YouMed

Xét nghiệm T3 trong theo dõi chức năng tuyến giáp

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Xét nghiệm T3 trong theo dõi chức năng tuyến giáp là một thủ thuật y tế không quá phức tạp. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để xác định bạn đang bị cường giáp, suy giáp hay vấn đề khác. Ngoài ra, xét nghiệm T3 thường được kết hợp với những kiểm tra khác để đảm bảo sự chính xác. Bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ giúp bạn biết rõ hơn về xét nghiệm T3. 

T3 là gì?

T3 hay còn gọi với tên Triiodothyronine, đây là một hormone do tuyến giáp sản xuất. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ, nó có khả năng sản sinh ra nhiều loại hormone để điều chỉnh vấn đề dự trữ và sử dụng năng lượng của cơ thể. Hormone chính mà tuyến giáp tạo ra là thyroxine (T4). Sau đó, các tế bào trong cơ thể sẽ chuyển T4 thành T3.1 

Xem thêm: Bạn đã biết gì về Hormone tuyến giáp chưa?

xét nghiệm T3
Tuyến giáp nằm ở cổ và điều phối nhiều hoạt động của cơ thể

T3 cùng với T4 sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm: các hoạt động liên quan đến nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, trao đổi chất và trọng lượng. Có hai loại T3 trong máu:1

  • T3 cố định: Dạng T3 này phong phú nhất. Chúng được gắn vào các protein giúp lưu thông hormone quanh cơ thể. 
  • T3 tự do: Loại T3 này không liên kết với protein và di chuyển xung quanh chính nó. Dạng này ít hơn T3 cố định nhưng lại tượng trưng cho hoạt động của hormone. 

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm T3

Bằng cách đo nồng độ T3 trong máu, bác sĩ có thể xác định được bạn có đang mắc các vấn đề ở tuyến giáp hay không.2

Bất kỳ ai có dấu hiệu nghi ngờ gặp các vấn đề liên quan đến tuyến giáp đều cần thực hiện xét nghiệm T3. Các bệnh trên tuyến giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng như:1 

  • Đổ mồ hôi.
  • Đầu óc không yên.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ môi trường.
  • Mệt mỏi.
  • Cáu gắt.
  • Tâm trạng lâng lâng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó ngủ
  • Mắt lồi hoặc bị kích thích.
  • Rụng tóc.
  • Nhịp tim không đều, đặc biệt là nhịp tim chậm.
  • Hụt hơi.
  • Lượng đường trong máu cao.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. 
  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.
xét nghiệm T3
Rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra nhiều triệu chứng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm T3 cho những ai có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp như: mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu ác tính, suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc bệnh Addison, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp,… Bên cạnh đó, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.1

Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thêm nồng độ T4 hoặc TSH cùng với xét nghiệm T3. TSH là hormon kích thích tuyến giáp của bạn sản xuất T3 và T4. Kiểm tra mức độ của một trong hai hoặc cả hai loại hormon giúp đưa ra bức tranh toàn cảnh hơn về những vấn đề xung quanh tuyến giáp.2

Quy trình xét nghiệm T3

Quy trình xét nghiệm T3 đơn giản như các xét nghiệm máu khác. Nhân viên y tế sẽ lấy máu trên tĩnh mạch cánh tay của bạn thông qua các việc như:1

  • Sát trùng bằng cồn y tế tại vị trí lấy cần lấy máu.
  • Dùng miếng băng để buộc một vị trí gần nơi lấy máu. Việc này giúp xác định tĩnh mạch dễ dàng hơn.
  • Kim tiêm chuyên dụng sẽ được đưa vào tĩnh mạch để “hút” máu với lượng phù hợp.
  • Máu được đưa vào ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích nồng độ T3. 
xét nghiệm T3
Xét nghiệm T3 thông qua việc lấy máu và gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm

Kết quả xét nghiệm T3

Kết quả xét nghiệm T3 thường được quan sát trên cả hai loại T3 trong máu. Quá nhiều hoặc quá ít hoạt chất này cho thấy sự bất ổn của tuyến giáp. Lượng T3 được tính bằng nanogram trên decilit (ng/dl) máu. Sau đây là thông tin về mức độ T3 bình thường:1

  • Tổng T3: 75 ng/dl đến 195 ng/dl.
  • T3 tự do: 0,2 ng/dl đến 0,5 ng/dl.

