YouMed

Túi tinh ở người: Cấu trúc và chức năng

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Túi tinh ở người là một bộ phận thuộc hệ sinh dục nam. Bộ phận này có cấu trúc và chức năng riêng biệt. Nó giữ phần lớn vai trò trong hoạt động sản xuất tinh dịch. Vậy thì túi tinh có cấu trúc ra sao? Chức năng như thế nào? Những bệnh lý thường gặp là gì? Bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho những thắc mắc này.

Túi tinh ở người là gì?

Túi tinh còn có tên gọi khác là tuyến sinh tinh. Đây là một cặp tuyến nằm trong khung chậu của nam giới. Chúng có chức năng sản xuất nhiều thành phần cấu tạo nên tinh dịch. Sau cùng, chúng cung cấp khoảng 70% tổng lượng tinh dịch.

Đặc điểm của túi tinh ở người

Mỗi túi tinh có dạng hình chóp, với chiều dài khoảng 5 cm. Đường kính của mỗi ống túi tinh là 3-4 cm và chúng có chiều dài 10 cm khi chưa cuộn. Các mặt trên của túi tinh được bao phủ bởi phúc mạc. Gốc của mỗi túi hướng lên trên cũng như hướng về phía sau.

Ở đầu dưới, mỗi túi thu hẹp lại để tạo thành một ống dẫn thẳng, thông với ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh vận chuyển tinh trùng. Khi ống túi tinh kết hợp với ống dẫn tinh sẽ tạo thành ống phóng tinh. Sau đó, ống dẫn này mở vào niệu đạo của tuyến tiền liệt tại một lỗ được gọi là ụ núi.

Túi tinh ở nam giới
Túi tinh ở nam giới

Vị trí của túi tinh

Mặt trước của mỗi túi tinh tiếp xúc với thành sau của bàng quang. Tuy nhiên, phía sau của mỗi túi được ngăn cách với trực tràng bởi thành trực tràng hoặc cân Denonvillier. Nằm dưới túi tinh là tuyến tiền liệt. Niệu quản nằm phía trước túi tinh. Nằm chính giữa của túi tinh là ống của ống dẫn tinh, trong khi các tĩnh mạch của đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến nằm bên cạnh chúng.

Cấu trúc của túi tinh

Một túi tinh riêng lẻ bao gồm một ống cuộn đơn trong đó có một số túi phân nhánh. Ống của túi tinh được tạo thành từ ba lớp khác nhau:

  • Các tế bào chuyên biệt có tác dụng sản xuất dịch túi tinh nằm ở lớp bên trong.
  • Mô cơ trơn nằm ở lớp giữa.
  • Lớp ngoài là lớp mô liên kết.

Một phần của túi tinh và ống dẫn tinh kết hợp với nhau để tạo thành ống phóng tinh, cuối cùng sẽ thoát vào phần tuyến tiền liệt của niệu đạo. Trong quá trình xuất tinh, lớp cơ trơn của túi tinh co bóp, giải phóng dịch túi tinh vào ống phóng tinh.

Cấu trúc giải phẫu của túi tinh
Cấu trúc giải phẫu của túi tinh

Mạch máu và thần kinh

Các động mạch cung cấp cho túi tinh là các nhánh của động mạch túi dưới và trực tràng giữa. Tất cả đều xuất phát từ động mạch chậu trong. Cung thần kinh phó giao cảm của túi tinh có nguồn gốc từ đám rối hạ vị. Nguồn cung cấp giao cảm là từ các dây thần kinh thắt lưng và hạ vị trên.

Mạch máu ở túi tinh
Mạch máu ở túi tinh

Mô học

Dưới mức độ phóng đại thấp, lòng ống xuất hiện hình tổ ong do lòng mạch không đều và có những túi thừa. Thành của túi tinh gồm ba lớp chính. Lớp ngoài bao gồm mô liên kết, trong khi lớp giữa bao gồm cơ trơn. Bên trong cũng có sự xuất hiện của một lớp niêm mạc.

Lớp cơ trơn ở giữa được sắp xếp thành hai lớp: một lớp dọc bên ngoài và một lớp tròn bên trong. Cả hai lớp này đều do hệ thần kinh giao cảm cung cấp. Lớp bên trong bao gồm biểu mô trụ giả phân tầng và cũng chứa các tế bào tiết. Các tế bào tiết này có các giọt lipid trong tế bào chất của chúng tạo ra một dạng bọt.

