti về vẻ bề ngoài. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến lo lắng, tự cô lập và trầm cảm.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của vảy nến càng cao thì nguy cơ trầm cảm càng tăng. Ngược lại, căng thẳng, trầm cảm cũng có thể làm tình trạng vảy nến trầm trọng hơn. Phụ nữ, trẻ em và người già mắc bệnh vảy nến sẽ dễ bị trầm cảm hơn so với nam giới.11

Người bệnh vảy nến nếu đang gặp phải dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm hoặc bất kỳ vấn đề tâm lý nào khác thì nên liên hệ sự tư vấn của bác sĩ để có những liệu pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Bệnh vảy nến có thể gây ra những vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm
Bệnh vảy nến có thể gây ra những vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Hiện nay, vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Phương pháp trị liệu vảy nến hiện tại chủ yếu hướng đến mục tiêu làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh.

Có thể kể đến các phương pháp thường được sử dụng sau:1

  • Điều trị bằng phương pháp tại chỗ bằng một số loại thuốc bôi vảy nến.
  • Điều trị bằng phương pháp quang học bằng cách để da tiếp xúc với một số loại tia cực tím.
  • Điều trị bằng phương pháp toàn thân bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm sinh học. Phương pháp điều trị toàn thân thường được sử dụng với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, khi các phương pháp trị liệu khác không hiệu quả.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc và gia đình trả lời được câu hỏi “Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?”, đồng thời cung cấp một số kiến thức liên quan đến bệnh lý này. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh vảy nến, cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp ngay.

VN2312215823

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Psoriasis - Overviewhttps://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  2. Psoriasis: depression, anxiety, smoking, and drinking habitshttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1529-8019.2010.01312.x

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  3. Cause‐specific mortality in patients with severe psoriasis: a population‐based cohort study in the U.K.https://academic.oup.com/bjd/article-abstract/163/3/586/6642764

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  4. Digestive system in psoriasis: an updatehttps://link.springer.com/article/10.1007/s00403-017-1775-7

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  5. Celiac diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/symptoms-causes/syc-20352220

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  6. Psoriasis: Comorbiditieshttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1346-8138.15840

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  7. About Psoriatic Arthritishttps://www.psoriasis.org/about-psoriatic-arthritis/

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  8. Psoriasis and uveitis: links and riskshttps://www.dovepress.com/psoriasis-and-uveitis-links-and-risks-peer-reviewed-fulltext-article-PTT

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  9. Update on psoriasis - A reviewhttps://journals.lww.com/jfmpc/Fulltext/2020/09010/Update_on_psoriasis__A_review.5.aspx

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  10. Risk of Parkinson's Disease Among Patients with Psoriasis: A Systematic Review and Meta-analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4817438/

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

  11. Association Between Psoriasis and Depression: A Traditional Reviewhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7489316/

    Ngày tham khảo: 21/12/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người