Trẻ nổi mề đay, cần theo dõi như thế nào?
Nội dung bài viết
Nếu con bạn xuất hiện từng mảng da đỏ, nổi gồ lên trên bề mặt da (dân gian thường gọi là nổi mề đay), kèm theo ngứa có thể khiến trẻ khó chịu, đau đớn. Phát ban có thể bởi nhiều nguyên nhân. Có thể do trẻ tiếp xúc với một số loại thực vật (như cây thường xuân). Hoặc liên quan đến phản ứng dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm. Cả hai bệnh chàm và nổi mề đay đều liên quan đến dị ứng. Chúng được xem là những bệnh làm phát ban phổ biến nhất.
1. Triệu chứng
Các triệu chứng ở da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Chúng có thể kéo dài từ vài phút đến vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Phát ban có thể thay đổi hình dạng, lan ra những vùng xung quanh. Đôi khi chúng biến mất và xuất hiện trở lại trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài phát ban, trẻ thường kèm theo ngứa, đau bụng, buồn nôn hoặc khó thở nếu mức độ nặng.
Tình trạng này được gọi là nổi mề đay cấp tính nếu nó kéo dài không quá 6 tuần. Nổi mề đay được xem là mãn tính nếu nó xuất hiện hơn 6 tuần. Mề đay cấp tính là thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Có thể do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc nhiễm trùng. Phần lớn nguyên nhân gây nổi mề đay mãn tính là không rõ. Thông thường, các trường hợp nổi mề đay không đe dọa đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay nặng đến mức gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác làm trẻ khó thở đều cần được điều trị ngay lập tức.
>>>> Tham khảo thêm các loại thuốc dùng để trị chứng mề đay để lựa chọn sử dụng phù hợp với tình trạng của bé.
2. Nguyên nhân
Nổi mề đay xảy ra khi trẻ tiếp xúc với thứ gì đó khiến da của trẻ dễ nhạy cảm hoặc dị ứng. Một số tác nhân thường gặp như:
- Thực phẩm: đặc biệt là đậu phộng, trứng, các loại hạt và hải sản.
- Côn trùng đốt hoặc cắn.
- Truyền máu.
- Lông chó mèo nuôi trong nhà.
- Phấn hoa.
- Nhiễm vi khuẩn hay virus, bao gồm những đợt cảm lạnh thông thường, viêm gan…
- Những kích thích đến cơ thể như vận động gắng sức quá mức hay thời tiết quá lạnh/ nóng, phơi nắng…
- Thuốc kháng sinh, aspirin và ibuprofen …
- Xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả làm mềm vải, dầu gội …
Trong một số trường hợp, nguyên nhân tìm thấy có thể quá rõ ràng. Trẻ ăn đậu phộng hoặc tôm, sau đó bắt đầu nổi mề đay trong một thời gian ngắn. Các trường hợp khác đòi hỏi cần có sự chú ý đến tác nhân gây dị ứng cho trẻ của cả bạn và bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền căn dị ứng của trẻ và gia đình bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến những chất mà trẻ tiếp xúc ở nhà và tại trường học. Hoặc bất kỳ loại thuốc nào trẻ đã sử dụng gần đây.
3. Các phương pháp điều trị
3.1 Tránh các tác nhân gây phản ứng dị ứng
Nếu bạn biết được tác nhân khiến trẻ nổi mề đay, cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
- Không ăn thực phẩm nghi ngờ có thể khiến trẻ dị ứng.
- Tránh chà xát hoặc gãi vì nó khiến trẻ nổi mề đay nhiều hơn và nhiễm trùng. Tắm thường xuyên có thể làm giảm ngứa và sự khó chịu của con bạn. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát rộng rãi.
- Nhiệt độ: Nếu trẻ bị nổi mề đay khi tiếp xúc với không khí lạnh, không nên cho trẻ bơi trong nước lạnh. Nếu bạn cần đưa trẻ ra ngoài khi trời lạnh, hãy mặc quần áo ấm và sử dụng khăn choàng.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng bằng cách mặc áo khoác và thoa kem chống nắng.
