YouMed

Cạo vôi răng: giải pháp cho nụ cười xinh

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Cạo vôi răng được ví như một chìa khóa bảo vệ răng miệng. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có tới 92% dân số không quan tâm về vấn đề này. Đây là một tình trạng đáng báo động cho nguy cơ của nhiều bệnh lý. Vậy cạo vôi răng là gì? Vì sao điều này lại cấp thiết? Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ bật mí câu trả lời cho bạn trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về vôi răng

Vôi răng là gì?

Vôi răng còn được gọi là cao răng. Đây là “sản phẩm” tích tụ của mảng bám và khoáng chất từ nước bọt. Có 700 loài vi khuẩn sống trong môi trường răng miệng. Chúng sản sinh ra mảng bám, không màu và khá bám dính.

Những mảng bám này cứng lại thành cao răng. Vôi răng có thể bao phủ ở bên ngoài răng, xâm lấn đường viền nướu răng. Chúng giống như một tấm phủ bên trên răng. Do vậy, sau đó thức ăn và đồ uống có thể dễ dàng làm vấy bẩn lên răng nhiều hơn nữa.

Tác hại của vôi răng

Vôi răng thường lắng đọng ở kẽ răng. Chúng thường có màu vàng hoặc nâu. Bên cạnh đó, có những tác hại như:

  • Gây hôi miệng do vi khuẩn tích tụ.
  • Phá hủy men răng mặc dù men răng là lớp cứng bên ngoài của răng. Từ đó, có thể dẫn đến ê buốt, sâu răng thậm chí là gây mất răng.
  • Tăng nguy cơ bệnh nướu răng. Những dấu hiệu về bệnh viêm nướu này, bạn cần lưu ý như nướu sưng đỏ, nướu bị chảy máu khi chải răng, nướu mềm,… Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ nghiêm trọng hơn và hình thành bệnh viêm nha chu.

Xem thêm: Sưng nướu: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Cạo vôi răng
Vôi răng là mảng bám làm răng miệng kém thẩm mỹ và kém khỏe mạnh

Lợi ích và nguy cơ của giải pháp này

Lợi ích của việc cạo vôi răng

Cạo vôi răng được xem là tiêu chuẩn vàng ngăn bệnh nha chu mãn tính. Bệnh nha chu mãn tính xảy ra khi vi khuẩn trong mảng bám kéo nướu ra khỏi răng. Tác động này làm hình thành các túi giữa răng và nướu của bạn. Đồng thời, những mảng này không thể loại bỏ chỉ bằng việc đánh răng. Vì thế, ngày càng có nhiều mảng bám sẽ tích tụ hơn nữa.

Một khảo sát năm 2015 cho thấy việc lấy vôi của răng đã cải thiện khoảng cách túi giữa răng và nướu trung bình 0,5 mm. Từ đó, bạn có thể đẩy lùi nguy cơ liên quan tới bệnh nha chu mãn tính. Như là mất răng, xương và mô, răng lung lay. Bên cạnh đó, ngăn các tình trạng khác như chảy máu nướu răng, nướu bị viêm, hơi thở hôi, thay răng vĩnh viễn,…

Xem thêm: Chảy máu chân răng: Cơ thể bạn đang muốn báo động điều gì?

Nguy cơ của việc cạo vôi răng

Những tai biến của của cạo vôi răng là rất hiếm. Mặc dù nếu không thực hiện đúng cách, vẫn có một tỷ lệ viêm nhiễm nhất định. Do đó, bạn cần đến những cơ sở uy tín để chăm sóc răng miệng.

Khi nào bạn cần lấy vôi răng?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) tần suất thăm khám nha khoa hoàn toàn tùy vào tình trạng răng miệng của bạn. Dẫu vậy, nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nên cạo vôi răng sáu tháng một lần.

Song song đó, nếu bạn bị bệnh nướu răng hoặc có nguy cơ mắc bệnh, thì nên thường xuyên hơn. Những đối tượng cần chú ý cạo vôi răng hơn là:

  • Những người bị khô miệng tự nhiên hoặc do dùng thuốc. Bởi do nước bọt có nhiều enzyme có lợi sẽ rửa trôi mảng bám.
  • Người không đánh răng thường xuyên.
  • Người hút thuốc lá nhiều.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Tác hại của thuốc lá: Lời cảnh báo cho sức khỏe chúng ta!

cạo vôi răng
Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm các mảng bám vôi răng tích tụ gây vàng răng

Cách cạo vôi răng hiện nay

Quy trình cạo vôi răng

Ngày nay, các nha sĩ không chỉ quan tâm đến sức khỏe răng miệng mà còn chăm sóc sức khỏe toàn thể. Bởi lẽ những bệnh răng miệng có thể liên quan đến nhiều bệnh thực thể khác như: loãng xương, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp,… Do đó, việc vệ sinh được quan tâm hàng đầu.

