Xét nghiệm ALT phản ánh tình trạng chức năng gan và những lưu ý
Nội dung bài viết
Xét nghiệm ALT là một kiểm tra quan trọng để bác sĩ biết được chức năng gan của bạn. Ngoài ra, những ai từng là F0 cộng thêm các sức khỏe suy yếu cũng nên thực hiện xét nghiệm này. Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô (chuyên khoa: Tim – Thận – Khớp – Nội tiết) sẽ cung cấp các thông tin về xét nghiệm chức năng gan.
Xét nghiệm ALT là gì?
Xét nghiệm ALT là một xét nghiệm máu nhằm kiểm tra tổn thương gan và chức năng gan. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm này để đánh giá xem bệnh lý, thuốc hay các chấn thương có gây hại lá gan của bạn hay không.
Gan là một cơ quan là bộ phận cực kỳ quan trọng với các chức năng như:
- Sản sinh ra mật giúp tiêu hóa thức ăn.
- Đào thải chất cặn bã và chất độc ra khỏi hệ tuần hoàn.
- Tạo ra protein và cholesterol cho cơ thể hình thành, phát triển.
- Dự trữ vitamin và sắt.
Enzyme ALT – viết tắt của từ alanin amin transferase – có hàm lượng cao nhất trong gan. Ngoài ra nó cũng được tìm thấy trọng thận và một số cơ quan khác. Cơ thể sử dụng ALT để phân hủy thức ăn thành năng lượng. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì nồng độ ALT trong máu thấp ở mức cho phép. Nếu một ngày gan của bạn bị tổn thương, nó sẽ giải phóng nhiều ALT vào máu.
Đo nồng độ ALT trong máu giúp bác sĩ đánh giá hoạt động cũng như nguyên nhân gây ra bệnh trên gan. Bên cạnh đó, xét nghiệm ALT thường là một phần của quá trình tầm soát bệnh gan. Tuy nhiên, xét nghiệm ALT giúp đánh giá nồng độ chất này trong máu nhưng nó không thể cho biết mức độ tổn thương gan, xơ gan hay sẹo hóa. Do đó, xét nghiệm này không thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm ALT
Xét nghiệm ALT được sử dụng để xác định các tổn thương gan. Đặc biệt, khi bạn có những triệu chứng như: da vàng bất thường, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn, đau ở phần bụng phía trên bên phải (¼ bụng). Bên cạnh đó, xét nghiệm ALT cần thiết khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan.
- Nghiện rượu.
- Tiếp xúc với người bệnh viêm gan.
- Sử dụng một số loại thuốc gây hại gan.
- Mắc bệnh đái tháo đường.
Tổn thương trên gan thường gây ra sự gia tăng nồng độ ALT. Nhờ đó mà xét nghiệm ALT còn dùng để theo dõi sự tiến triển của bệnh gan (viêm gan, xơ gan). Ở một số trường hợp, bác sĩ dùng kết quả xét nghiệm để đưa ra kết luận có nên bắt đầu điều trị bệnh gan hay không. Cuối cùng, xét nghiệm sẽ góp phần đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
Hiện nay, những người từng bị mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ bị tổn thương gan. Trên thực tế, khoảng 15%-53% bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải vấn đề này. Tế bào gan bị ảnh hưởng là do virus SARS-CoV-2 tấn công trực tiếp và tác dụng phụ của thuốc. Các triệu chứng hậu COVID liên đến gan như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chán ăn. Do đó, nếu bạn đã từng là “nạn nhân của đại dịch” và kèm các triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện tầm soát sức khỏe và xét nghiệm ALT đánh giá chức năng gan.1
Quy trình xét nghiệm ALT
Trong hầu hết các lần xét nghiệm ALT, bạn không cần nhịn ăn uống. Đôi lúc bác sĩ sẽ đề nghị điều này nếu bạn cần làm thêm các bài kiểm tra khác. Bạn cũng cần báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ chất này và cần dừng một khoảng thời gian trước khi xét nghiệm.
Đến ngày làm xét nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ lấy một lượng máu từ tĩnh mạch cánh tay của bạn. Đầu tiên, họ buộc một dải băng quanh phần trên cánh tay để dễ xác định tĩnh mạch. Sau đó, vùng da đó sẽ được làm sạch bằng cồn y tế. Cuối cùng, họ dùng một kim tiêm để lấy máu và cho chúng vào ống. Mẫu máu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích.
Kết quả xét nghiệm ALT
Thông thường, kết quả xét nghiệm ALT sẽ có sau 1 đến vài ngày. Mức ALT bình thường dao động từ 7 đến 56 đơn vị mỗi lít máu (U/L).2 Ở nam giới thì lượng enzym này cao hơn. Khi nồng độ ALT vượt quá ngưỡng tối đa, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề sau:
Mức độ tăng ALT |
Những vấn đề có thể mắc phải liên quan đến chức năng gan |
Tăng ít |
|
Tăng vừa phải |
|
Tăng nhiều |
|
Hầu hết những người có mức ALT thấp hơn bình thường đều có lá gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nồng độ ALT quá thấp, người đó có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong sau một thời gian dài. Bác sĩ sẽ theo dõi và cho bạn các lời khuyên phù hợp nhất.3
Những lưu ý khi xét nghiệm ALT
Xét nghiệm ALT đơn giản và không để lại các rủi ro nguy hiểm. Đôi khi bạn có thể bị bầm tím tại vị trí kim tiêm đâm vào lấy máu. Trong một số trường hợp rất hiếm, các biến chứng sau xuất hiện trong hoặc sau khi xét nghiệm ALT:
- Nơi kim tiêm lấy máu chảy máu quá nhiều.
- Tích tụ máu dưới da.
- Nhiễm trùng tại chỗ lấy máu.
- Một số người bị choáng váng hoặc ngất xỉu khi nhìn thấy máu.
Xét nghiệm ALT đánh giá chức năng gan ở đâu?
Xét nghiệm ALT dễ dàng thực hiện và có thể thực hiện ở hầu hết các bệnh viện và phòng khám. Bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhà hoặc bệnh viện lớn để kiểm tra sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các bệnh viện lớn để khám sức khỏe tổng quát sau:
- Bệnh viện 108: Địa chỉ ở số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ tại Số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ ở tòa nhà A5, số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Chợ Rẫy ở địa chỉ 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện nhân dân 115 có địa chỉ 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định ở số 1, đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh có địa chỉ: 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Xét nghiệm ALT giúp phát hiện các tổn thương gan khi bạn có các triệu chứng bất thường hoặc đã từng mắc COVID-19. Vì vậy, đây cũng là xét nghiệm quan trọng thuộc gói khám hậu COVID chuyên sâu. Khi nghi ngờ bạn có các triệu chứng liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về xét nghiệm ALT cũng như ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng như trên, hãy đến bệnh viện để tầm soát sức khỏe và thực hiện xét nghiệm ALT. Nếu có thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Impact of COVID-19 on liverhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34621856/
Ngày tham khảo: 29/04/2022
-
Alanine Transaminase (ALT)https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/22028-alanine-transaminase-alt#:~:text=The%20normal%20range%20for%20alanine,people%20assigned%20female%20at%20birth.
Ngày tham khảo: 29/04/2022
-
Low ALT Levels Independently Associated with 22-Year All-Cause Mortality Among Coronary Heart Disease Patientshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26245731/
Ngày tham khảo: 29/04/2022