YouMed

Cỏ tháp bút – Công dụng và những lưu ý khi dùng

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Cỏ tháp bút là một loại dược liệu sống lâu năm, phân bố nhiều ở các nước khu vực ôn đới và châu Âu. Loại cây thảo này được nhiều người biết đến với các công dụng như hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, băng huyết, đau mắt. Tùy vào mục đích sử dụng mà loại cây này được dùng với liều lượng khác nhau. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về cây, những công dụng và lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây

Giới thiệu về cỏ tháp bút

Cỏ tháp bút còn có tên gọi khác là Mộc tặc. Tên khoa học của cỏ là Equisetum Arvense L.. Họ Mộc tặc Equisetaceae.1

Mô tả1

Cây thảo sống lâu năm, có thể cao đến 1 mét. Thân rễ dài, chia đốt, mọc bò dưới đất. Thân cây mọc đứng, hình trụ rỗng (trừ các mấu), có nhiều rãnh dọc, mang phần sinh sản và phần không sinh sản.

Phần không sinh sản có thể dài 10 cm, chia thành từng dóng. Phần sinh sản gồm túi bào tử mọc ở mặt dưới những lá biến đổi thành vảy. Các vảy tụ họp thành bông thuôn ở ngọn thân, giống đầu nhọn của chiếc bút lông. Bào tử hình cầu.

Mùa sinh sản từ tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái1

Cỏ tháp bút thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất ẩm, dọc theo bờ suối, bờ ruộng sát chân núi. Cây có hệ thống thân rễ phát triển, phân nhánh nhiều nên khó phân biệt thành từng cá thể. Bào tử nhiều, phát tán nhờ gió hoặc dòng nước. Nhờ có hệ thống thân rễ nằm dưới mặt đất, nên nếu phần trên mặt đất bị chặt phá hoặc đốt cháy, vẫn sẽ tồn tại và tái sinh.

"<yoastmark
Cỏ tháp bút – Loại dược liệu được trồng ở nhiều nơi trên nước ta

Thu hái, chế biến và bảo quản1

Cỏ tháp bút thường thu hái vào mùa hè.

Đến mùa thu hoạch, chọn những chồi màu lục không sinh sản hái về rửa sạch, phơi khô. Sau đó bảo quản ở nơi khô thoáng để sử dụng.

Bộ phận dùng1

Toàn cây đều được dùng để làm thuốc.

"<yoastmark
Toàn cây phơi khô của cây được dùng làm thuốc

Thành phần hóa học

Cây chứa hỗn hợp các alkaloid như: equisetin; nicotin, palustrin…Ngoài ra còn có phytosterol; saponoside, flavonic; galuteosid (galuteolin), isoquercitrosid (isoquercitrin) equisetrosid, vitamin C, flavoxanthin, xanthophylle…1

Từ hoa của cây tháp bút, còn chiết được arculatin, lượng nhỏ isoarticulatin, acid equisetolic.1

Lợi ích của cỏ tháp bút theo y  học hiện đại

Hỗ trợ giúp bảo vệ sức khỏe xương

Nghiên cứu cho thấy cỏ tháp bút có thể giúp lành xương.

Thông qua quá trình chu chuyển xương, các tế bào xương gồm “tế bào hủy xương” và “nguyên bào xương”. Hai tế bào này có nhiệm vụ đảm cảo cân bằng cho xương khớp chúng ta. Các nguyên bào xương có vai trò tổng hợp các chất giúp xương cứng chắc. Trong khi các tế bào hủy xương phân hủy xương thông qua quá trình tiêu xương.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy cây có thể ức chế tế bào hủy xương và kích thích nguyên bào xương. Điều này giúp ích cho các bệnh như loãng xương2

Mộc tặc đã được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương
Mộc tặc đã được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột được bổ sung cỏ tháp bút với liều hàng ngày 120 mg/kg trọng lượng cơ thể đã cải thiện đáng kể mật độ xương so với nhóm không được bổ sung.3

Tác dụng như thuốc lợi tiểu tự nhiên

Một nghiên cứu nhỏ trên 36 người đàn ông khỏe mạnh đã xác định liều 900 mg chiết xuất cỏ tháp bút có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn thuốc lợi tiểu thông thường. Điều này được cho là do thực vật này có nồng độ muối khoáng và chất chống oxy hóa cao.4

Loại cây này cũng cho thấy tiềm năng như một liệu pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu gấp và tiểu đêm. Mặc dù những kết quả trên đầy hứa hẹn, nhưng nghiên cứu trên người hiện nay còn hạn chế.

Thúc đẩy sự phát triển của tóc

Nghiên cứu cho thấy cỏ tháp bút có lợi cho tóc nhờ hàm lượng silicon và chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa tình trạng viêm và lão hóa trên tóc do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra hàm lượng silicon cao cũng giúp tóc chắc khỏe hơn, ngăn gãy rụng.5 6 7

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cỏ tháp bút có lợi cho mái tóc chúng ta
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cỏ tháp bút có lợi cho mái tóc chúng ta

Trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở phụ nữ có mái tóc mỏng. Người dùng hai viên nang hàng ngày chứa cỏ tháp bút khô và các thành phần khác có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng về độ dài, độ chắc khỏe của tóc so với nhóm không sử dụng.8

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào hỗn hợp chứa nhiều hợp chất giúp tăng trưởng tóc. Các nghiên cứu về tác dụng của riêng của cây trên tóc vẫn còn hạn chế.