- Thuốc: Thông báo cho Bác sĩ của con bạn ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ rằng một loại thuốc cụ thể có thể khiến trẻ phát ban.
3.2 Xét nghiệm tìm nguyên nhân nổi mề đay
Bạn nên đưa trẻ nến gặp Bác sĩ để tìm những yếu tố có thể gây nổi mề đay cho con bạn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ cần được hỗ trợ giảm các triệu chứng với thuốc đặc hiệu. Nếu tình trạng dị ứng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hơn 1 tháng, Bác sĩ có thể làm xét nghiệm tìm những tác nhân gây ra phản ứng da của trẻ. Một khi tác nhân được xác định, trẻ có thể được khuyên nên tránh thực phẩm và sản phẩm làm từ nó. Do khả năng bị sốc phản vệ, một số thử nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Vì nó có thể gây phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng của trẻ.
>>>> Ngoài ra, nổi mề đay còn là một trong những biểu hiện của Viêm da dị ứng, hãy cùng tìm hiểu cách điều trị chi tiết hơn tại đây nhé.
3.3 Thuốc kháng histamine
Đây là thuốc giúp trẻ giảm ngứa và giảm phát ban. Nó ngăn chặn tác động của histamine. Đó là một chất hóa học được sản xuất khi cơ thể tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Thuốc kháng histamine hiện nay có hiệu quả tác dụng kéo dài. Trẻ chỉ cần uống một lần trong ngày và có ít tác dụng phụ. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp hai hoặc ba loại thuốc kháng histamine để giảm bớt các triệu chứng.
>>>> Xem thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng nổi mề đay ở trẻ.
4. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Ngoài việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ, bạn cũng nên theo dõi sát những dấu hiệu sau để kịp thời đưa trẻ đi khám:
- Trẻ có biểu hiện khó thở như thở mệt, thở nhanh, tím tái.
- Trẻ than đau bụng, buồn nôn hoặc nôn nhiều lần, tiêu lỏng.
- Khàn tiếng hoặc khóc không ra tiếng ở trẻ nhỏ.
- Trẻ có vẻ lừ đừ, mệt mỏi hoặc bứt rứt, quấy khóc liên tục.
- Trẻ lớn có thể than nhức đầu hay tức ngực.
Nổi mề đay kèm theo ngứa có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Nổi mề đay cấp tính có thể kéo dài đến 6 tuần. Cách điều trị tốt nhất là tìm hiều và tránh các tác nhân có thể gây dị ứng cho con bạn.
- Trẻ có biểu hiện khó thở như thở mệt, thở nhanh, tím tái.
- Trẻ than đau bụng, buồn nôn hoặc nôn nhiều lần, tiêu lỏng.
- Khàn tiếng hoặc khóc không ra tiếng ở trẻ nhỏ.
- Trẻ có vẻ lừ đừ, mệt mỏi hoặc bứt rứt, quấy khóc liên tục.
- Trẻ lớn có thể than nhức đầu hay tức ngực.
Nổi mề đay kèm theo ngứa có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Nổi mề đay cấp tính có thể kéo dài đến 6 tuần. Cách điều trị tốt nhất là tìm hiều và tránh các tác nhân có thể gây dị ứng cho con bạn.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
https://acaai.org/allergies/types-allergies/hives-urticaria
https://acaai.org/allergies/types-allergies/hives-urticaria
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn%3AANd9GcSz9Iy58BXk085ttXNTBhxicb4CBuRWAVBc0eRjUkxIfy1l5X_M
https://assets.aboutkidshealth.ca/akhassets/Hives_2_MEDIMG_PHO_EN.jpg?renditionid=21
https://previews.123rf.com/images/shangarey/shangarey1711/shangarey171100022/90701528-a-child-taking-a-bath-with-foam.jpg