Các tế bào biểu mô có một số thay đổi về kích thước và hình dạng và thường có thể chứa các hạt lipofuscin màu nâu. Mặc dù túi tinh không lưu trữ tinh trùng, nhưng tinh trùng thường được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Đồng thời được cho là đi vào túi tinh do trào ngược qua ống dẫn tinh.

Xem thêm: Bìu tinh hoàn có những chức năng như thế nào?

Phôi học

Các túi tinh phát triển từ các ống dẫn tinh mạc hoặc Wolffian. Các ống dẫn này có nguồn gốc từ trung bì, lớp giữa của một trong ba lớp mầm sơ cấp trong phôi. Hai lớp còn lại là ngoại bì và nội bì. Túi tinh được hình thành từ sự chớm nở của ống dẫn lưu mạc xa ở tuổi thai khoảng 10-12 tuần.

Ống dẫn tinh mạc
Ống dẫn tinh mạc

Chức năng của túi tinh ở người

Chức năng của túi tinh là vừa sản xuất và lưu trữ chất dịch. Chất dịch ấy sau cùng sẽ trở thành tinh dịch. Chất lỏng này bao chiếm khoảng 70% thành phần tinh dịch. Nguồn đáng tin cậy của chất lỏng được tiết ra khi xuất tinh.

Chất dịch được tạo ra trong túi tinh cung cấp một môi trường rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường và tồn tại của tinh trùng. Các thành phần chính của chất dịch này là:

  • Fructose: Một loại đường cung cấp năng lượng cho tinh trùng
  • Dịch kiềm, giúp trung hòa tính axit của niệu đạo nam và âm đạo nữ.
  • Protein như semenogelin, tạo thành một lớp bảo vệ giống như gel xung quanh tinh trùng.
  • Phốt pho và kali, giúp tinh trùng di chuyển
  • Prostaglandin, hormone có vai trò làm giảm phản ứng miễn dịch của phụ nữ với tinh dịch.
Túi tinh góp phần lớn tạo ra tinh dịch
Túi tinh góp phần lớn tạo ra tinh dịch

Những bệnh lý có thể xảy ra ở túi tinh

Túi tinh ở người có thể mắc phải những bệnh lý sau đây:

1. Nhiễm trùng và áp xe túi tinh

Áp xe túi tinh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào túi tinh. Điều này có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Điều trị nhiễm trùng túi tinh là dùng thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp, một túi mủ, được gọi là áp xe, có thể xảy ra do tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp này, biện pháp điều trị thiết thực nhất là kháng sinh kết hợp dẫn lưu ổ áp xe.

2. Nang túi tinh

Nang túi tinh thường không có triệu chứng, nghĩa là chúng không biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ rệt. Chúng có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. U nang túi tinh mắc phải có thể phát sinh từ những tình trạng như sẹo do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt trước đó. Tùy thuộc vào kích thước của nang túi tinh, phương pháp phẫu thuật nội soi có thể được thực hiện để loại bỏ nó.

Nang túi tinh
Nang túi tinh

3. Sỏi túi tinh

Sự hiện diện của sỏi trong túi tinh là rất hiếm. Chúng được cho là hình thành do tình trạng viêm hoặc bất thường về cấu trúc trong túi tinh. Sự trào ngược của nước tiểu trở lại ống phóng tinh cũng có thể dần đến hình thành sỏi. Sỏi túi tinh cần được loại bỏ. Đặc biệt khi có nhiều sỏi hoặc sỏi lớn. Điều này có thể được thực hiện thông qua một phẫu thuật nội soi hoặc nội soi.

Sỏi túi tinh gây đau bụng vùng hạ vị
Sỏi túi tinh gây đau bụng vùng hạ vị

4. Ung thư túi tinh

Ung thư xảy ra trong túi tinh là rất hiếm. Tính đến năm 2000, chỉ có 48 trường hợp được xác nhận. Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân phát sinh ung thư trong túi tinh.