Xem thêm: Thời tiết lạnh có thể tàn phá hệ hô hấp và sức khỏe của bạn!

Các nha sĩ thường dùng dụng cụ cạo vôi răng bằng kim loại cầm tay. Thiết bị này có đầu có dạng hình móc câu. Nếu bạn có quá nhiều vôi răng và đã kèm bệnh về nướu, bạn sẽ cần làm sạch sâu bao gồm cạo vôi răng và cải thiện chân răng. Bao gồm:

  • Loại bỏ mảng bám và cao răng ở cả trên và dưới viền nướu.
  • Gốc răng sẽ được làm nhẵn. Điều này cải thiện sự gắn kết của nướu vào răng.
  • Đồng thời, các bác sĩ có thể sử dụng tia laser để tiêu diệt vi khuẩn sâu tại túi nướu.

Những lưu ý sau khi cạo vôi răng

Vôi răng hình thành do mảng bám trong vài giờ nếu không được loại bỏ. Do đó, chúng ta nên chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Sau khi được cạo vôi, bạn vẫn tiếp tục giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Hiệp hội Nha khoa Hòa kỳ khuyến nghị như sau:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần hai phút.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm.
  • Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 đến 4 tháng một lần hay lông bàn chải sờn đi.
  • Có thể sử dụng bàn chải điện. Loại này có khả năng loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn bàn chải đánh thường.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua.
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.

Xem thêm: Bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách chưa?

cạo vôi răng
Nên thay bàn chải mỗi 3 tháng 1 lần vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn

Có nên cạo vôi răng tại nhà?

Như đã trình bày, việc cạo vôi răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Để an toàn, bạn nên đến gặp nha sĩ có dụng cụ chuyên dụng. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể ngăn ngừa vôi răng tại nhà bằng chỉ nha khoa. Khi sử dụng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ được lấy sạch khỏi kẽ răng trước khi chúng hình thành vôi răng. Cách sử dụng như sau:

  • Cắt 1 đoạn chỉ dài khoảng 30 – 45 cm, cuộn vòng quanh hai ngón tay giữa, để lại một khoảng ở giữa tầm 4 cm.
  • Đặt sợi chỉ vào trong kẽ răng hàm, dùng ngón tay trỏ và ngón cái giữ cố định, di chuyển nhẹ nhàng lên xuống để làm sạch hết vụn thức ăn.
  • Uốn chỉ nha khoa vòng theo chân răng và đường viền nướu, không được đè quá mạnh, sự cọ xát mạnh sẽ gây tổn thương thậm chí là rách nướu.
  • Di chuyển lần lượt từ kẽ răng này đến kẽ răng khác, làm cho tất cả mảng bám đều được loại bỏ, ngay cả ở những vị trí khó khăn nhất.
  • Nâng nhẹ sợi chỉ ra khỏi kẽ răng, kết thúc quá trình vệ sinh răng miệng.

Sau khi dùng chỉ, bạn cần chải lại răng thật kỹ lưỡng và súc miệng. Điều này đảm bảo môi trường răng không còn mảng bám.

Xem thêm: Máy tăm nước: Công cụ chăm sóc răng miệng đắc lực

Cạo vôi răng
Các bước dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng

Cạo vôi răng giá bao nhiêu?

Câu hỏi này khá phổ biến khi bạn có nhu cầu cạo vôi răng. Như đã nói, cạo vôi răng mức độ nào tùy thuộc vào số mảng bám ở răng. Nếu vôi răng càng dày thì quá trình này càng diễn ra dài và tốn kém hơn. Do đó, bạn cần chăm sóc răng miệng ngay từ bây giờ, tránh tốn kém. Khi ở nhà, bạn hoàn toàn có thể dùng chỉ nha khoa để ngăn ngừa vôi răng.

Cạo vôi răng như một cách bảo vệ răng miệng. Những mảng bám tưởng chừng vô hại nhưng không bị loại bỏ sẽ gây nhiều tác hại. Tác hại trực tiếp là tiến triển những bệnh lý nướu và nha chu. Chúng có biểu hiện viêm rất khó chịu cho người bệnh. Do đó cạo vôi sẽ giảm thiểu nguy cơ trên. Đồng thời, việc cạo vôi răng ít gây nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm. Chúc bạn có một nụ cười xinh bằng những cách bảo vệ răng nêu trên.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How to Remove Plaque and Tartarhttps://www.healthline.com/health/tartar-removal

    Ngày tham khảo: 02/08/2021

  2. How to Remove Plaquehttps://www.healthline.com/health/how-to-remove-plaque

    Ngày tham khảo: 02/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người