5 điều quan trọng mà bạn cần biết về thiếu vitamin E
Nội dung bài viết
Vitamin E xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Thậm chí nó còn được thêm vào một số sản phẩm thực phẩm để giúp bạn tăng lượng tiêu thụ. Do đó, việc thiếu hụt vitamin E là rất hiếm, trừ khi bạn có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên, thiếu vitamin E cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thiếu hụt vitamin này.
Nguyên nhân thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E là một bệnh di truyền hiếm gặp, thường xảy ra trong các gia đình. Tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình có thể giúp chẩn đoán một số bệnh di truyền. Hai trong số các bệnh này, bệnh abetalipoproteinemia bẩm sinh và thiếu vitamin E di truyền, là bệnh mãn tính và dẫn đến lượng vitamin E cực thấp. Abetalipoproteinemia hay hội chứng Bassen-Kornzweig là một bệnh di truyền, trong đó người bệnh không thể hấp thụ đầy đủ chất béo từ chế độ ăn uống.
Thiếu vitamin E cũng là kết quả của các bệnh làm giảm nghiêm trọng sự hấp thụ chất béo. Điều này là do cơ thể không đủ chất béo để hấp thụ vitamin E. Các bệnh này bao gồm:
- Bệnh tụy mãn tính;
- Bệnh celiac (bệnh không dung nap gluten);
- Bệnh gan ứ mật;
- Bệnh xơ nang.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao thiếu vitamin E. Vì đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, có thể cản trở sự hấp thụ chất béo và vitamin E.
Thiếu vitamin E gây bệnh gì?
Hàm lượng vitamin E thấp trong cơ thể có thể dẫn đến:
- Yếu cơ: vitamin E rất cần thiết cho chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nó cũng là một chất chống oxy hóa chính của cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt vitamin E sẽ dẫn đến kích ứng oxy hóa, có thể dẫn đến yếu cơ.
- Khó khăn trong đi lại: sự thiếu hụt có thể khiến một số tế bào thần kinh nhất định, được gọi là tế bào thần kinh Purkinje bị phá vỡ, gây hại cho khả năng truyền tín hiệu của chúng. Điều này ảnh hưởng đến đi lại của bạn.
- Tê và ngứa ran: Tổn thương các sợi thần kinh có thể ngăn các dây thần kinh truyền tín hiệu một cách chính xác. Do đó dẫn đến những cảm giác tê và ngứa ran, còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
- Suy giảm thị lực: thiếu vitamin E làm suy yếu các thụ thể ánh sáng trong võng mạc và các tế bào khác trong mắt. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực theo thời gian.
- Các vấn đề về miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu vitamin E có thể ức chế các tế bào miễn dịch.
Yếu cơ và khó đi lại là các triệu chứng thần kinh cho thấy tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Hệ thống ngoại vi là mạng lưới các dây thần kinh nằm ngoài não và tủy sống. Các tế bào thần kinh này truyền thông điệp đi khắp cơ thể. Hệ thống thần kinh trung ương giúp liên lạc giữa não và tủy sống.
Điều trị thiếu vitamin E
Khi nghi ngờ thiếu vitamin E, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.Tự ý sử dụng các chất bổ sung có thể gây ra các biến chứng. Mặt khác, bạn nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin E.
Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong nhiều loại thực phẩm. Bao gồm:
- Các loại đậu và hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng và bơ đậu phộng;
- Các loại ngũ cốc;
- Dầu thực vật, đặc biệt là dầu ô liu và hướng dương;
- Các loại rau lá xanh;
- Trứng;
- Ngũ cốc;
- Quả kiwi;
- Quả xoài.
Mặc dù uống viên bổ sung là một cách phổ biến để bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống của bạn, nhưng bạn nên thận trọng khi dùng vitamin E ở dạng bổ sung. Các viên bổ sung khó xác định chất lượng của các thành phần. Ngay cả khi bạn mua một viên bổ sung từ một thương hiệu có uy tín, thì vẫn có khả năng nó ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.
Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
- Thuốc chống đông máu;
- Thuốc kháng tiểu cầu;
- Simvastatin (thuốc điều trị rối loạn lipid máu);
- Niacin;
- Thuốc hóa trị;
- Thuốc xạ trị
Các chất bổ sung có hàm lượng cao – không phải vitamin tổng hợp – có thể chứa nhiều vitamin E hơn bạn cần. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ và dẫn đến các biến chứng sau này.
Lượng vitamin E bạn cần mỗi ngày
Người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên cần 15 mg vitamin E mỗi ngày.
Trẻ em dưới 14 tuổi này cần một liều nhỏ hơn hàng ngày:
- Từ 1 đến 3 tuổi: 6 mg/ngày;
- Từ 4 đến 8 tuổi: 7 mg/ngày;
- Từ 9 đến 13 tuổi: 11 mg/ngày
Phụ nữ đang cho con bú nên uống 19 mg vitamin E mỗi ngày.
Bạn chỉ cần kết hợp một vài loại thực phẩm mỗi ngày sẽ giúp bạn đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết. Ví dụ:
- Một ounce hạt hướng dương (28g) chứa 7,4 mg vitamin E;
- Hai thìa cà phê bơ đậu phộng chứa 2,9 mg vitamin E;
- Một nửa chén rau chân vịt chứa 1,9 mg vitamin E.
Sử dụng nhiều vitamin E có an toàn không?
Một người không nên bổ sung quá nhiều vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E và K. Hàm lượng vitamin E quá cao có thể gây chảy máu bất thường, đau nhức cơ, tiêu chảy và nôn mửa. Chảy máu do quá liều vitamin E có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong sớm. Quá nhiều vitamin E cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và thuốc hóa trị.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các chất bổ sung và vitamin mà bạn đang dùng. Không nên vượt quá liều lượng khuyến cáo của viên bổ sung trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Thiếu vitamin E có thể dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng. Do đó hãy bổ sung vitamin E từ thực phẩm đúng cách để tăng cường sức khỏe của bạn nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
How to Identify and Treat a Vitamin E Deficiencyhttps://www.healthline.com/health/food-nutrition/vitamin-e-deficiency
Ngày tham khảo: 12/04/2021
-
What are the symptoms of low vitamin E?https://www.medicalnewstoday.com/articles/321800
Ngày tham khảo: 12/04/2021