YouMed

6 tác hại của mất ngủ ảnh hưởng lên cơ thể bạn

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Tình trạng mất ngủ kéo dài không được điều trị có thể gây ra những tác hại khó lường. Bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ đề cập đến 6 tác hại của mất ngủ phổ biến. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chủ đề này. 

Nguyên nhân mất ngủ

Trước khi tìm hiểu tác hại của mất ngủ, chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân mất ngủ. Có 6 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:1

  • Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc sử dụng trong điều trị, nhất là điều trị ung thư có thể có tác dụng phụ là mất ngủ.
  • Căng thẳng, lo lắng. Mất ngủ và lo lắng, căng thẳng có mối tương quan vơi nhau. Mất ngủ có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng. Ngược lại, căng thẳng cũng có thể làm tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Môi trường xung quanh không thích hợp. Chẳng hạn như nhiệt độ, ánh sáng xanh, tiếng ồn… có thể khiến bạn mất ngủ.
  • Rối loạn nội tiết tố. Mất ngủ khi mang thai là loại mất ngủ phổ biến nhất do nguyên nhân này.
  • Lạm dụng chất gây nghiện. Rượu bia, hút thuốc lá có thể là nguyên nhân về vấn đề giấc ngủ.
Lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ
Lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ

Tác hại của mất ngủ đến cơ thể

1. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Giấc ngủ vô cùng quan trọng để giữ cho hệ thần kinh hoạt động bình thường. Mất ngủ kinh niên có thể làm gián đoạn hệ thần kinh gửi và xử lý thông tin.

Trong khi ngủ, con đường hình thành giữa các tế bào thần kinh giúp bạn ghi nhớ thông tin đã tiếp nhận trong ngày. Tác hại của mất ngủ là ngăn chặn hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ này và gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy khó tập trung hơn khi học tập, làm việc.

Mất ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực tinh thần và trạng thái cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy mất kiên nhẫn hơn hoặc tâm trạng dễ bị thay đổi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và sự sáng tạo.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể thấy xuất hiện triệu chứng ảo giác. Một tác hại của mất ngủ khác đó là làm hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực. Các rủi ro tâm lý khác bao gồm:

  • Có hành vi bốc đồng.
  • Lo lắng, phiền muộn.
  • Hoang tưởng.
  • Có ý nghĩ tự tử.

2. Tác hại của mất ngủ đến hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch tạo ra các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine khi cơ thể trong trạng thái ngủ. Các chất này có tác dụng giúp cơ thể chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus. Một số cytokine cũng có tác dụng giúp dễ ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Tình trạng mất ngủ kéo dài ức chế các hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Vì vậy, hệ miễn dịch sẽ dần suy yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Và bạn cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sức khỏe sau bệnh tật.

3. Hệ tiêu hóa

Thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ khác của thừa cân và béo phì. Giấc ngủ có ảnh hưởng đến nồng độ của hai hormone leptin và ghrelin. Đây là 2 hormone giúp kiểm soát cảm giác đói và no của cơ thể.

Hiểu đơn giản, leptin sẽ cho não của bạn biết rằng bạn đã ăn no. Ngược lại, ghrelin là một hormone kích thích sự thèm. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm leptin và tăng ghrelin. Vì vậy khiến bạn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Mất ngủ thường xuyên làm tăng hormone ghrelin khiến bạn thèm ăn
Mất ngủ thường xuyên làm tăng hormone ghrelin khiến bạn thèm ăn

4. Hệ hô hấp

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp diễn ra theo cả hai chiều. Rối loạn thở vào ban đêm được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA); có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Khi bạn thức suốt đêm, điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh hô hấp hiện có trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính .

5. Hệ nội tiết

Việc sản xuất hormone phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng giấc ngủ. Để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ ít nhất 3 giờ liên tục. Tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng hàng ngày, nhưng việc ngủ đủ giấc và tập thể dục cũng giúp giải phóng hormone tuyến yên. Tác hại của mất ngủ trên hệ nội tiết là ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone.

Sự gián đoạn này có ý nghĩa nhất trên hormone tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu kéo dài có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng, chậm phát triển chiều cao.

Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố nam và những thông tin bạn cần lưu ý

6. Tác hại của mất ngủ trên tim mạch

Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn.2 Điều này khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường. Do đó có tác động xấu tới tim mạch.

Phòng ngừa và điều trị mất ngủ

Phòng ngừa mất ngủ

Sau khi tìm hiểu các tác hại của mất ngủ, chúng ta cần biết cách để phòng ngừa. Việc phòng ngừa hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách xây dựng thói quen ngủ khoa học.

  • Cố định thời gian ngủ và thức dậy kể cả cuối tuần.
  • Kiểm tra thuốc đang sử dụng có chứa thành phần gây mất ngủ hay không.
  • Hạn chế ngủ vào buổi trưa, hoặc ngủ trưa không quá 2 tiếng. Và không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
  • Tránh sử dụng thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích khác trước ít nhất 8 giờ trước khi ngủ.
  • Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để không làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,…

Xem thêm: Liệu bạn đã biết cách thiền để ngủ ngon?

Đọc sách trước khi ngủ giúp thư giãn tinh thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn
Đọc sách trước khi ngủ giúp thư giãn tinh thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn

Điều trị

Trong trường hợp mất ngủ ít nghiêm trọng, xảy ra ngắn, bạn có thể điều trị tại nhà. Đối với chứng mất ngủ hoặc kéo dài (> 3 tuần) bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Việc điều trị bao gồm ít nhất một trong các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc.
  • Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT).
  • Châm cứu / Xoa bóp / Yoga.
  • Bổ sung melatonin.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được một số tác hại của mất ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó giúp chúng ta lấy lại năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mới; đồng thời tái tạo nghỉ ngơi và thư giãn. Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu, triệu chứng mất ngủ mà không thuyên giảm; bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Video chia sẻ các loại thuốc có thể dùng khi bị mất ngủ kéo dài:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Causes Insomnia?https://www.sleepfoundation.org/insomnia/what-causes-insomnia

    Ngày tham khảo: 10/11/2021

  2. 10 Negative Side Effects of Insomnia and Sleep Deprivation

    https://snoozeuniversity.com/insomnia-side-effects/

    Ngày tham khảo: 10/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người