Các công dụng khác của cỏ tháp bút

Khả năng chống viêm

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất cỏ tháp bút có thể ức chế tế bào lympho. Đây là loại tế bào phòng thủ chính liên quan đến các bệnh miễn dịch.9

Khả năng kháng khuẩn

Tinh dầu cỏ tháp bút có hoạt tính mạnh chống lại vi khuẩn và nấm gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Aspergillus niger và Candida albicans.10

Loài thảo dược này còn có tác dụng kháng viêm
Loài thảo dược này còn có tác dụng kháng viêm

Hoạt động chống oxy hóa

Nghiên cứu cho thấy cỏ tháp bút giàu hợp chất phenolic. Đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp ức chế quá trình oxy hóa gây hại cho màng tế bào.11

Tác dụng chống đái tháo đường.

Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất cỏ tháp bút giúp giảm lượng đường trong máu và tái tạo mô tụy bị tổn thương.12 13

Tác dụng theo y học cổ truyền

Thảo dược này có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh Can, Đởm, Phế, Thận. Có tác dụng tán phong, giải cơ, lợi tiểu, làm ra mồ hôi và cầm máu.

Công dụng

Dùng chữa mắt sưng đỏ đau, có màng mộng, bí tiểu tiện, tiểu ra sỏi, cảm mạo, ho, rĩ, rong kinh.

Ngày dùng 5 – 15 gam kết hợp với thuốc khác, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kị

Người có âm hư, hỏa vượng, không có phong hàn không nên dùng.

Lưu ý khi sử dụng cỏ tháp bút

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy cỏ tháp bút không độc hại. Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu trên người.14

Cây có thể gây ra tương tác thuốc – thảo mộc khi được tiêu thụ cùng với thuốc kháng vi-rút được kê đơn để điều trị HIV/AIDS.15

Cây có hoạt tính thiaminase được báo cáo. Thiaminase là một loại enzym phân hủy thiamine, hay còn gọi là vitamin B1. Do đó, khi dùng cây trong thời gian dài. Hoặc ở bất kỳ lượng nào trên người có mức thiamine thấp. Chẳng hạn như người bị rối loạn sử dụng rượu có thể dẫn đến thiếu vitamin B1.16

Một số bài thuốc chứa cỏ tháp bút

Bài thuốc chữa viêm kết mạc cấp (do phong nhiệt làm mắt sưng đỏ, mờ)1

Dược liệu gồm: 12 g cúc hoa, 8 g cỏ tháp bút, 12 g quyết minh tử, 12 g bạch tật lê, 8 g phòng phong.

Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lên với nước để uống.

Bải thuốc chữa tiêu chảy ra máu mãn tính1

Cỏ tháp bút 20 g sắc uống vào lúc đói.

Bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết kéo dài1

Cỏ tháp bút 20 g, sao sắc uống.

Ngoài những lợi ích mang lại cho sức khỏe. Cần thận trọng khi sử dụng cỏ tháp bút nói riêng cũng như các loại dược liệu khác nói chung trong thời gian dài. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết trên cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Viện dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1. NXB Khoa học và kỹ thuật. Trang 507-508.

  2. Inhibition of human in vitro osteoclastogenesis by Equisetum arvensehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6495422/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  3. Effect of equisetum arvense extract on bone mineral density in Wistar rats via digital radiographyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6619477/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  4. Randomized, Double-Blind Clinical Trial to Assess the Acute Diuretic Effect of Equisetum arvense (Field Horsetail) in Healthy Volunteershttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3960516/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  5. Can plant-derived phytochemicals provide symptom relief for hair loss? A critical reviewhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31240739/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  6. Use of silicon for skin and hair care: an approach of chemical forms available and efficacyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4938278/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  7. The impact of oxidative stress on hairhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26574302/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  8. A 3-Month, Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Study Evaluating the Ability of an Extra-Strength Marine Protein Supplement to Promote Hair Growth and Decrease Shedding in Women with Self-Perceived Thinning Hairhttps://www.hindawi.com/journals/drp/2015/841570/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  9. Equisetum arvense: New Evidences Supports Medical use in Daily Clinichttps://www.phcogrev.com/sites/default/files/PharmacognRev-13-26-50.pdf

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  10. Composition and antimicrobial activity of Equisetum arvense L. essential oilhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16397851/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  11. Phenolic Compounds in Field Horsetail (Equisetum arvense L.) as Natural Antioxidantshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6245282/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  12. Antidiabetic effect of Equisetum giganteum L. extract on alloxan-diabetic rabbithttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32437835/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  13. SIRT1 Activation by Equisetum arvense L. (Horsetail) Modulates Insulin Sensitivity in Streptozotocin Induced Diabetic Rats.https://www.mdpi.com/1420-3049/25/11/2541/htm

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  14. Evaluation of the Subchronic Toxicity of Dietary Administered Equisetum arvense in F344 Ratshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3234635/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  15. Possible Drug-Herb Interaction between Herbal Supplement Containing Horsetail ( Equisetum arvense) and Antiretroviral Drugshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27903949/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

  16. Prenatal exposure of a girl with autism spectrum disorder to 'horsetail' (Equisetum arvense) herbal remedy and alcohol: a case reporthttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3077335/

    Ngày tham khảo: 08/06/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người