Nhiều bệnh ung thư liên quan đến túi tinh xảy ra do sự xâm lấn vào túi tinh do một bệnh ung thư ác tính khác. Điển hình là ung thư tuyến tiền liệt. Sự gần gũi của túi tinh với tuyến tiền liệt làm cho sự xâm lấn này dễ xảy ra hơn.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện những triệu chứng sau đây, chúng ta nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau bụng ở vùng chậu hoặc đau ở dương vật
  • Có cảm giác đau hoặc khó chịu khi xuất tinh.
  • Xuất tinh ra máu.
  • Lượng tinh dịch khi xuất tinh ít hơn bình thường.
  • Rối loạn đi tiểu như: tiểu rắt, tiểu đau, tiểu máu, tiểu mủ,…

6. Những xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở túi tinh

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Các xét nghiệm điển hình nhất bao gồm:

  • Soi tươi tinh dịch để phát hiện xác bạch cầu.
  • Nuôi cấy tinh dịch có thể phát hiện được vi khuẩn gây viêm nhiễm túi tinh.
  • Siêu âm túi tinh thông qua đầu dò trực tràng. Hoặc siêu âm bụng với bàng quang căng đầy nước tiểu. Cả hai phương pháp này giúp khảo sát dễ dàng hình ảnh của túi tinh.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ có thể được thực hiện với một mẫu tinh dịch. Mức độ Fructose trong tinh dịch là thước đo chức năng của túi tinh. Theo đó, mức độ Fructose thấp hoặc không có có thể cho thấy sự tắc nghẽn bên trong túi tinh.
Tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ

Những biện pháp để có một túi tinh khỏe mạnh

Vì túi tinh có vai trò chủ yếu trong chất lỏng có trong tinh dịch nên điều quan trọng là phải bảo vệ cho túi tinh khỏe mạnh. Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để có túi tinh tốt và gìn giữ sức khỏe sinh sản.

1. Hoạt động tình dục an toàn

Đảm bảo hoạt động tình dục an toàn với bất kỳ bạn tình mới nào. Bao cao su không chỉ ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm và sẹo đường tiết niệu sinh dục, bao gồm cả túi tinh.

Hoạt động tình dục an toàn
Hoạt động tình dục an toàn

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng hợp lý sao cho BMI nằm trong khoảng từ 18,5 đến 23. Chỉ số BMI của cơ thể cao hơn 23 có liên quan đến việc chậm di chuyển tinh trùng cũng như số lượng tinh trùng thấp hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý

3. Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Bạn nên duy trì chế độ ăn nhiều rau và trái cây. Bởi vì những thực phẩm này có chứa chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe của túi tinh và tinh trùng. Chúng ta nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Tránh các món đã qua chế biến. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng như chất đường.

4. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm cho tinh trùng của bạn ít di động hơn. Đồng thời cũng làm giảm số lượng tinh trùng của bạn. Việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá có thể khó nhưng hoàn toàn có thể. Bác sĩ có thể giúp chúng ta lập kế hoạch bỏ thuốc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

5. Đừng lơ là với các triệu chứng đáng lo ngại

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác lạ so với mọi ngày, bạn hãy nên đi khám ngay. Tốt nhất là chọn những cơ sở y tế có chuyên khoa Nam khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm. Sau cùng là đưa ra chẩn đoán xác định và có hướng điều trị cụ thể.

Nói tóm lại, túi tinh ở người có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành tinh dịch. Cũng như giữ vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, để bảo vệ chức năng sinh sản, các bạn nam nên bảo vệ sức khỏe của túi tinh. Cũng như đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường ở những vị trí liên quan đến túi tinh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. The Seminal Vesicles

    https://teachmeanatomy.info/pelvis/the-male-reproductive-system/seminal-vesicles/

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  2. Seminal vesicleshttps://www.kenhub.com/en/library/anatomy/seminal-vesicles

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  3. What Are Seminal Vesicles and What is Their Purpose?https://www.healthline.com/human-body-maps/seminal-vesicles/male

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  4. seminal vesiclehttps://www.britannica.com/science/seminal-vesicle

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  5. SandroLa Vignera, “The Seminal Vesicles: Endocrinological Aspects”, Encyclopedia of Reproduction (Second Edition), Volume 1, pp. 355-356.

  6. Anatomy, Abdomen and Pelvis, Seminal Vesiclehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499854/

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người