YouMed

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai và những điều cần biết

Bác sĩ NGUYỄN ĐOÀN TRỌNG NHÂN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Chuyên khoa: Đa khoa

Nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urinary Tract Infections (UTI). Tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang. Nguyên nhân thường do sự hiện diện vi khuẩn trong đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nhất là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 – 24. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ đề cập đến chủ đề nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. 

Nhiễm trùng tiểu là gì? 

Nhiễm trùng tiểu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng trong đường tiết niệu, có thể ở:

  • Thận.
  • Niệu quản.
  • Bàng quang.
  • Niệu đạo.
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn người bình thường. 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu. Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu thường gặp nhất là vi khuẩn Escherichia coli, hoặc liên cầu khuẩn nhóm B. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, nhưng tình trạng này sẽ đáng lo ngại hơn nếu là phụ nữ có thai. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non (sinh con quá sớm) và sinh con nhẹ cân.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu

Nội tiết tố

Khi mang thai, sẽ có những thay đổi nội tiết tố nhất định. Điều này gây ra những thay đổi cả trong đường tiết niệu và khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những thay đổi nội tiết tố cũng có thể dẫn đến trào ngược niệu quản. Là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng tiểu ngược dòng. Khi mang thai, nước tiểu chứa nhiều đường, protein và hormone hơn. Điều này cũng là nguy cơ khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.

Tử cung lớn

Khi có thai, tử cung ngày càng phì đại hơn và đè lên bàng quang. Điều này khiến bạn khó tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Nước tiểu còn sót lại có thể là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Khi hoạt động tình dục lúc mang thai, dương vật có thể khiến vi khuẩn gần ngã âm đạo vào gần niệu đạo hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai2.  

Yếu tố nguy cơ 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là: 

  • Phụ nữ bị tiểu đường có thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Phụ nữ có thai đã từng phát hiện có các dị tật đường tiểu.
  • Phụ nữ có tiền căn sinh non.
  • Phụ nữ mắc các bệnh lý hồng cầu. Ví dụ bệnh Hemoglobin S.
Tiểu đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu khi mang thai

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Tểu đau, tiểu buốt, tiểu rát. 
  • Tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt.
  • Tiểu máu.
  • Chuột rút, đau vùng bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ.
  • Hay phải thức giấc trong đêm để tiểu. 
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi.
  • Đau vùng bàng quang.
  • Khi vi khuẩn xâm nhập đến thận, bạn có thể có triệu chứng đau hông lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mang thai

Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán là tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.

Tầm soát nhiễm trùng tiểu cho phụ nữ mang thai

Các bác sĩ khuyến cáo nên cấy nước tiểu vào lần khám tiền thai đầu tiên1. Và lặp lại cấy nước tiểu trong tam cá nguyệt thứ ba. Một số tài liệu khuyến cáo nên cấy nước tiểu từ tuần thai thứ 12 – 16. Bằng cách tầm soát, sàng lọc và điều trị tích cực cho phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc viêm bể thận hàng năm trong thai kỳ3.

Tiêu chuẩn vàng để phát hiện vi khuẩn trong nước tiểu là cấy nước tiểu. Nhưng xét nghiệm này tốn kém và mất khoảng 24 – 48 giờ để có kết quả. Nên có thể sàng lọc nhanh bằng các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như que thử nitrit, phân tích nước tiểu và nhuộm Gram nước tiểu. Nên thường quy cấy nước để tầm soát nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai trong lần khám thai đầu hoặc khi phụ nữ đã mang thai lần thứ ba trở lên3.

Chữa nhiễm trùng tiểu khi mang thai

Điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai có thể chỉ định kháng sinh. Các nhóm kháng sinh có thể được chỉ định trị nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ là: 

  • Amoxicillin.
  • Ampicillin.
  • Cephalosporins.
  • Nitrofurantoin.
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole.

Tuy nhiên, tùy tam cá nguyệt của thai kỳ mà bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phù hợp. Vì một số loại kháng sinh có thể qua được nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào để tự điều trị. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai cần phải hết sức chú ý. 

Ảnh hưởng của nhiễm trùng tiểu đối với mẹ và bé

Đối với mẹ bầu

15 – 20% phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai phát triển thành viêm thận – bể thận. Và biến chứng nặng hơn có thể xảy ra là nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong máu và gây tổn thương cho nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

Một số ảnh hưởng khác đến thai phụ nếu không được điều trị UTI như:

Đối với trẻ

  • Tăng nguy cơ trẻ sanh non thiếu tháng, trẻ nhẹ cân.
  • Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.
nhiễm trùng nước tiểu khi mang thai có thể khiến trẻ bị sinh non
Nhiễm trùng nước tiểu khi mang thai có thể khiến trẻ bị sinh non

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu khi có thai

Phụ nữ đang mang thai và có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu nên đi khám ngay. Một số cách sau có thể giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa nhiễm trùng tiểu.

  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn sạch sẽ thường xuyên.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu và ít nhất 2 – 3 giờ/lần.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

Trên đây là bài viết của bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân về chủ đề nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Nhiễm trùng tiểu không phải hiện tượng hiếm gặp và một số phụ nữ có thể gặp phải khi mang thai. Khi phụ nữ phát hiện triệu chứng của nhiễm trùng tiểu khi có thai nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Việc can thiệp và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Urinary Tract Infection During Pregnancy: Symptoms & Preventionhttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/urinary-tract-infections-during-pregnancy/

    Ngày tham khảo: 02/12/2021

  2. Urinary Tract Infections (UTI) During Pregnancyhttps://www.webmd.com/women/guide/pregnancy-urinary-tract-infection
  3. Urinary Tract Infections During Pregnancyhttps://www.aafp.org/afp/2000/0201/p713.html

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người