Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ như thế nào?
Nội dung bài viết
Trĩ hay còn gọi là bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở phần dưới của hậu môn và trực tràng bị sưng phồng. Khi bị kéo căng thành của các mạch này, chúng sẽ bị kích thích. Bệnh trĩ mặc dù có thể gây khó chịu và đau đớn, nhưng có thể dễ dàng điều trị và rất dễ phòng ngừa. Vì bệnh trĩ thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian; các bác sĩ khuyên rằng nên được điều trị ngay khi chúng mới xuất hiện. Mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền tìm hiểu thêm về phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh trĩ
Triệu chứng
Trước khi tìm hiểu về cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ bao gồm:
- Chảy máu không đau.
- Ngứa hậu môn hoặc kích ứng.
- Ở vùng hậu môn khó chịu, đau hậu môn hoặc nhức.
- Sưng tấy ở vùng hậu môn.
- Rò rỉ phân.
Các triệu chứng có thể khó chịu hoặc đáng báo động, nhưng chúng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.1
Phân loại
Búi trĩ có thể ở trong hoặc ngoài. Vì vậy, bệnh trĩ thường được chia thành hai loại bao gồm bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội
Búi trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng và không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Chúng thường không đau. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ nội là chảy máu trực tràng.
Đôi khi, việc khó khăn trong tống phân ra ngoài có thể đẩy búi trĩ bên trong để nó nhô ra ngoài qua hậu môn. Đây được gọi là bệnh trĩ lồi ra hoặc sa ra ngoài và có thể gây nhiều đau đớn.1
Bệnh trĩ ngoại
Búi trĩ ngoại nằm ngay dưới da xung quanh hậu môn; do đó có thể phát hiện được. Vì đây là một bộ phận của cơ thể có nhiều dây thần kinh nhạy cảm hơn nên búi trĩ thường gây đau hơn. Việc rặn khi đi đại tiện có thể khiến người bệnh bị chảy máu.
Vì sao bấm huyệt có thể chữa bệnh trĩ?
Từ 2000 năm nay, trong Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi rằng nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là do cân mạch bị giãn rộng. Phát sinh ra bệnh trĩ không đơn giãn chỉ là do bệnh lý tại chỗ; mà còn do cơ thể âm dương khí huyết mất điều hòa; bên ngoài do lục dâm (các yếu tố tà khí như Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa); bên trong do thất tình (các yếu tố hỷ – vui, bi – buồn, nộ – giận, ưu – lo, khủng – sợ, kinh – khiếp, tư – nghĩ).2
Bấm huyệt chữa bệnh trĩ tác động vào một số huyệt cụ thể trên các đường kinh mang năng lượng; thông qua đó tái lập lại trạng thái cân bằng năng lượng; cân bằng âm dương trong cơ thể. Việc kích thích vào huyệt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh trĩ.3
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bạn nên biết
Bấm huyệt chữa bệnh trĩ có hiệu quả?
Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu về tác dụng bấm huyệt chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên theo các giải thích về cơ chế tác dụng ghi nhận trong các sách giảng dạy; thì bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ; thông qua việc kích thích vào các huyệt đạo.3
Cách bấm huyệt điều trị bệnh trĩ
Dưới đây là một số huyệt đạo bạn có thể thực hiện bấm huyệt bất cứ khi nào rảnh rỗi:
1. Huyệt UB57 – Thừa sơn (Bàng quang)
Vị trí: Trên đường giữa sau của cẳng chân, ngay dưới bụng của cơ ức đòn chũm.
Cách thực hiện: Dùng lực ấn mạnh lên huyệt UB57 và giữ trong vài giây. Kích thích điểm UB57 hai lần một ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.
Lợi ích của UB57: Khi bạn tác động lực lên điểm UB57; nó sẽ giúp giảm đau do trĩ, chuột rút ở chân, bệnh giãn tĩnh mạch, táo bón, cơ bắp chân chảy xệ, đau chân, đau lưng và lưu thông máu kém ở chân.
2. Huyệt UB60 – Côn lôn (Bàng quang)
Vị trí: Ở bàn chân phía sau ngoài, ở chỗ lõm giữa gân gót và mắt cá ngoài.
Cách thực hiện: Dùng lực ấn mạnh lên huyệt UB60 và giữ trong vài giây.
Lợi ích của UB60: Giảm đau lưng, đau dây thần kinh toạ, tê liệt; đau đầu, đau cứng cổ, mờ mắt, đau gót chân, và động kinh.
3. Bấm huyệt SP6 – Tam Âm giao (Kinh tỳ)
Vị trí: Ở mặt trong của cẳng chân, cách xương mắt cá trong bốn ngón tay lên phía trên.
Cách thực hiện: Dùng một lực tương đối nặng lên điểm SP6 và giữ nó trong một phút. Sau đó lặp lại quá trình tương tự với chân còn lại.