Nồng độ T3 tăng cao hoặc giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân do bệnh lý về tuyến giáp hoặc không. 

Nồng độ T3 tăng

Những nguyên nhân làm tăng nồng độ T3 không phải do bệnh lý như: mang thai, người cao tuổi. Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến kết quả xét nghiệm T3 tăng cao như: cường giáp (phổ biến nhất), nhiễm độc giáp (do dư thừa hormone tuần hoàn), dấu hiệu của ung thư tuyến giáp (nhưng bệnh này không thường gây ra mức T3 bất thường).1

Trong 70% trường hợp, cường giáp là do bệnh Graves – một tình trạng tự miễn dịch gây sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Ngoài ra, các nốt và cục u phát triển trên tuyến giáp cũng gây ra cường giáp. Đây chính là căn bệnh bướu cổ nốt độc.1 3

xét nghiệm T3
Bệnh cường giáp là nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ T3 tăng cao

Nồng độ T3 giảm

Kết quả xét nghiệm T3 thấp cho thấy tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp. Đôi khi, T3 thấp còn do cơ thể đang đói.1 Điều này cũng chỉ ra rằng bạn đã mắc bệnh lâu dài vì nồng độ T3 có thể giảm khi cơ thể đau ốm và suy nhược.

Đây chính là lý do các bác sĩ cần phối hợp xét nghiệm T3 với T4 và TSH để tránh đưa ra kết luận không chính xác.2

Những lưu ý về xét nghiệm T3

Việc xét nghiệm T3 không đòi hỏi bạn phải nhịn ăn uống hay chuẩn bị nhiều. Quan trọng nhất chính là việc thông báo với bác sĩ các thuốc mà bạn đang dùng. Một số thuốc là ảnh hưởng đến nồng độ T3 như: thuốc liên quan đến tuyến giáp), steroid, thuốc tránh thai hoặc thuốc trên nội tiết tố như: androgen, estrogen,2

Xét nghiệm T3 không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể cảm thấy hơi đau nhói hoặc bầm tím nhẹ tại vị trí lấy máu. Một số người có thể thấy lâng lâng trong hoặc sau khi làm thủ thuật xét nghiệm.

Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu? Liên hệ ngay với dược sĩ YouMed để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

Xét nghiệm T3 ở đâu

Xét nghiệm T3 được thực hiện tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Đây là một thủ thuật y tế đơn giản và cơ bản. Bạn có thể đến các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm gần nhà để tiến hành xét nghiệm. Sau đây là địa chỉ của các bệnh viện uy tín và lớn nhất cả nước mà bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược Hồ Chí Minh: 215 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Chợ rẫy: 201B, Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện quân y 7A: 466, Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78,Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: 1B, Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

YouMed hiện đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm và gói khám chăm sóc sức khỏe cho nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Chúng tôi luôn nổ lực mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng với:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, tư vấn tận tâm.
  • Công nghệ xét nghiệm tiên tiến với trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
  • Quy trình xét nghiệm an toàn, nhanh chóng và chuẩn xác.
  • Chi phí hợp lý, báo giá rõ ràng.
  • Không gian thân thiện, phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II.

Liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất:

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về xét nghiệm T3. Hãy đến bệnh viện kiểm tra nồng độ T3 nói riêng và các hormone tuyên giáp khác nói chung nếu bạn có các triệu chứng tuyến giáp hoạt động không tốt. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ đảm bảo kết quả điều trị khả quan hơn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What to know about T3 levelshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/t3-levels

    Ngày tham khảo: 19/05/2022

  2. What Is a T3 Test?https://www.healthline.com/health/t3

    Ngày tham khảo: 19/05/2022

  3. All about Graves' diseasehttps://www.medicalnewstoday.com/articles/170005

    Ngày tham khảo: 19/05/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người