YouMed

Trị tiểu đêm nhiều lần như thế nào để mang lại hiệu quả cao?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Rối loạn đi tiểu đang là một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Rối loạn đi tiểu có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là tiểu đêm. Tình trạng này có thể làm suy giảm sức khỏe của người bệnh nếu kéo dài, để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu xem tiểu đêm là gì và các cách trị tiểu đêm nhé!

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên tình trạng này thường gặp nhất ở người già.

Tiểu đêm được định nghĩa là tình trạng đi tiểu nhiều hơn một lần vào đêm lúc đang ngủ. Và xảy ra liên tiếp trong một khoảng thời gian kéo dài. Vì vậy, tình trạng này khiến cho giấc ngủ của bệnh nhân bị gián đoạn.

Tiểu đêm có thể là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh lý. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến hệ thống thận và bàng quang. Vì vậy, nếu có tình trạng tiểu đêm kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn phản ánh một vấn đề sức khoẻ nào đó của người bệnh
Tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn phản ánh một vấn đề sức khoẻ nào đó của người bệnh

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tiểu đêm là do sự rối loạn hệ thống điều hòa phản xạ đi tiểu. Bình thường phản xạ đi tiểu sẽ xảy ra khi bàng quang căng tức. Tuy nhiên, phản xạ đi tiểu còn được điều hòa bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thần kinh.

Ở người khỏe mạnh, phản xạ đi tiểu thường bị ức chế vào ban đêm. Điều này giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và tránh thay đổi các nhịp độ sinh học của cơ thể. Nếu xảy ra các bất thường ở hệ thống này, có thể gây ra tình trạng tiểu đêm.

Xem thêm: Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần bạn cần biết để phòng tránh

Chẩn đoán chứng tiểu đêm như thế nào?

Để thuận lợi cho việc điều trị tiểu đêm. Trước hết bác sĩ cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Thông qua việc khai thác bệnh sử, bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm urê máu. Bác sĩ có thể đánh giá được khái quát chức năng thận thông qua việc định lượng nồng độ urê máu. Bởi urê máu tăng cao quá mức sẽ gợi ý cho việc suy giảm chức năng thận. Từ đó có thể gây ra tình trạng tiểu đêm.
  • Tổng phân tích nước tiểu. Người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện tổng phân tích nước tiểu 10 thông số. Thông qua việc này, các thành phần sinh hóa trong nước tiểu sẽ được đánh giá. Nhờ đó các phương pháp điều trị sẽ được đưa ra chính xác hơn.
  • Siêu âm thận. Xét nghiệm này nhằm đánh giá các bất thường trong cấu trúc và chức năng của thận. Qua đó giúp nhận biết chính xác nguyên nhân của tình trạng tiểu đêm của người bệnh.
  • Chụp Xquang hệ niệu có cản quang. Thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng và sự lưu thông của ống dẫn tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định đối với người đang bị bệnh suy thận, cũng như dị ứng với các loại thuốc cản quang.

Cách trị tiểu đêm

Hiện nay, người ta đã biết được rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Với mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ có cách trị tiểu đêm khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các phương pháp sau đây:

Thay đổi lối sống và sinh hoạt

Đây là phương pháp thường dùng nhất để trị tiểu đêm. Đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. Việc thay đổi lối sống và sinh hoạt ngoài việc cải thiện tình trạng tiểu đêm. Nó còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế thói quen uống nhiều nước, cà phê, rượu bia trước khi đi ngủ. Không uống nước sau 20 giờ và tránh sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc.
  • Bữa ăn nên hạn chế muối ăn và giảm ăn các loại thực phẩm lợi tiểu như quả mướp, bầu,… vào buổi cơm chiều.
  • Không sử dụng các loại trái cây chứa nhiều nước như dừa, thanh long, xoài,…
  • Nếu đang mắc các bệnh lý tim mạch có sử dụng thuốc lợi tiểu. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh các thành phần thuốc. Tránh tự ý giảm liều thuốc điều trị ở nhà. Việc này có thể để lại nhiều hậu quả không đáng có.

Xem thêm: Thuốc lợi tiểu Furosemid: Công dụng và những điều cần lưu ý

Uống nhiều nước trước giờ đi ngủ có thể gây ra tình trạng tiểu đêm
Uống nhiều nước trước giờ đi ngủ có thể gây ra tình trạng tiểu đêm

Thay đổi yếu tố tâm lý

Gần đây, người ta cũng đã tìm ra yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng tiểu đêm. Do đó, việc cải thiện tâm lý cũng là một cách trị tiểu đêm hiệu quả. Bệnh nhân nên:

  • Có một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Việc giữ một tâm lý thoải mái giúp người bệnh phần nào giảm được tình trạng mặc tiểu vào ban đêm.
  • Tạo thói quen đi tiểu đúng cách. Không nên thức quá khuya cũng như hạn chế tình trạng ăn đêm. Việc này giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng bệnh.

Cải thiện tâm lý không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng bệnh. Nó còn giúp bệnh nhân yên tâm và đạt được một tâm lý thoải mái.

Điều trị tiểu đêm bằng thuốc

Trong trường hợp tiểu đêm do các nguyên nhân bệnh lý. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc dùng cho việc điều trị. Các loại thuốc này thường rất khác nhau. Và chỉ điều trị chuyên biệt cho một loại bệnh lý cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự trị tiểu đêm tại nhà mà nên đến bệnh viện. Việc tự điều trị có thể dẫn đến suy thận, suy gan,… gây nhiều tác hại nguy hiểm.

Phòng ngừa chứng tiểu đêm

Tiểu đêm gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, việc phòng ngừa tình trạng này lại rất dễ dàng và mang lại nhiều hiệu quả. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên dùng các loại thực phẩm ít muối, tránh uống nước quá nhiều vào ban đêm, luyện tập thể dục thường xuyên và sinh hoạt tình dục điều độ. Quan trọng nhất, bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kì thường xuyên để phát hiện kịp thời các loại bệnh lý nguy hiểm.

Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì và câu trả lời từ bác sĩ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các cách điều trị tiểu đêm. Một lưu ý quan trọng là trước khi điều trị cần xác định được chính xác tình trạng bệnh. Đa số người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống và sinh hoạt, cải thiện chế độ ăn và dinh dưỡng. Khi có các triệu chứng tiểu đêm kéo dài. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Excessive Urination at Nighthttps://www.healthline.com/health/urination-excessive-at-night

    Ngày tham khảo: 17/02/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người