Công dụng: Bấm huyệt SP6 thường xuyên sẽ làm thuyên giảm các chứng trĩ hoặc trĩ kèm theo kinh nguyệt không đều; phân lỏng, rối loạn suy giảm miễn dịch, giãn tĩnh mạch, mất ngủ và nhiều bệnh khác như:
- Tình trạng tè dầm.
- Đầy bụng, ăn không tiêu.
- Chảy máu tử cung.
- Suy nhược lâm sàng, mệt mỏi mãn tính.
- Bệnh liệt dương, tinh trùng ít, vô sinh nam và nữ.
- Điều hòa chức năng nội tiết tố.
- Giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ.
- Đau cơ quan sinh dục ngoài, sùi mào gà.
- Mất ngủ, cơn bốc hỏa, chân tay lạnh.
- Tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị ở bệnh nhân ung thư.
4. Bấm huyệt SP8 – Địa cơ (Kinh tỳ)
Vị trí: SP8 nằm dưới khớp gối khoảng 5 ngón tay ở mặt trong của cẳng chân.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái và giữ nhẹ điểm SP8, để yên sau một phút. Thực hiện tương tự với chân còn lại.
Công dụng: Bấm huyệt SP8 thường xuyên để giảm và điều trị các chứng:
- Tè dầm.
- Chán ăn, nôn mửa do thần kinh, chướng bụng, bệnh kiết lỵ.
- Chảy máu tử cung nặng, co thắt tử cung nặng, xuất huyết sau sinh.
- Liệt dương.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Phù nề, tiểu khó.
- Tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị.
5. Huyệt LU9 – Thái Uyên (Kinh Phế)
Vị trí: Nằm ở phía ngón cái của nếp gấp cổ tay. Bắt được vị trí động mạch thì huyệt nằm ở đó.
Cách thực hiện: Dùng ngón cái ấn mạnh lên điểm LU9 ở cổ tay trái và sau đó ngược lại.
Tác dụng: Thường xuyên xoa bóp huyệt LU9 trên cả hai cổ tay để có kết quả tốt hơn trong điều trị bệnh trĩ; cũng như tình trạng khác như:
- Nhức đầu, đau nửa đầu.
- Liệt mặt, đau răng.
- Lưu thông tuần hoàn kém và rối loạn máu.
- Xơ cứng động mạch, cứng cổ.
- Ho, hen suyễn, đau họng.
- Đau cổ tay.
6. Điểm LI2 – Nhị Gian (Đại trường)
Vị trí: Ở mặt ngoài của ngón trỏ, ở đầu xa của khớp xương đốt bàn.
Cách thực hiện: Ấn nhẹ huyệt LI2 trong một phút, sau đó ấn tương tự lên tay khác.
Lợi ích đối với: Lặp lại quá trình bấm huyệt LI2 nhiều lần để giảm bớt bệnh trĩ; đau bụng dưới, chảy máu cam, mờ mắt, đau họng, đau răng, và tè dầm.
Uống đủ nước ấm sau khi massage, nó sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể.4
Chỉ định, chống chỉ định
Sử dụng các huyệt trên khi bạn bị trĩ. Tốt hơn hết các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền; để được thăm khám hướng dẫn trực tiếp một cách cụ thể.
Bấm huyệt chữa bệnh trĩ là một loại phương pháp điều trị không xâm nhập; hầu như khá là an toàn. Tuy nhiên không nên tiến hành dây ấn nếu như các bạn đang gặp vấn đề chấn thương ở những vị trí huyệt; vấn đề có thể trầm trọng hơn.
Quy trình điều trị trong bao lâu?
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, thăm khám từ bác sĩ mà có phác đồ châm cứu hay bấm huyệt cụ thể, thời gian và lựa chọn huyệt. Các bạn hãy đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên ngành tư vấn.
Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh trĩ ở bệnh viện Y học cổ truyền
Lưu ý, kiêng kỵ khi bấm huyệt
Việc thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ khá là dễ dàng. Mọi người có thể nhờ một người khác thực hiện việc này hoặc tự mình thao tác.
Lưu ý là lực bấm các huyệt chữa bệnh trĩ phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; gây dễ chịu cho người được bấm huyệt.
Đang mắc các bệnh lý da liễu; ở những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt; thì không nên tác động. Ví dụ như tổn thương nổi mụn nước; viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt thì không nên thao tác bấm huyệt.
Những phương pháp đông y khác điều trị bệnh trĩ
Ngoài ra trong đông y còn có các phương pháp khác để trị trĩ như nhĩ châm, dùng thuốc sắc; châm cứu…Tùy theo những vấn đề trên bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra một phương pháp điều trị; liệu trình điều trị phù hợp.
Trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên thông qua bài viết này. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền; thì bạn hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What to know about hemorrhoidshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/73938
Ngày tham khảo: 15/11/2021
- Giáo trình Ngoại bệnh lý, khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược Huế.
- Giáo trình Châm cứu học, khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược Huế.
-
Acupressure Points For Piles
https://www.pristyncare.com/blog/acupressure-points-for-piles-pc0113/
Ngày tham khảo: 15/11/2021